Thời niên thiếu, Hòa Thượng đã từng nghiên cứu làm thế nào để đưa gíao nghĩa Phật Pháp phổ cập khắp nơi trên thế giới, hầu mong cứu vớt thế nhân. Ngài nói:

“Khi tôi xuất gia, tôi muốn tìm ra lý do tại sao nghĩa lý vi diệu của Phật gíao chỉ được một số ít người trên thế gian tu học, còn giáo lý của đạo Tin Lành cùng Thiên Chúa lại được phổ cập toàn cầu. Nghiền ngẫm nghiên cứu mãi, tôi phát giác ra rằng vì các đệ tử của Phật chưa phiên dịch kinh điển Phật gíao ra ngôn ngữ văn tự của các nước trên thế giới. Ngược lại, đạo Thiên Chúa và Tin Lành đã phiên dịch ‘Thánh Kinh’ của họ ra ngôn ngữ của mọi quốc gia, khiến ai ai đọc qua liền hiểu ngay. Nếu kinh điển Phật gíao được phiên dịch ra mọi ngôn ngữ thì Phật giáo sẽ tự được phổ cập khắp nơi mà không cần cầu mong. Do đó vừa xuất gia, tuy không biết một ngoại ngữ nào, tôi vẫn phát nguyện rằng nếu còn sống ngày nào thì tôi sẽ giúp kinh điển Phật gíao được phiên dịch ra mọi ngôn ngữ văn tự. Đây là chí nguyện của tôi, và tôi sẽ tận dụng mọi khả năng để thúc đẩy thực hiện công tác này.”

Mặc dầu Hòa Thượng có tư tưởng như vậy, nhưng ngài lại không có phương tiện. Nhân duyên chưa chín muồi cho đến năm 1968, theo sau Khóa tu Lăng Nghiêm có năm người Hoa Kỳ trẻ tuổi xuất gia. Sự kiện này tạo nền móng cho việc phiên dịch Kinh Điển. Từ đó Hòa Thượng thường cung cấp những hường dẫn trong công việc phiên dịch Kinh Điển cao cả này. Ngài cũng dùng nhiều phương pháp khác nhau để huấn luyện các đệ tử của ngài từng chút, từng bước qua nhiều ngày tháng; kết quả – đào tạo nhiều dịch giả xuất sắc và tài năng cho Phật Giáo.