Pháp sư Đạo Lập sống vào đời nhà Tần. Không ai biết ngài từ đâu đến do khi còn rất trẻ ngài đã xuất gia với pháp sư Đạo An. Khi pháp sư Đao An đi đến Trường An,Pháp sư Đạo Lập cũng theo đến đó. Trong tu hành, ngài nghiên cứu kinh Phóng Quang Bát Nhã và đạt được mức thanh tịnh không nhận đồ cúng dường của tín chúng. Ngài thich ẩn cư nơi núi rừng và ngồi thiền, do đó ngài đã lên núi Phục Chu (*) ẩn tu. Tại đây ngài không giao tiếp với mọi người cũng như không nhận đồ cúng dường. Nếu có ai phát tâm cúng dường tiền hay gạo cho ngài, Pháp sư Đạo Lập đều không nhận; cá tính ngài khác thường đến như vậy. Ngài ở trên núi nhiều năm không rời núi.

Đến một năm nọ, ngài vội vã xuống núi để đi đến Trường An và thỉnh mời tất cả các vị cao tăng tại đây đến dự Pháp hội. Khi tất cả các Pháp sư đã về tề tựu, Pháp sư Đạo Lập đã thuyết giảng kinh  Nhị Thập Ngũ Thiên Bát Nhã Tụng (**). Mọi người rất kinh ngạc và hỏi ngài: “Khi sống trên núi ngài đã không giao tiếp cũng như không nhận đồ cúng dường của mọi người. Điều gì đã khiến ngài quyết định xuống núi và giảng kinh này?”

Ngài đáp, “Pháp danh tôi là Đạo Lập, nghĩa là “Lập Đạo”, và pháp danh của Thầy tôi là Đạo An, nghĩa là “ An lạc trên đường Đạo”. Tôi đã tu hành nhiều năm và nghiên cứu nhiều kinh điển. Tôi không còn nhiều thời gian nữa. Có lẽ tôi sẽ ra đi vào mùa thu tới. Vì lý do đó tôi muốn tạo pháp duyên với tất cả quý vị bằng cách thuyết giảng Kinh. Tôi muốn hoàn thành tâm nguyện của mình bằng cách thuyết giảng đạo lý Phật pháp mà tôi đã học được”. Nhiều người đã đến nghe ngài giảng Kinh.

Sau khi khóa an cư kiết hạ kết thúc được vài ngày, vào mùa thu đúng như đã dự đoán, ngài đã an nhiên thị tịch mà không có chứng bệnh nào. Người ta tin rằng Pháp sư Đạo Lực biết trước chính xác ngày giờ vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Vị cao tăng này do công phu thiền định đã thuần thục nên ngài có khả năng dự tri trước sáu tháng là mình sẽ rời khỏi thế gian này. Bất cứ khi nào Pháp sư Đạo Lập ngồi thiền, ngài đều ngồi thiền ít nhất là bảy ngày. Trong suốt thời gian đó ngài không ăn hay uống bất cứ thứ gì. Ngài luôn luôn ở trong định. Ngài có thể xuất định nhưng sau đó thì ngài lập tức nhập định trở lại, do đó không cần ăn uống. Đó là lý do ngài không cần nhận đồ cúng dường của tín chúng. Với ngài, ăn uống là việc phiền toái. Bởi vì ngài không muốn những phiền toái do việc ăn uống mang lại, ngài có thể đạt định từ thiền định. Bởi vậy, ngài biết trước khi nào ngài sẽ vãng sanh.

Cao tăng dị truyện giản lược

Hòa Thượng Tuyên Hóa thuyết giảng

Báo Bồ Đề Hải, tháng 12 năm 1984  

Chú thích:

(*) Núi Phục Chu hay Chu Sơn: Tên một ngọn núi thuộc huyện Chu Sơn tỉnh Triết Giang Trung Quốc, chính là nơi có ngọn núi gọi là Phổ Đà sơn là đạo tràng của Bồ Tát Quán Thế Âm. 

(**) Pañcaviṃśatisāhasrikā-p.Nhị vạn ngũ thiên bát-nhã tụng hoặc Đại phẩm bát-nhã kinh hoặc Phóng quang bát-nhã. Aṣṭasāhasrikā-p.: Bát thiên tụng bát-nhã hay Tiểu phẩm bát-nhã.