Monthly Archives: April 2016

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 5

Phẩm Danh Hiệu Của Ðịa Ngục là phẩm thứ năm trong bộ Kinh Ðịa Tạng, nói rõ về tên của các địa ngục. Thế nào gọi là "địa ngục" (nhà tù dưới đất)? Ðịa ngục do ai tạo ra? Ở cõi người (nhân gian) có nhà tù, thì tại địa phủ, tức là "cõi âm," cũng có nhà tù. Nhà tù ở nhân gian thì do chính phủ cho xây sẵn, chuẩn bị để giam giữ những kẻ vi phạm luật pháp quốc gia; thế thì nhà tù ở địa phủ có giống như vậy không? Không phải như vậy! Ðịa ngục—nhà tù ở địa phủ—không được tạo dựng sẵn từ trước để chờ đón tội nhân như nhà tù ở nhân gian.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 52016-10-12T16:15:08-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 4

"Cõi Diêm Phù" tức là cõi Nam Diêm Phù Ðề này của chúng ta. "Chúng sanh" tức là hết thảy mọi loài có sinh ra. "Nghiệp" là nghiệp nhân do mình tạo tác; "cảm" là chiêu cảm, cảm vời ra. Vậy, gây nghiệp gì thì thọ báo đó—trồng thiện nhân thì được thiện quả, gieo ác nhân tất gặp ác báo; đó gọi là "nghiệp cảm."

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 42016-10-12T16:15:08-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 3

Ðây là phẩm thứ ba, nói về các nghiệp duyên của chúng sanh. "Quán" là quán sát, xem xét. Thế nào gọi là "chúng sanh"? "Chúng" có nghĩa là nhiều; "sanh" tức là sinh ra. Bởi do năm nhân tố—Sắc (hình sắc), Thọ (cảm thọ), Tưởng (suy nghĩ), Hành (hành vi), Thức (ý thức)—buộc ràng mà tạo thành thân thể, và do tác động của nhân duyên cảnh giới mà sinh ra, nên gọi là "chúng sanh."

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 32016-10-12T16:15:08-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 2

Phẩm Phân Thân Tập Hội là phẩm thứ hai trong số mười ba phẩm, và thuộc quyển Thượng trong toàn bộ ba quyển Thượng, Trung, Hạ của Kinh Ðịa Tạng.  "Phân thân"—thân thể làm sao có thể phân chia ra được? "Phân thân" ở đây cũng có thể gọi là "phân linh," "phân tánh," hoặc "phân tâm." Vì sao gọi là "phân linh"?

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 22016-10-12T16:15:08-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 1

Tất cả mọi nơi đều là đạo tràng, Pháp Hội, cho nên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chúng ta cũng đều có thể giảng Kinh thuyết Pháp, tu tập, hành trì được cả. Mọi lúc đều có thể tu hành, mọi chốn đều là nơi để dụng công. Tu hành thì không nên phân biệt nơi chốn, chẳng nên phân biệt xa gần; đến nơi nào cũng thấy như nhaụ Ngoài ra, cũng không nên phân biệt về sự tốt xấu của Pháp Hộị Nếu ở bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể giảng Kinh thuyết Pháp, nghiên cứu giáo lý Phật Ðà, thì chúng ta sẽ có thể "kết thành một đoàn, luyện thành một khối." Cho nên, tập được thói quen đến đâu cũng nghiên cứu Phật Pháp là điều quan trọng nhất vậy.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 12016-10-12T16:15:11-07:00

Kinh Lăng-Nghiêm

Ðại Phật Ðảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh. Ðường Trung [...]

Kinh Lăng-Nghiêm2016-10-12T16:15:11-07:00

Về Sự Chân Thành Nhận Thức Tầm Quan Trọng Của Phật Pháp

Hôm nay Quả Dương và Quả Yao đã thành hôn tại Kim Sơn Tự. Sự thành tâm của họ đối với Phật Pháp rất rõ ràng vì họ đã đến đây để nghe giảng Kinh chiều hôm nay. Họ đã không vội đi về miền núi hay vùng biển để nghỉ mát. Ngược lại, tối nay họ đã trở lại đây để nghe Pháp. Tôi đã làm lễ thành hôn cho nhiều vị đê tử khác tại chùa Kim Sơn nhưng những người đó đã không màng để tâm trở lại nghe thuyết pháp. Cho nên nếu so sánh thì hai vị đệ tử được tôi thành hôn hôm nay khá khác biệt.

Về Sự Chân Thành Nhận Thức Tầm Quan Trọng Của Phật Pháp2016-04-29T21:14:19-07:00

Hướng Dẫn Thiền Tập

Tiếng Hán, ngồi thiền là “đả tọa”. Tọa là ngồi, còn đả nghĩa là đánh. Ngồi chịu đòn, chịu đánh. Song ai đánh ai đây? Bạn tự đánh bạn đấy! Thế nghĩa là lý gì? Đa số người khi bắt đầu tập ngồi, họ không thực hành một cách thành thật, hễ ngồi vào thì thân nghiêng qua vẹo lại, đầu chúi tới gật lui, loay hoay nhúc nhích hoài mà không an định được. Tóm lại, họ ngồi không yên định được. Tuy vậy, chính cái chỗ, chính cái lúc không an định này mình phải làm chủ: đó gọi là định. Thân không muốn định, mình phải quản thúc, kiềm chế nó, cũng giống như “đập” nó vậy. Do đó gọi là "đả tọa”. Bạn cũng không để tâm ngó ra ngoài. Mỗi khi ý niệm chạy rong bạn phải lập tức kéo nó về lại, khiến cho tâm mình không chạy ra ngoài. Bạn sẽ cảm giác cái việc “kéo lại” này đau khổ thật chẳng khác gì sự khổ sở của kẻ bị đánh vậy. Do đó gọi là "đả tọa”.

Hướng Dẫn Thiền Tập2016-10-12T16:15:12-07:00

Gậy Kim Cang Hét – Quyển 1

...Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp. Chúng ta sẽ tìm thấy các câu trả lời tuy đơn giản thẳng thắn, không khách sáo nhưng rất vi diệu, và không vì thế mà thiếu sự vui nhộn pha chút khôi hài chứa đầy hương vị Phật pháp...

Gậy Kim Cang Hét – Quyển 12016-10-12T16:15:13-07:00
Go to Top