Những lời dạy của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Tín, Nguyện, Hạnh

Tín, Nguyện, Hạnh là ba thứ tư lương của người tu theo pháp môn Tịnh độ, như người trước khi đi xa cần phải dự bị lộ phí và lương thực. Bạn muốn đi sang thế giới Cực Lạc cũng phải chuẩn bị ba thứ tư lương là Tín, Nguyện, và Hạnh thực hành trì niệm danh hiệu Phật.

Trước tiên phải có lòng tin, nếu không thì sẽ không có duyên với Phật A Di Ðà ở thế giới Cực Lạc. Trừ việc tự tin nơi chính mình, cũng phải tin ở người khác, tin nhơn tin quả, tin sự tin lý.

Reciting the Buddha's name is like making a phone call. If you don't make the call, then who's going to answer the phone?

Reciting the Buddha’s name is like making a phone call. If you don’t make the call, then who’s going to answer the phone?

Thế nào là tin ở chính mình (tín tự kỷ)? Ðó là tin ở tự mình quyết định có thể vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây, đừng nên khinh thường tự ti mà nói: “Tôi tạo rất nhiều tội, làm sao có thể sanh về thế giới Cực Lạc ở phương Tây được?” Nghĩ như thế tức là không tin ở chính mình. Không luận là mình đã gây tạo ác nghiệp như thế nào đi nữa, đều có thể có cơ hội đới nghiệp vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây, nhưng mà nghiệp mang theo là nghiệp cũ chớ không phải nghiệp mới. Tội nghiệp đời trước có thể mang đi, nhưng chẳng thể mang đi ác nghiệp tương lai được. Những ác nghiệp gây tạo trước đây hiện tại đều cần phải sửa đổi; sau khi cải ác hướng thiện mới có thể vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây. Người nào sau khi niệm Phật, lại không chịu sửa lỗi, vẫn tiếp tục tạo nghiệp, chẳng những không thể đới nghiệp vãng sanh, mà ngay cả thế giới Cực Lạc phương Tây cũng không đi được. Cho nên niệm Phật, lạy Phật là gieo trồng nhơn lành để tương lai có thể thành Phật, chẳng phải là nói hiện đời mà được. Sở dĩ người tin theo Phật, chẳng nên biết rồi mà cố phạm. Khi chưa quy y Tam Bảo và tin Phật, đã lỡ tạo ác nghiệp còn có thể tha thứ. Nhưng sau khi tin Phật và quy y Tam Bảo rồi mà còn gây tạo tội nghiệp thì tội ấy nặng thêm một bực, là do biết mà còn cố phạm. Cho nên phải tin nơi chính mình có khả năng “cải quá tự tân”, thì chắc chắn sẽ được vãng sanh thế giới Cực Lạc phương Tây.

Thế nào là tin ở chính mình (tín tự kỷ)? Ðó là tin ở tự mình quyết định có thể vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây, đừng nên khinh thường tự ti mà nói: “Tôi tạo rất nhiều tội, làm sao có thể sanh về thế giới Cực Lạc ở phương Tây được?” Nghĩ như thế tức là không tin ở chính mình. Không luận là mình đã gây tạo ác nghiệp như thế nào đi nữa, đều có thể có cơ hội đới nghiệp vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây, nhưng mà nghiệp mang theo là nghiệp cũ chớ không phải nghiệp mới. Nghiệp đã gây tạo là nghiệp trong những đời trước. Nghiệp đang gậy tạo sẽ kết quả trong tương lai. Những nghiệo có thể mang theo lúc vãng sanh là nghiệp gây tạo trong quá khứ, nhưng chẳng thể mang theo ác nghiệp gây tạo trong hiện tại và sẽ kết quả trong tương lai được. Dù những ác nghiệp gây tạo trước đây như thế nào đi nữa, hiện tại quý vị đều cần phải sửa đổi; sau khi cải ác hướng thiện mới có thể mang nghiệp đã gây tạo trước đây đi vãng sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây. Người nào sau khi niệm Phật, lại không chịu sửa lỗi, vẫn tiếp tục tạo nghiệp, chẳng những không thể đới nghiệp vãng sanh, mà ngay cả thế giới Cực Lạc phương Tây cũng không đi được. Cho nên niệm Phật, lạy Phật là gieo trồng nhơn lành để tương lai có thể thành Phật, chẳng phải là nói hiện đời mà được. Sở dĩ người tin theo Phật, chẳng nên biết rồi mà cố phạm. Khi chưa quy y Tam Bảo và tin Phật, đã lỡ tạo ác nghiệp còn có thể tha thứ. Nhưng sau khi tin Phật và quy y Tam Bảo rồi mà còn gây tạo tội nghiệp thì tội ấy nặng thêm một bực, là do biết mà còn cố phạm. Cho nên phải tin nơi chính mình có khả năng “cải quá tự tân”, thì chắc chắn sẽ được vãng sanh thế giới Cực Lạc phương Tây.

Tin người khác (tín tha) là tin theo lời Phật nói, chắc chắn có thế giới Cực Lạc ở phương Tây cách đây 10 vạn ức cõi nước Phật. Cõi nước Phật này là do Tỳ-kheo Pháp Tạng thuở xưa (tức Phật A Di Ðà bây giờ) phát nguyện mà thành tựu. Tất cả chúng sanh ở mười phương nếu muốn sanh về Tịnh độ này thì có thể vãng sanh như ý nguyện, đã không phí việc, lại không tốn tiền, chẳng hao sức, dễ dàng lại đơn giản, phương tiện mà viên dung, chỉ cần chuyên tâm niệm “Nam mô A Di Ðà Phật” mà thôi. Ðây quả là một pháp môn cao tột vô thượng. Tin như thế tức là tin người khác (Tín tha).

Tin nhơn, tin quả (tín nhơn, tín quả). Chúng ta cũng cần phải tin vào chính mình đã từng gieo trồng nhơn lành từ quá khứ, nhờ có căn lành nên đời này mới gặp pháp môn niệm Phật này hay bất cứ pháp môn nào khác. Nhờ gieo trồng căn lành từ quá khứ nên nay mới gặp Pháp Môn Tịnh Độ của Tín, Nguyện, Hạnh trì danh hiệu Phật. Nhưng nếu không tiếp tục vun trồng thiện căn đã có thì sẽ không gặt hái được quả Bồ đề trong tương lai. Do đó phải tin vào nhân quả, tin mình thuở xưa đã từng gieo trồng nhơn Bồ-đề và ở tương lai nhất định sẽ thành tựu quả Bồ-đề. Nhưng kết quả đó muốn đạt được thì phải trãi qua sự vun tưới và chăm sóc mới có thể thêm lớn được. 

Tin lý, tin sự (tín sự, tín lý). Tin rằng Ðức Phật A Di Ðà cùng chúng ta có nhơn duyên lớn, tương lai nhất định có thể tiếp dẫn chúng ta thành Phật. Ðây tức là Sự. Tại sao nói Ðức Phật A Di Ðà có nhơn duyên lớn đối với chúng ta? Nếu không có nhơn duyên thì đời nay chúng ta đâu gặp được pháp môn Tịnh độ. Tất cả chúng sanh tức là Phật A Di Ðà, Phật A Di Ðà tức là tất cả chúng sanh. Phật A Di Ðà nhơn niệm Phật mà thành, tất cả chúng sanh nếu hay niệm Phật, cũng có thể thành Phật, đây tức là Lý. 

Người nương Sự Lý mà tu hành như tông Hoa Nghiêm đã lập, tức 

  1. Sự vô ngại pháp giới
  2. Lý vô ngại pháp giới
  3. Lý Sự vô ngại pháp giới
  4. Sự sự vô ngại pháp giới

“Lý sự vô ngại pháp giới” cùng Tự tánh Phật A Di Ðà căn bản là một. Cho nên chúng sanh đều có tư cách thành Phật. Sao gọi là Sự lý? – Xin đưa ra một việc dễ hiểu, phàm sự tướng đều có sự biểu hiện của nó, như cây gỗ có thể làm nhà, đây tức là Lý; làm thành phòng nhà rồi, tức là Sự; đó là nghĩa Sự Lý. Chúng ta hiện tại có Lý thành Phật này, mà cũng có Sự thành Phật nữa. Chúng ta nếu có: Tín, Nguyện, Hạnh, Trì danh, thì tương lai sẽ đạt đến sự thành Phật.

Phật A Di Ðà là Phật A Di Ðà trong tâm chúng sanh, chúng sanh cũng là chúng sanh trong tâm Phật A Di Ðà, sự quan hệ này cũng có sự và lý, nhưng đạo lý này cần phải có lòng tin và sự thực hành không được biếng trễ. Ví như niệm Phật phải mỗi ngày một tăng lên, không nên mỗi ngày một ít đi. 

Đã nói về Tín, bây giờ chúng ta nói về Nguyện. Thế nào gọi là Nguyện? – Nguyện là ý nguyện, tức là chỗ ý hướng đến, tâm nghĩ điều gì đó rồi phát ra lời nguyện. Nguyện có bốn thứ tức là:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Chư Phật cùng Bồ tát thuở quá khứ, chư Phật, Bồ tát ở hiện tại; chư Phật, Bồ tát trong tương lai cũng đều y theo bốn hoằng thệ nguyện này mà tu hành chứng quả. 

Để phát nguyện phải có lòng tin. Thi71 nhất phải tin là có cõi Cực Lạc; thứ nhì tin Phật A Di Đà; thứ ba tin rằng mình và Phật A Di Đà có đại nhân duyên với nhau, và mình có thể chắc chắn vãng sanh về cõi Cực Lạc. Khi tin ba điều này, mình có thể phát nguyện “Tôi muốn sanh về nước của Phật A Di Đà.”

Có câu rằng:

“Tôi muốn sanh về Tây Phương Tịnh Độ.”

“Tôi muốn sanh về đó. Không ai ép buộc tôi đi; không ai lôi kéo tôi về đó. Mặc dù Phật A Di Đà đến hướng dẫn tôi, tôi đi là tự nguyện vì tôi muốn thân cận ngài. Tôi muốn sanh về cõi Cực Lạc và gặp Phật A Di Đà khi hoa sen nở ra. Tôi muốn gặp Phật và nghe Pháp.” Đây là những nguyện mình cần có.

Và quý vị cần phải Hành. Bằng cách nào? Niệm danh hiệu Phật, niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật …” như đang tìm cách cứu đầu mình đang bị đao phủ thủ rượt theo để chặt đầu.

Tín, Nguyện, Hạnh là tư lương mang theo để vãng sanh về cõi Cực Lạc. Đó là vé máy bay của mình.

p.215 – 217, “In Memory of the Ven. Master Hsuan Hua, Vol. III”