Chinese and English | Vietnamese

MỘT TRONG NĂM CÁNH HOA
Giới thiệu về Sư Cô Hằng Trì
(*)

Trích dịch từ Vajra Bodhi Sea, May 2000


Vào mùa xuân năm 1968, cô Hằng Trì, lúc đó còn là một cư sĩ tại gia, cô cùng một nhóm sinh viên của trường đại học Washington đến vùng Phố Tàu của thành phố Cựu Kim Sơn để dự một khoá thiền dài một tuần. Đó là lần đầu tiên cô được tiếp xúc về Phật Giáo và cũng là lần đầu tiên cô được gặp Hòa Thượng, trong lúc ngài hướng dẫn khóa tu học và thuyết giảng nhiều bài khai thị.

Trong một buổi vấn đáp, khi Hòa Thượng mời những người tham dự phát biểu cảm nghĩ của họ về khóa tu, cô Hằng Trì thú nhận rằng cô đã tự thấy mình luôn luôn ở trạng thái “mong đợi tiếng chuông” để chấm dứt giờ thiền.

Tuy vậy, cô đã trở lại để dự khóa Giảng Kinh và Tu Tập vào mùa hè năm 1968, chủ đề là lời dẫn giải của Hòa Thượng về Kinh Lăng Nghiêm và nhiều giờ tu thiền mỗi ngày. Cô đã có cảm nhận đặc biệt về lời phân tích của 6 căn trong Kinh đó. Phật Thích Ca nói: “Điều trói buộc chúng sanh trong sự sanh tử chỉ do 6 căn – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý”.  Đức Phật còn giải thích rằng mặc dù 6 căn đó có trách nhiệm về cảnh ngộ của chúng ta, chúng ta không nên ghét bỏ chúng hoặc tìm cách phá hủy chúng.  Mặc dù những căn nầy hành động như những kẻ cắp, chúng ta không nên đối xử tệ với chúng, bởi vì một khi chúng thay đổi, chúng sẽ trở nên rất hữu ích.  Đức Phật kết luận: “Chúng ta chỉ cần không theo đuổi. Hãy cắt đứt dòng chảy (của tư tưởng theo đuổi).” (**)

Sau khoá tu mùa hè, Hòa Thượng tiếp tục giảng dạy thêm bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và những kinh Đại Thừa khác. Trong những kỳ thuyết pháp đó, cô Hằng Trì đều đến tham dự và vào mùa thu năm 1969, dưới sự hướng dẫn và cho phép của Hòa Thượng, cô đến Đài Loan cùng với bốn Sa Di khác để dự một khoá huấn luyện về Giới Luật Căn Bản kéo dài hai tháng, sau đó cô được chính thức thọ cụ túc giới.


Ngày 15 tháng 2 năm 1970, Sư Cô Hằng Trì đã có những lời nguyện như sau :

1 . Trong kiếp này và các kiếp khác, ngày này qua ngày khác, tôi nguyện luôn luôn bảo vệ và noi gương vị Thầy từ bi của tôi và tu hành theo những điều dạy dỗ dựa trên Chánh Pháp của Ngài.

2 . Tôi nguyện hiếu thảo với cha mẹ và kính trọng những người trong gia đình tôi .

3. Tôi nguyện xả bỏ bản ngã lớn như núi Tu Di của tôi và luôn luôn nuôi dưỡng và dùng lòng từ bi

4. Tôi nguyện theo Thầy tôi luôn vào bất cứ cảnh giới nào để giúp Ngài cứu độ chúng sanh, giúp họ biết chân tâm của họ.

5. Tôi nguyện hồi hướng công đức này về tất cả chúng sanh.

Vào mùa đông năm 1970, Sư Cô Hằng Trì đã là một ni cô đã thọ cụ túc giới khi cô tham dự khóa thiền tu mùa đông dài 14 tuần tại Giảng Đường Phật Giáo (Buddhist Lecture Hall). Trong lúc khởi đầu của khóa lễ cao độ đó, Hòa Thượng đã sách tấn mọi người rằng cho dù tòa nhà có sụp đổ chung quanh họ, họ vẫn nên tiếp tục thiền. Thế là, tòa nhà không sụp đổ, nhưng trong khóa tu đó, Hòa Thượng và hầu hết những đệ tử của Ngài đã chuyển về thiền viện Kim Sơn đầu tiên, để lại sau những thiền sinh kiên trì nhất hoàn tất khoá thiền dài đăng đẳng đó. Ngoài sự di tản chính khỏi Giảng Đường Phật Giáo, tòa nhà kế bên – chỉ cách những thiền sinh một bức tường mỏng – đã bị đập bỏ và tái thiết trong mùa đông đó. Trong thời gian phá hủy bên trong tòa nhà đó, vách ngay trước mặt chỗ sư cô Hằng Trì đang tọa thiền đã bị lay động và rung chuyển bởi những máy móc phá hủy. Sư cô chặc lưỡi thầm trong lòng, nhớ lời Hòa Thượng cảnh giác và cô tiếp tục ngồi thiền trong suốt thời gian ầm ĩ của tiến trình tái thiết. Ở một thời điểm nào đó, cô đã không còn mong đợi tiếng chuông.

Ghi Chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ VPTT:

Năm đệ tử xuất gia đầu tiên của Hòa Thượng tại Hoa Kỳ đến Đài Loan để thọ giời Cụ Túc – Hình chụp cùng Hòa Thượng truyền giới tại Đài Loan.

Năm đệ tử xuất gia đầu tiên của Hòa Thượng tại Hoa Kỳ chụp hình củng các cư sĩ Đài Loan đã cúng dường cho Tăng Đoàn.

* : Sư Cô Hằng Trì (người thứ 3 từ phía bên phải trong hình trên) là một trong năm người Hoa Kỳ đâu tiên xuất gia với Hòa Thượng Tuyên Hóa tại Hoa Kỳ. Trong dịp đầu năm 1968, Hòa Thượng cho biết trong năm đó “Một hoa sẽ nở năm cánh”. Vào mùa hè năm 1968, Khóa tu học Lăng Ngiêm 10 tuần được tổ chức tại Kim Sơn Thánh Tự (ở San Francisco) và Cô Hằng Trì (lúc đó còn là sinh viên trường Đại Học Washington với pháp danh Quả Tu) cùng nhiều sinh viên khác đã tham gia trọn khóa tu 10 tuần này. Sau đó có 5 người Hoa Kỳ xin xuất gia và Cô Hằng Trì là một trong năm người đó. Sư Cô Hằng Trì là môt trong những sáng lập viên và là thành viên tích cực của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (DRBA) và Hội Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo (BTTS). Từ đầu thập niên 70 đến nay, Sư Cô là dịch giả chính đã dịch từ Hoa Ngữ sang Anh ngữ bản Kinh Lăng Nghiêm Lươc Giảng cùng nhiều kinh sách khác. Hiện nay ngoài việc phiên dịch, Sư Cô còn phụ trách giảng dạy tại Viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới và điều hành các tu viện của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới vùng Tây Bắc Thái Bình Dương như Tu Viện Kim Phong Thiền Tự (Gold Summit Monastery); Tu Viện Tuyết Sơn (Snow Mountain Monastery) tại  Skykomish, và Tu Viện Kim Phật (Gold Buddha Monastery) tại Vancouver, B.C.

 Translating.jpg (150415 bytes)

Sư Cô Hằng Trì đang nghe băng và dịch Kinh giảng (hình chụp đầu thập niên 70)

** A-nan, nếu các căn của ông đều được giải-thoát trọn-đủ, thì cái sáng-suốt trong tâm-tính phát ra; như thế, thì các phù-trần và các tướng biến-hoá trong thế-gian sự vật đều tiêu mất, như băng gặp nước sôi. (Ngay đó) ứng với tâm niệm, sẽ hoá thành vô thượng trí giác. 

Ging giải: 

A-nan, nếu các căn của ông đều được giải-thoát trọn-đủ nếu ông có thể nhập vào được một, thì năm căn kia cũng dừng lại hoàn toàn. Sáu căn đồng thời thanh tịnh. Nếu ông có thể nhổ sạch được một căn, thì sáu căn sẽ tự tại đối với các tập khí cố hữu của nó, thì cái sáng-suốt trong tâm-tính phát ra:  Tự tánh của mình sẽ chiếu sáng rực rỡ và hoàn mỹ như viên ngọc. Như thế, thì các phù trần và các tướng biến hoá trong thế gian sự vật đều tiêu mất – núi sông đất liền, quốc độ, lâu đài kiến trúc và các thứ khác – như băng gặp nước sôi: Chúng sẽ biến mất, như băng tan khi có nước nóng đổ lên đó. Ứng với tâm niệm, trong một khoảnh khắc rất ngắn, sẽ hoá thành vô thượng trí giác. Khi cái vọng hết, thì cái chân là thanh tịnh. ‘Trí’ ở đây là chân thật trí, không phải là cái biết hư vọng đã nói ở trên. Khi cái vọng không còn, thì cái chân hiển hiện; “ứng với tâm niệm” liền tự hiện khởi. 

(Kinh Lăng Nghiêm Lược Giảng)

 dsc_0722.jpg (125224 bytes)

Các Giáo Sư Hằng Lương, Hằng Hiền và Hằng Trì trong ban Giảng Huấn Đại Học Pháp Giới (DRBU) (Hình chụp trong Lễ Tốt Nghiệp của Đại Học Pháp Giới 2009)