Monthly Archives: March 2017

Nhắn Nhủ Chư Tăng Ni

Dao phúc đức cắt tóc phiền não, Kiếm trí huệ chặt dây ái tình. Từ nay nhảy thoát lưới luân hồi, Thẳng tới Đại Bồ Đề Vô Thượng.

Nhắn Nhủ Chư Tăng Ni2017-03-28T15:13:07-07:00

Đạo tràng Ngũ Phương Phật

..Giáo sư Trương hỏi Hòa Thượng, “Bạch Hòa Thượng, Thầy muốn con thiết kế Đại Hùng Bảo Điện là để cúng phụng vị Phật hay Bồ Tát nào?” Hòa Thượng trả lời, “Đại Hùng Bảo Điện của Diệu Giác Thánh Tự sẽ dành để cúng phụng Ngũ Phương Phật--chư Phật ở năm phương”. Và đó chính là duyên khởi của ý tưởng này...

Đạo tràng Ngũ Phương Phật2017-03-22T16:33:11-07:00

Mười Đại Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền

...Những gì là mười? Một là kính lễ chư Phật; hai là xưng tán Như Lai; ba là quảng tu cúng dường; bốn là sám hối nghiệp chướng; năm là tùy hỷ công đức, sáu là thỉnh chuyển Pháp luân; bảy là thỉnh Phật trụ thế; tám là thường học theo Phật, chín là hằng thuận chúng sinh; mười là hồi hướng khắp cả...

Mười Đại Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền2017-03-22T16:03:40-07:00

Đức Phật Bảo Sanh

Phật Bảo Sanh (Phạn văn: रत्नसम्भव, Ratna-sambhava). Trong Ngũ Phương Phật thì vị Phật này là Như Lai ở Phương Nam, đại biểu cho Phật Tỳ Lô Giá Na “bình đẳng tánh trí”, cũng là đại biểu cho đức vi diệu của Phật Pháp, và cũng chỉ cho sự tăng lợi ích vô lượng phúc đức, trân bảo. Nên gọi là: “Bảo Sanh”. Thân của vị Phật này có sắc vàng” và Ngài ngự trên một cái đài được làm bằng tám con ngựa vua lớn (bát đại mã vương). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí và có thể điều phục được tất cả chúng sanh kiêu mạn.

Đức Phật Bảo Sanh2017-03-20T16:23:12-07:00

Đức Phật Bất Không Thành Tựu

Phật Bảo Sanh (Phạn văn: रत्नसम्भव, Ratna-sambhava). Trong Ngũ Phương Phật thì vị Phật này là Như Lai ở Phương Nam, đại biểu cho Phật Tỳ Lô Giá Na “bình đẳng tánh trí”, cũng là đại biểu cho đức vi diệu của Phật Pháp, và cũng chỉ cho sự tăng lợi ích vô lượng phúc đức, trân bảo. Nên gọi là: “Bảo Sanh”. Thân của vị Phật này có sắc vàng” và Ngài ngự trên một cái đài được làm bằng tám con ngựa vua lớn (bát đại mã vương). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí và có thể điều phục được tất cả chúng sanh kiêu mạn.

Đức Phật Bất Không Thành Tựu2017-03-20T16:24:21-07:00

Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà (Phạn: अमिताभ, Amitābha), dịch ý là Vô Lượng Quang (Vô Lượng Ánh Sáng), Vô Lượng Thọ.  Mật Tông xem Ngài là giáo chủ của Liên Hoa Bộ ở phương Tây trong các vị Phật của Năm Phương (Ngũ Phương), chủ về Diệu Quan Sát Trí. Thân của Phật A Di Đà có màu đỏ. Ngài kết Di Đà Định Ấn, và ngồi ở phương Tây trên một bảo tòa được làm bằng hoa sen đỏ gắn trên đầu tám con công lớn (bát đại khổng tước). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí và loại bỏ nghi độc - độc tố của sự hoài nghi và là một trong ngũ độc.

Đức Phật A Di Đà2017-03-13T20:35:19-07:00

Đức Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư (tiếng Phạn भैषज्यगुरु, Bhaiṣajyaguru), danh hiệu đầy đủ là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, là giáo chủ của Thế Giới Tịnh Lưu Ly o phương Đông. Trong Kinh Hoa Nghiêm có đặc biệt đề cập đến: "Một niệm sân hận nổi lên, thì ngàn vạn cửa chướng ngại mở ra”, cần có tâm không sân hận thì lúc đối diện nghịch cảnh mới không khởi tâm gây hại.

Đức Phật Dược Sư2017-03-13T20:10:40-07:00

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Phạn: वैरोचन, Vairochana, hoặc Maha-Vairochana), Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là "tỏa sáng", là ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu). Ngài là Đức Phật ở trung tâm, một trong những vị Phật của Ngũ Phương (Năm Phương). Màu của thân Ngài là màu trắng. Ngài ngồi chính giữa trên một đài sen do tám con sư tử lớn hợp thành. Ngài có thể diệt trừ si độc của ngũ độc, si độc của chúng sanh và có thể chuyển thức A Đà Na ( thức "duy trì") thành Pháp Giới Thể Tánh Trí...

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na2017-03-10T18:01:50-08:00
Go to Top