Trích Thùy Kính Hồi Thiên Lục của Hòa Thượng Tuyên Hóa

VMChangRen_a

Đại Sư Thường Nhân (ngồi giữa)

 

Đại sư quê quán Tứ Đồn Chánh Huỳnh Kỳ, huyện Song Thành, tỉnh Kiết Lâm. Ngài sanh vào cuối đời nhà Thanh. Tuy chưa từng được đi học, nhưng tính tình chất phác đôn hậu. Năm 18 tuổi, do chịu ảnh hưởng về hạnh thủ hiếu cạnh mộ của ngài Dương Nhất sớm hôm trông nom mộ phần, nên Ngài khởi lòng trọn hiếu đối với cha mẹ.

dai su thuong nhan
Một hôm cha Ngài tỉnh lại, cảm thấy hổ thẹn vô cùng.  Ông nói: “Ta mỗi khi hút thuốc vào đều ngủ ngay, mà con cứ đứng hầu, không chịu đi ngủ, ban ngày lại phải làm việc, nếu cứ kéo dài như thế thì về sau con sẽ kiệt sức! Ta quyết ý cai bỏ thói nghiện thuốc này ! ” Ngài đáp lại: “Xin cha đừng cai thuốc, con tuy bất tài, nhưng chăm chỉ làm lụng nên vẫn đủ khả năng để chu cấp thuốc cho cha””. Cha Ngài bảo: “Tấm lòng hiếu thảo của con, thật đáng khen ngợi! Duy có điều ta không đành nhìn thấy con quá vất vả. Nếu con không thuận theo ý ta, để ta toại ý cai thuốc, tức chẳng phải con ta nữa!”  Do vậy Đại Sư không dám thêm lời can ngăn nữa.          Phụ thân Ngài nghiện thuốc á phiện, Ngài phải đi làm công để có tiền chu cấp cho cha. Mỗi khi cha hút thuốc, Ngài đều ân cần cung kính ở bên cạnh, hầu hạ không biếng nhác. Cha Ngài có tật say thuốc, say thuốc thì ngủ, hoặc lâu hoặc mau; Ngài đều hầu hạ đến khi cha tỉnh dậy mới đi ngủ. Ngày ngày lúc nào Ngài cũng lo cho cha như vậy.

Năm Đại Sư 28 tuổi, cha mẹ Ngài lần lượt qua đời trong vòng một tháng. Sau khi an táng, Đại Sư đêm giữ mộ giữa bầu trời, ngày thì làm việc dưới nắng gắt. Trải qua kiêm tuần (20 ngày) người làng và thân hữu mới biết được việc này, nên đã góp tiền dựng chòi lá, để tránh gió mưa, chòi không có cửa và cửa sổ, chỉ dùng ván gỗ để che chắn.

Một đêm, có hai con chó sói đột nhiên ập đến, xông vào cửa. Đại sư sợ hãi, muốn chạy nhưng không lối thoát, muốn chống cự nhưng lại không làm được, chỉ còn cách nhắm mắt lại đợi đợi bị ăn thịt, trong lòng phập phồng như thỏ nhảy, thấp thỏm không an. Tự nghĩ rằng mình giữ mộ cho song thân, dù có bị chó sói nuốt chết cũng phải thôi. Lúc này hai con chó sói chọn chiến lược sáp lại tấn công từ phía trước và phía sau, chúng dùng vuốt chân trước đè lên hai bên vai của Đại sư, mũi ngửi ngửi không ngớt. Đại sư lúc này buông lỏng thân tâm, nhiếp niệm quán không, hiểu thấu sự vô thường vô ngã, nhưng không ngừng mật niệm thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Thời gian không biết trải qua bao lâu, sau đó chó sói lại tự động rút lui lìa khỏi, chẳng làm thương tổn đến sợi lông tóc nào của Đại sư cả.  Đại sư kinh ngạc vô cùng. Nghĩ rằng việc này chắc chắn phải có sự phù hộ âm thầm của chư Phật Bồ Tát nên mới có sự cảm ứng này, nếu không thì làm sao lại có thể giữ được tánh mạng mình! Do đó Đại sư ngày ngày càng chuyên cần niệm kinh Phật hơn nữa.

Một hôm vợ của Đại sư đến khuyên Đại sư về nhà, nếu không thì sẽ ly hôn. Đại sư không trả lời. Sau đó cô ấy bèn quay trở lại cùng với người bạn trai và biểu hiện ra những hành vi thân mật, nhưng Đại sư không vì vậy mà động tâm. Cho nên họ đã dẫn nhau đi nơi khác, không quấy rối việc hành hiếu của Đại sư nữa.

Trong thôn có một người làm đậu hũ họ Mạnh (1) là một nông phu rất chăm chỉ cần kiệm, nghe nói về Đại sư nên tâm được cảm hóa phát tâm làm hộ pháp, chu cấp việc ăn uống cho Đại sư dầu mưa gió cũng không ngừng. Thấm thoát ba năm trôi qua, Đại sư lập chí tịnh khẩu, không ăn những gì nấu bằng lửa, hàng ngày chỉ ăn gạo, bột mì sống pha với nước lạnh để qua cơn đói khát. Luôn ngồi mà không nằm, tu luyện Kim Cang Tam Muội để không hoại pháp thân, ra vào nhẹ nhàng như không, diệu định hằng sinh, nhân quả luân hồi hiểu rõ như lòng bàn tay vậy.

Đại sư có một cô cháu gái có chí muốn xuất gia làm Ni cô, nhưng gia đình không cho phép nên đến thỉnh giáo nơi Đại sư, mong rằng Đại sư có thể quyết định được cho mình. Nhưng Đại sư đã tịnh khẩu nên từ đầu đến cuối không nói một lời nào, sau vì đợi lâu quá nên cô đành ra về để tránh quấy nhiễu Đại sư.

Đại sư trong lúc thiền định đã quán sát thấy em gái mình là Thương phu nhân, do việc cãi vã trong gia đình nên có ý muốn tự sát. Ngài đã ghi vài lời  đơn giản cho lão Mạnh, nhờ ông đến khuyên cô ấy không được tự sát. Ông Mạnh lập tức đến ngay Thương phủ, thấy em gái của Đại sư đang soi gương trang điểm, khóc chảy nước mắt trông rất bi thương. Ông Mạnh nói: “Anh cô đã biết cô chịu nhiều uẩn khúc nên nhờ tôi đến đây để khuyên giải cô. Cô không được làm theo cảm tính đưa đến sai lầm, sau này sẽ ân hận vô cùng!” Thương Phu nhân rất kinh ngạc, niềm hy vọng hạnh phúc tái sinh.

Một ngày kia, cháu ngoại của Đại sư tên Vương Khắc Cần bị thổ phỉ là kẻ thù của gia đình bắt cóc, mục đích không phải là sách nhiễu tống tiền, mà ý muốn sát hại để báo thù trả hận. Đại sư trong lúc quán tịnh đã dùng lực quán sát diệu pháp nhìn thấy rõ sự việc. Cũng trong lúc đó, bọn thổ phỉ đã lên cò súng nhắm bắn cháu ngoại Đại sư, Đại sư bèn dùng thần thông diệu lực làm rơi khẩu súng xuống đất. Cháu Đại sư liền tháo chạy mất dạng. Nhưng trong cõi u minh có hồn ma đòi mạng, vì chưa được đền mạng nên không chịu tha thứ. Biết được Đại sư là người đã ngăn cản, hồn ma bèn tìm đến nhập vào người em trai kế của Đại sư, tay nắm con dao lớn đi ra mộ nơi Đại Sư đang thủ hiếu  và nói lớn tiếng rằng: “Vương hiếu tử, người có thể cứu được cháu ngoại ngươi, nay ta đến giết bào đệ ngươi để thế mạng!” Nói xong rồi làm động tác như tự cắt cổ để tự sát. Nhưng mặc dù dao đã giơ lên không trung, lại không thể bỏ xuống được, Đại sư không động tĩnh, ngồi kiết già mật niệm kinh Kim Cang Ban Nhược Ba La Mật, hai bên giằng co rất lâu.

Lúc này lão tu hành họ Mạnh, trong lòng thấy kinh động lo sợ, đứng ngồi không an, chợt nhớ đến phần mộ nơi hiếu tử đang ở có thể đang xảy ra việc gì đó, vội trở về để xem; quả nhiên nhìn thấy hiện tượng kỳ lạ này, vội đoạt lấy đao giải vây và giải tỏa oán hận, để oan hồn kia được siêu thoát.

Đại sư ở trong lều tranh thọ hiếu giữ mộ, không nói, ăn bột gạo sống, thấm thoát sắp mãn ba năm nữa (2). Đến lúc sắp mãn, Ngài ngồi thẳng quán niệm, nghĩ rằng hai dãy núi Thiên Quảng là nơi yên tịnh tốt nhất để cho các tỳ khưu tu hành. Dự định sau khi thọ xong tang chế, sẽ đến đấy ở ẩn để tu hành, xuất trần thoát khỏi thế gian, không chí muốn hoàn thiện mình, mà còn mong mỏi đạt được đại giải thoát, thành Bồ đề thánh quả vì tục ngữ nói: “Nhất tử đắc đạo, cửu tổ siêu sanh.” Bỗng nhiên trong lúc thiền định giác chiếu, Ngài biết ngày mai nhất định sẽ có quí nhân giá lâm, nên Ngài  thành tâm chờ đợi. Khoảng 10 giờ sáng hôm sau, xuất hiện một Hòa thượng nghèo quảy gánh đến. Đại sư trong tâm hỏi Hòa thượng: “Ông từ đâu đến?” Tăng buột miệng trả lời: “Ta từ Thiên sơn đến, đặc biệt vì ông mà đến để chỉ dẫn phương châm tiền đồ, Ta vốn là di thần triều Minh, vì nhìn thấu phú quý như giấc mộng đêm xuân, công danh tựa như phù vân, nên lui về ở ẩn trong hang cốc, chuyên tâm bền chí, kỳ vọng giác ngộ vô sinh. Nhờ Đức Phật từ bi, ta nay tuy đã hơn ba trăm tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh cường tráng như xưa, không biết đến thế nào là già lão. Ngài thành tâm giữ mộ, lòng hiếu cảm động đến trời cao, đức đủ cảm hóa quần luân. Duyên của ngài là ở tại huyện Song Thành, chứ không phải ở tại núi Thiên Quảng đâu!”.

Đại sư giữ mộ được sáu năm, thiền định tam muội thành tựu trác trước, cảnh giới biến hiện khó lường. Vận dụng thần thông, thay đổi cảm hóa cái xấu, độ nhân vô lượng, phụ nữ trẻ em nhận được sự dạy dỗ, ai nấy đều tìm đến quy y Tam Bảo, đức hiếu trải rộng khắp, phổ cập quần luân. Ngày mãn tang, huynh đệ phụ lão ở khắp 48 thôn liên hợp cử hành đại nghi lễ chúc mừng, cùng tuyên thệ kết minh ủng hộ Tam Bảo, khởi xây Tam Duyên Tự để làm đạo tràng.

Cùng lúc đó ở phía sau huyện Song Thành, có con cái của chín gia đình họ Ngô, toàn thể cộng lại hơn 80 người họp lại, cung thỉnh Đại sư đến Phủ của họ để bế quan, thành tâm cung dưỡng, cung kính kễ bái. Năm đó vào ngày 25 tháng sáu, là lễ sinh nhật Tần Mã Vương, nhà họ Ngô như lệ thường, giết heo để cúng tổ tiên, để thỉnh cầu chư thần phù hộ. Đang lúc bắt con heo thì nó vuột chạy đi, vượt qua tường rào cao chạy vào phòng Đại sư, quì trước mặt Đại sư và hai mắt rơi lệ kêu thảm không thôi. Thân thuộc nhà họ Ngô mắt nhìn thấy cảnh dị thường này thật quá đỗi kinh hãi vì chưa từng thấy bao giờ. Đại sư nói với heo rằng: “Nhà ngươi do nghiệp báo mà ứng ra, hãy chịu đựng mà trả nợ này. Khi nhà ngươi thân thoát khỏi nghiệp báo này, ta sẽ siêu độ cho nhà ngươi vãng sanh vào kiếp người; đừng đắm chìm vào nhân quả vốn có, chăm chỉ tu hành Phật pháp, công quả viên mãn, sẽ chứng Bồ Đề, mãi mãi thoát khỏi cái khổ của luân hồi, được an lạc ở cõi niết bàn, há chẳng phải hạnh phúc hơn sao!” Con heo nọ nghe xong vui lòng thọ giáo, tự trở về chỗ chịu để chết.

Sau đó Đại sư hội họp anh em nhà họ Ngô và nói rằng: “Hôm nay con heo bị giết đã đến quì trước mặt tôi để cầu xin cứu giúp, tất cả gia quyến mỗi người đều đã nhìn thấy rõ đúng không?” Mọi người trả lời: “Dạ đúng!” Đại sư nói: “Kể từ hôm nay, nếu như cả nhà có thể ăn chay, không bao giờ sát sanh nữa, thì tôi vẫn ở lại đây. Còn nếu bằng không, tôi sẽ rời khỏi đây ngay. Sẽ không tiếp nhận sự cúng dường của mọi người nữa.” Cả nhà họ Ngô lập tức triệu tập hội nghị gia đình, nhất trí thông qua là cả nhà đều ăn chay, không sát sanh nữa. Ngay cả những nông phu làm thuê mướn, cũng đều ăn chay. (Người viết đã địch thân đến nhà họ Ngô để điều tra cặn kẽ sự việc, quả thật sự việc như vậy!). Từ ảnh hưởng này, khắp nơi nổi lên lệ ăn chay, những người quy y Tam Bảo lên tới mức hàng vạn người.

 

dai su thuong nhan2
Khi về đến nhà, họ bèn hỏi lão tổ phụ Quốc Tuyển, thì ông cho biết rằng: “Ta và lão tu hành cùng ngồi thiền được một lúc, chưa rồi khỏi chỗ. Nhất định là lão tu hành đã hóa thân đi cứu các con, mau khấu đầu tạ người.”      Theo phong tục Trung Quốc, vào tháng giêng năm đầu tiên kết hôn sẽ phải đến nhà nhạc phụ chúc tết. Hai vợ chồng cháu của ông Ngô Quốc Trung cũng tuân theo lệ này, ngồi xe ngựa đến nhà nhạc phụ chúc tết. Giữa hai nơi cách nhau hơn trăm dặm, đi đến giữa đường, bỗng thấy Đại sư cũng đang ngồi trong xe. Nên họ hỏi Đại sư muốn đi đâu? Đại sư trả lời: “Theo các con về nhà nhạc phụ chơi.” Tân nương thấy quần áo của Đại Sư rách rưới, mặt mày bẩn thỉu, nhìn không được tươm tất, bèn xin ông đừng đi cùng. Đại Sư nói: “ Nếu các con không đi thì ta mới không đi, còn nếu không buộc lòng ta phải cùng đồng hành với các con.” Đôi phu thê nọ không còn cách nào khác, đành cho xe trở về nhà. Không lâu sau họ nghe tin rằng con đường mà họ sẽ đi qua, phía trước có hàng trăm tên thổ phỉ đang cướp bóc những người và xe qua lại, chúng cướp ngựa bắt người, đòi khoản tiền chuộc rất lớn. Cùng lúc họ nhìn vào trong xe thì Đại sư không biết đã rời khỏi tự lúc nào.

Khi công phu tu hành đã đạt đến một trình độ tương ưng, thì sẽ có nhiều loại cảnh giới xuất hiện để khảo nghiệm mình. Có một ngày nọ, trong phòng Đại sư đang ở đột nhiên bị bốc cháy, vì trong tòa nhà có tồn trữ hơn hai tấn thuốc nổ, bốn thùng đạn có đến hơn hai vạn viên, nếu lửa chạm đến thì cả nhà sẽ bị thiêu rụi. Lúc đó có hơn mười người đến cứu chữa trước, họ cùng hợp lực khiêng Đại sư, nhưng Đại sư giống như tượng đá nặng hơn ngàn cân, một tấc cũng khó dời. Những trẻ em nhà họ Ngô nhìn thấy trên phòng có hơn mười Vương Hiếu Tử đang dùng nước dập lửa, không lâu sau thì lửa tự tắt. Mọi người đều ồ lên cho là chuyện lạ. Sau đó Đại sư nói với Ngô Quốc Tuyển rằng: “Lửa này do tự tánh ta gây ra. Lúc đó vì định lực của ta không đủ, chỉ cần một động nhỏ, thì thân ta đã hóa thành tro bụi lâu rồi. Nguy hiểm thật!”.

Khi ấy quân Nhật sang xâm chiếm, phía đông bắc Trung Hoa hỗn loạn khắp nơi, không phân biệt được quân đội hay cướp, không ngày nào là không có đốt giết cướp bóc, bắt cóc tống tiền chuộc mạng. Họ Ngô ở địa phương này là gia đình giàu có nhất, từ lâu đã là đối tượng cướp bóc của bọn chúng. Nhưng vì e ngại nhà họ Ngô có đông người và nhiều súng nên chúng chưa dám manh động. Chúng bèn tập hợp các băng đảng tổng cọng hơn ba ngàn người để bao vây tấn công. Lúc đó thân quyến nhà họ Ngô đã sớm đi lánh nạn trong thành của huyện Song Thành, trong nhà chỉ còn lại mấy người gác cửa và vài người làm, cộng lại chỉ bảy người mà thôi, thật khó mà phòng thủ. Nhưng khi bọn cướp nhìn từ xa sang phía tường nhà họ Ngô thì lại thấy vô số quan binh đang dương súng lên cò nhắm về phía họ. Những kẻ đã đến gần tường rào thì do cửa tường kiên cố nên không biện pháp nào công phá được. Vì vậy chúng bèn chất cỏ lên đầy xe rồi đốt lửa lên, sau đó đẩy xe đến trước cửa. Nhưng ngay lúc đó trời bỗng âm u, mưa như trút nước, đã dập tắt được lửa. Bọn cướp hết kế, trách mắng lẫn nhau rằng: “Nhà họ Ngô là nhà từ thiện lớn của địa phương, chúng ta không nên cướp bóc ở đây, nếu không sẽ bị trời trừng phạt. Nên rút lui ngay thôi!”. Sau sự việc xảy ra Đại sư nói với nhà họ Ngô rằng: “Hôm nay vì Quan Công thị hiện thánh lực, bảo hộ kẻ hiền lương, làm cho bọn cướp sợ mà rút đi,. Bên trong thành ở miếu Quán Đế, con ngựa đất mệt đến mức chảy mồ hôi khắp thân, như tắm nước vậy”. Hôm sau tin tức được lan truyền đi, quả như những lời đoán truớc đó.

Trong chiến tranh Trung – Nga, có cháu của anh hùng Hàn Quang Đệ, Lữ trưởng của bộ tộc, là ông Hàn Lập Trung, tự Thụ Đống, từng lưu học ở Nhật Bản. Sau khi trở về nước ông đảm nhiệm chức Huyện trưởng. Phu nhân của ông vốn là người có đức, thiện căn thâm hậu, tín ngưỡng chánh giáo. Sau khi đến thăm viếng Đại sư, ngày nào bà cũng có cảm giác như Đại sư luôn ở trên đỉnh đầu mình. Cho nên bà đã đi thỉnh vấn Đại sư vì do nhân duyên nào mà có hiện tượng này? Đại sư giải thích rằng: “Do kiếp trước bà quy y dưới trướng của ta, đầu đội phụng trì pháp của ta, tâm thành khẩn thiết cung kính, cung dưỡng bổn sư, cho nên mới có cảm ứng này”. Vợ chồng Lập Trung thọ giáo xong cảm thấy hoan hỷ vô cùng, bèn phát nguyện quy y Tam Bảo, ủng hộ kiến tạo chùa viện. Công trình xây dựng Tam Duyện Tự cũng là nhờ sự ủng hộ thúc đẩy mạnh mẽ của họ mà được hoàn thành. Đại sư theo tuần nghiệp mà xuất hiện tướng bệnh, toàn thân đây lở loét, không ăn không nói cả tuần, cũng không mở mắt. Chúng đệ tử ai nấy đều kinh sợ, bó tay bất lực. Vợ chồng ông Hàn quỳ suốt không đứng lên, khóc thương thảm thiết trải qua ba ngày đêm để thỉnh cầu Đại sư lưu lại thế gian đừng nhập Niết Bàn, bịnh Đại sư quả nhiên không thuốc mà khỏi.

Có người tên Tôn Thành Phát, là cư dân của vùng Tân Ngũ Tấn, cũng từng thủ hiếu, ai nấy đều kính trọng phẩm đức của ông. Ông cùng Đại sư kết bạn cùng tu, ra vào có nhau, người ta xưng hô là lão Tôn tu hành. Ông có người em trong họ tộc tên Thành Khoan, vốn không tin Phật. Vào lúc đó, người Nhật đang cho xây sửa lại mái lầu khu quân sự của trạm Bình Phòng, con của ông Thành Khoan làm việc ở trong xưởng. Vì trong xưởng bị mất cắp mấy thùng đinh sắt, người Nhật nghi ngờ họ Tôn này là người lấy trộm, nên đã bắt giam cha con Thành Khoan. Người Nhật dùng nghiêm hình tra hỏi, dùng nước đổ vào lỗ mũi, đầy rồi lại mửa ra, chết đi sống lại. Trong lúc cha con họ Tôn đang trong cảnh dở sống dở chết, bỗng thấy Đại sư và Thành Phát hai vị lão tu hành đứng ở một bên, tay cầm chuỗi niệm, không ngừng niệm “Nam Mô A Di Đà Phât”, và rồi họ không còn cảm thấy cảm giác đau đớn chút nào nữa. Sau đó khi được thả, họ ngồi xe đến chùa khấu tạ Đại sư. Cũng từ đó họ quy y, tin Phật ăn chay, thành tâm hướng về Phật pháp thật không thể tưởng tượng được.

Ông Lý Cảnh Hoa ngụ ở Tiền Hưng Long, năm 35 tuổi mới kết hôn. Hơn mười năm vẫn chưa có con, thành tâm đến thỉnh cầu Đại sư, nguyện được con ngoan sẽ mãi mãi ủng hộ đạo tràng, cúng dường lương thực; mỗi năm sẽ hỗ trợ 5 tấn tiểu mạch, hai vạn ngân dương. Đại sư chấp thuận nói: “Tốt thay! Con phát đại thiện tâm này, ta sẽ vì con mà thỉnh mưới phương chư Phật Bồ tát, để vợ chồng con toại nguyện. Nhưng vẫn phải biết tự giữ mình, gắng công tiến bộ, dũng mãnh tiến tới, để xin thánh thần phù hộ”. Do đó vợ chồng ông Lý thỉnh cầu được quy y Tam Bảo, ăn chay suốt đời. Một năm sau, quả nhiên sinh được một bé trai, thông minh khác thường hơn các trẻ em bình thường. Lúc biết nói ngày ngày niệm Phật không ngừng, nhất là việc đốt nhang cúng Phật, kính trọng Tăng nhân. Tôi (người viết (3) ) từng đến nhà họ Lý vài lần, đứa bé này đối đãi tôi rất là thân thiết, còn giữ tôi ở lại nhà chơi, mấy ngày sau mới cho về, cũng đủ chứng tỏ căn duyên của nó rất thâm hậu, sau này sẽ là vị đại hộ pháp chăng?

Nhật Bản chiếm đóng ba tỉnh phía đông, thiết lập đế quốc Mãn châu, hoàng đế là ‘Khang Đức’ (tức Thanh Tốn Đế Tuyên Thống) trong cung đình có phủ đại thần Hy Hiệp, do bị nghi là phạm tội bất trung đang đợi bị trừng xử, trong lòng Hy đại thần lo sợ sợ không yên, nên định tự tử. Lúc Hy đại thần tay cầm súng ngắn định bắn vào đầu, bỗng thấy một vị tăng đà đứng trước mặt nói với ông rằng: “Việc con bị nghi ngờ không bao lâu sẽ rõ trắng đen, đừng bao giờ tự sát, mà hãy vì bách tính mà mưu phúc lợi”. Cứ như thế mà hiện thân ba lần , Hy đại thần hỏi vị Sư tên gì và ở đâu. Vị Sư đó trả lời: “Tam Duyên Tự, trạm Bình phương, huyện Song Thành Cát Lâm là nơi trú của Thường Nhân”. Ngày hôm sau, vụ án hiềm nghi đó quả nhiên giải quyết không truy cứu nữa. Hy đại thần liền cử người đến huyện Song Thành điều tra, quả nhiên có người là Đại sư Thường Nhân . Bèn đích thân đến tạ ơn, và tặng tấm biển để kỷ niệm, đề rằng: “Hiếu hạnh khả phong” kỷ niệm muôn đời. Bởi sự ảnh hưởng đó, văn hóa quân cảnh của giới nhân sĩ hướng về phong trào quy y nhiều vô số kể.

Năm Dân quốc 28, Đại Sư tiếp nhận pháp của lão Hòa thượng ở Sơn Thanh Trì, Thượng Phương Bắc Kinh, về chùa cử hành đại điển thăng tọa. Vào ngày 17 tháng ba, là ngày sinh nhật của Đại sư, có vô số cư sĩ ở ngoài ngàn dặm đích thân đến chúc mừng, có rất nhiều quí nhân quan khách ước hơn con số năm ngàn người, có quan tư lệnh Nhật bản quân khu cũng đến tham gia lễ khấu bái. Bình Phòng là khu cấm mật của quân sự, vốn không được thông hành, nhưng hôm đó cũng khai phóng để mọi người qua lại, thật là một cuộc lễ linh đình hiếm có. Tôi cũng có mặt trong dịp long trọng đó, chúc ngay bằng câu kệ rằng: “Thuấn kỳ đại hiếu cảm động Thiên, Tượng vi chi canh điểu vân điền. Ngô Sư kim nhật cánh chí hiếu, thiên nhân đồng khánh Phật khai nhan”. (Đại hiếu của vua Thuấn cảm động đến trời đất, vì thế mà voi thì cày bừa chim thì làm cỏ đồng. Sư ta ngày nay càng chí hiếu, trời người cùng chúc mừng đạo Phật mở đời.)

Một hôm có hai đồng tử biếu một giỏ đào tiên có hơn 10 quả, vị ngọt ngon khác thường. Khi ấy tiết trời lạnh không có đào, nên mọi người đều nói rằng đó là do tiên trên trời biếu tặng. Sau khi chúc mừng việc thăng tọa, quyết nghị xây dựng tùng lâm, tăng thêm nhà ở cho sư tăng, lưu đơn tiếp chúng sanh, thành lập mười phương thường trú, cho nên cần rất nhiều tiền. Khi ấy một phú thương nọ muốn một mình bao hết việc xây dựng, nhưng Đại Sư đã nhẹ nhàng khước từ, Ngài nói: “Là đạo tràng của thập phương thì nên để cho thập phương cùng bố thí gieo phước. Nên ta nguyện hành khất hóa duyên từ từ, góp gió thành bão, tập trung sách lược và sức lực của quần chúng, chung chí tạo thành, mà gieo đức cho vạn họ”. Cho nên Ngài đã cùng tôi đến từng nhà để quyên góp, không bỏ nghèo mà trọng phú, không bỏ hèn mà trọng những nhà cao qúi, việc đại từ bi phải bình đẳng, để mọi người đều có cơ hội để được quảng độ.

Còn nhớ lúc ở thôn Đông Tỉnh Tự, nhà họ Trương có nuôi một con chó sói rất hung dữ, người trong thôn sợ nó như sợ cọp, không ai dám qua thăm. Đại Sư và tôi đến nhà xin mộ duyên (quyên góp), mà con chó đó hoàn toàn thuần như con cừu, vẫy đuôi vui mừng không sửa, ai nấy đều thấy dị kỳ.

Một lần nọ đi mộ duyên đến nhà họ Ngô Oa Bảo, Ngô Văn Hội, tôi và Đại Sư trò chuyện, kiểm lại số tiền đã đi quyên góp, thấy con số có được khá lớn, rất khả quan. Trong lời nói của Đại Sư khá tự kiêu, lộ vẻ mãn chí, nói rằng tất cả người bố thí vì nghe danh sáng của hiếu tử, nên vui lòng hăng hái quyên giúp, chứ không phải do ai khác đề xướng ra mà được trợ giúp. Tôi trầm mặc không nói, để biểu thị sự phản đối của mình. Vào 8 giờ sáng hôm đó, Đại Sư cùng với hơn chục người giàu nhất và những người lãnh đạo trong hương, thôn và khu, xuất phát đến từng nhà để quyên góp, đến 11 giờ thì trở về nhà họ Ngô dùng cơm chay. Sau bữa trưa, cộng lại số tiền quyên góp được thì chỉ được 24 đồng, phá vỡ kỷ lục ít nhất từ trước đến nay. Tôi cười nói với Đại Sư: “Hôm nay danh sáng của Hòa thượng Phương trượng  Vương Hiếu Tử đi đâu mất rồi?” Đại Sư nói: “Ông đừng giữ lưỡi im lặng không nói nữa, ta đã biết mình quá lời, thật ra thì danh ông mới là sáng nhất, mong rằng ông dùng lời lẽ của mình mà tận lực hợp tác.” Tôi nói: “Dạ được”.

Lúc đó có anh thợ mộc họ Trương, tôi nói với anh rằng: “Tôi đang xây chùa, anh có thể trợ giúp 10 ngày công được không?” Anh ta trả lời: “Dạ được”. Tôi liền hỏi: “Giá công bao nhiêu?” Anh ta nói:”12 đồng.” Tôi hỏi: “Anh có thể giúp tiền công cho 4 người được không?” Anh ta nói: “Dạ không.” Tôi nói: “Trong túi anh có!” Quả nhiên có đúng 48 đồng không hơn không kém. Anh ta quá đỗi kinh hãi, cho là một sự thần kỳ!.

Theo phong tục của Trung Hoa, phụ nữ thích những lời tốt lành, người Quảng Đồng thường nói những điều như: “Ý tốt đầu”. cho nên thường thì những người có con cái, đều ẵm đến trước mặt Đại Sư để hỏi xem có dễ nuôi không? Lần nào Đại Sư cũng trả lời là dễ nuôi. Tôi hỏi riêng Đại Sư: “Hòa thượng Phương trượng  Ngài biết chắc là chúng dễ nuôi hay sao? Duyên cớ gì lần nào cũng trả lời là dễ nuôi hết vậy?” Đại Sư đáp: “Vì tất cả nguyện vọng của họ là được nghe những lời cát lợi thôi.” Tôi nói: “Trước đây có một phụ nữ hỏi về con mình, Ngài đáp là dễ nuôi. Chưa đầy 3 ngày, con của bà đã mất.” Đại Sư lại nói: “Như thế thì thế nào là câu trả lời viên mãn đây?” Tôi nói: “Nếu còn có sự việc này lần nữa thì để họ hỏi tôi.” Qua ngày sau, có người bế con lại hỏi, tôi nói: “Việc con bà có dễ nuôi không thì bà phải tự hỏi mình. Tại sao ư? Ví dụ như mạng của con bà rất trường thọ, tôi cũng nói với bà là bà sẽ nuôi dưỡng nó lớn lên thành tài. Nhưng bà bất chấp không ngại ghen ghét tạo nghiệp, mà làm mất đi tuổi thọ của nó, thì lời nói của tôi sẽ vô nghiệm. Ngược lại, con bà vốn đoản mệnh, tôi cũng nói với bà không dễ nuôi dưỡng lớn khôn, nhưng bà ngay bây giờ lập tức bỏ ác tạo đức, thì rồi sẽ tăng tuổi thọ cho nó, như vậy lời nói tôi cũng không linh nghiệm. Chi bằng bà cần phải tự cứu lấy mình, không nên hướng ngoại mà khẩn cầu.”

Ở Cáp Nhĩ Tân tôi có gặp một Ông Linh Mục người Tây phương nói rằng: “Phật giáo cúng các thần tượng là một hành vi mê tín, có những ích lợi gì?” Tôi hỏi: “Vậy Ngài không cúng thần tượng như vậy cũng có ích gì không?” Ông trả lời: “Không mê tín.” Tôi trả lời: “Phật giáo cúng Phật là để làm giảm nhẹ đi tính khí kiêu ngạo của mình, cũng là một sự vận động tốt nhất, làm tăng cường sức khỏe của thân thể, như vậy còn có gì có ích hơn điều đó không? Như việc mê tín mà ông vừa nói, chẳng qua là một danh từ rất bình thường mà thôi. Cần biết rằng những người mê tín thực tế rất sai lầm, tại sao ư? Nói rằng những người mê tín là những kẻ phàm phu. Phàm phu tuy mê muội, nhưng nếu có lòng thỉnh cầu tin vào chánh pháp, thì sau này họ nhất định sẽ thành Phật, chúng ta không nghi ngờ gì về điều này cả.” Người mê tín, người ngoại đạo, người ngoại đạo tuy có tin, nhưng lại tin tưởng mù quáng, đi vào đường tà, mê muội mà không biết, tạo nghiệp thọ báo, khổ không lời nào tả được, không có ngày về. Cũng có người mê nhưng không tin, đó là thiên ma. Thiên ma khi mê thì rơi vào thiên ma quyến thuộc, càng không tin vào chánh pháp, thật là khổ não vô biên. Lại có người tin nhưng không mê, đó là những vị thánh hiền. Thánh hiền vốn tin vào chánh pháp, được quả giác ngộ, trí sáng thường hiểu rõ, soi chiếu phá vỡ u mê. Đó là cánh cửa tốt nhất tiện nhất để đi.

Quảng Đảo bị bom nguyên tử tàn phá, nước Nhật đầu hàng vô điều kiện. Đồng bào Trung Hoa tưởng rằng vận rủi đã hết, Đông Bắc lại bị người Nga xâm chiếm, cướp bóc thiêu giết người, chặn đường cướp bóc, không ác nào không làm. Tôi cùng Hòa Thượng phương trượng mang theo mấy vạn lượng để về chùa, gặp vài tên lính Nga, cưỡng bức cướp giựt. Trong lúc tình trạng vô lực phản kháng, Phương trượng chỉ có chắp tay xưng niệm vạn đức hồng danh bất xuyết “Nam Mô A Di Đà Phật”, kết quả là một xu cũng không bị mất. Đến bên trong chùa, tôi đề nghị trong lúc thời cuộc bấp bênh không yên, nên ngừng ngay công trình này lại, để đợi thời cơ. Hòa Thượng Phương trượng nói: “Không được.” Nên tôi trả lời: “Từ nay tôi không tham gia đi quyên góp nữa.” Từ đó tôi đi viễn du khắp nơi, gặp cơ hội thì phổ hóa chúng sanh. Còn Đại Sư thì vẫn tiến hành công việc của mình, làm đất lành cho chúng sanh. Khi đã xây chùa hoàn tất, đại sư đến Bắc Kinh tọa hóa, viên tịch tại Niêm Hoa tự, hưởng niên 72 tuổi, giới lạp được 22 năm.

 

Chú thích: 

(1) Người làm đậu hũ họ Mạnh: là vị cư sĩ có tánh tình luôn quên mình vì người, luôn chịu thiệt thòi, đã phát tâm làm hộ pháp, chu cấp việc ăn uống cho Đại sư Thường Nhân dầu mưa gió cũng không ngừng, đã cúng dường bột gạo sống cho Đại Sư Thường Nhân dùng trong thời kỳ thủ hiếu. Ngài sau này xuất gia với Đại Sư Thường Nhân với pháp danh Thường Trí, nhưng Đại Sư Thường Nhân không xem ngài là đệ tử mà xem như là huynh đệ đồng tu. (Water Mirror Reflecting Heaven. trang 21). 

(2)  tổng cọng sáu năm

(3) Tức Hòa Thượng Tuyên Hóa