Những lời dạy của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Lành thay, lành thay. Tỉnh thức “Ai” ?

Trong tiến trình thiền thiền, hành giả có thể đạt đến cảnh giới sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Trước khi đạt được cảnh giới Sơ Thiền, hành giả đầu tiên sẽ có được một trạng thái nhẹ nhàng và khinh an, là một cảm giác hoàn toàn an lạc và hoan hỷ. Khi hành giả đạt được trạng thái Pháp Hỷ tràn đầy, hành giả có thề hành thiền mà không cần thức ăn không thấy đói, không buồn ngủ và không cảm thấy mệt mỏi, và thậm chí khi không mặc y phục vẫn không cảm thấy lạnh. Đây là một trạng thái thành tựu trong giai đoạn đầu của sự tu tập.Cho dù quý vị đang ngồi hoặc đi, quý vị cảm thấy như là không còn có cái tự ngã. Q vị không biết cái tôi của quý vị đã đi đâu.

Cultivation is a matter of the mind, not the legs. If you can be free of discursive thoughts, then you can practice in any posture at all. If your mind is filled with discursive thoughts, then you won't succeed in your practice no matter how you sit.

Tu hành là về tâm, chứ không phải về chân. Nếu quý vị có thể không có vọng tưởng, thì quý vị có thể hành thiền ở bất kỳ tư thế nào. Nếu tâm của quý vị đầy dẫy vọng tưởng thì dù quý vị có ngồi tư thế nào, quý vị cũng không thành công trong việc hành thiền được.


S
au cảnh giới nhẹ nhàng khinh an, thì quý vị sẽ nhập cảnh giới Sơ Thiền. Lúc này, bản ngã hoàn toàn rỗng không và mạch dường như ngừng hẳn. Quí vị tràn ngập trong hư không và Pháp Giới, và một hoặc hai giờ ngồi thiền trôi qua giống như chỉ trong một giây. Tuy nhiên, quý vị không nên nghĩ rằng mình phi thường; quý vị chỉ mới đạt được một chút xíu hương vị của tam muội (định) trong giai đoạn đầu của hành thiền. Mạch đập của quý vị  dừng và kế tiếp là hơi thở của quý vị cũng ngừng luôn. Khi hơi thở bên ngoài của quý vị dừng và quý vị không thở bằng mũi, một sự hô hấp “thật sự” bên trong sẽ bắt đầu hoạt động. Vào lúc này, quý vị không cần phải phụ thuộc vào hơi thở bên ngoài nữa. Nếu quý vị tiếp tục tiến bộ trong việc hành thiền, suy nghĩ của quý vị sẽ dừng hẳn. Khi không còn một niệm nào khởi lên và tất cả các vọng tưởng đã biến mất – rỗng không – quý vị sẽ đồng một thể với Tự Tánh. Mặc dù tư tưởng được xem là dừng hẳn trong Tam thiền quý vị vẫn còn niệm vô minh thô thiển.

Trong giai đoạn Tứ thiền, suy nghĩ đã thực dừng hẳn, tất cả niệm đều buông bỏ. Trạng thái này gọi là Tứ thiền, vẫn còn hữu lậu. Quý vị cũng chưa kết thúc sanh tử cũng chưa chứng thánh quả. Để đạt Sơ-quả A-la-hán,  quý vị phải đoạn được tám mươi mốt phẩm kiến hoặc. Kiến hoặc là cái thấy bị che mờ khi tham dục khởi lên, bị mê mờ về những gì nhìn thấy. Những vị A La hán Sơ quả còn gọi là Nhập Lưu vì họ nhập vào dòng Pháp tánh của Thánh nhân và đi ngược dòng sáu trần của phàm phu. Thánh già Sơ quả không theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Hình sắc không làm họ dao đông, âm thanh không làm họ dao đông, mùi không làm họ dao đông, vị không không làm họ dao đông, xúc không làm họ dao đông, và pháp khôngảnh hưởng họ đươc. Họ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những biến đổi của lục trần. Họ không bị ảnh hưởng bởi những cảnh giới của sáu trần. Đó là ở mức độ của Sơ Quả A La Hán. Hiện tại, ngay cả cảnh giới Sơ Thiền trong quá trình thiền tập chúng ta cũng chưa đạt tới . Không ai trong chúng ta cảm nhận được mạch của chúng ta ngừng đập.

Nếu quý vị chưa đạt được những trạng thái này quý vị nên nỗ lực dụng công trong từng mỗi phút mỗi giây, điều quan trọng là không để lãng phí thời gian. Tốt nhất là ngồi thế kiết già. Nếu quý vị không thể, thì quý vị có thể ngồi thế bán già. Nếu cả tư thế bán già và kiết già quá khó khăn, quý vị có thể ngồi bình thường. Tu hành là về tâm, chứ không phải về chân. Nếu quý vị có thể không có vọng tưởng, thì quý vị có thể hành thiền ở bất kỳ tư thế nào. Nếu tâm của quý vị đầy dẫy vọng tưởng thì dù quý vị có ngồi tư thế nào, quý vị cũng không thành công trong việc hành thiền được. Việc hành thiền bao gồm cả việc tu tâm dưỡng tánh. Quý vị phải thường xuyên giám sát vọng tưởng của quý vị xem cái tư tưởng nào chiếm phần lớn. Có phải đa số tư tưởng của quý vị đều là tham và dục không? Có phải những tư tưởng của quý vị chứa nhiều sân giận hơn những thứ khác? Có phải sự ngu si thống trị suy nghĩ của quý vị không? Hồi quang phản chiếu quán sát chính bản thân quý vị. Nếu quý vị có thể thanh tịnh những vọng tưởng này là quý vị đang có cảm ứng trong việc tu tập.

Cho dù quý vị ngồi tư thế kiết già hay bán già hoặc ngồi thông thường, điều thiết yếu là dẹp bỏ những vọng tưởng để trí huệ chân thật có thể hiển hiện. Hể cái giả chưa chấm dứt thì cái thật không hiển hiện được. Trong việc tu hành chúng ta dụng công trên tâm địa (mảnh đất tâm). Đó gọi là Pháp Môn Tâm Địa: làm cho tâm trở nên thanh tịnh. Nếu quý vị có thể thanh tịnh trong một khoảnh khắc, là quý vị đã ở trên núi Linh Sơn trong khoảnh khắc đó. Nếu quý vị có thể thanh tịnh mọi lúc thì quý vị luôn ở trên núi Linh Sơn.

Dù quý vị niệm Phật, trì chú, xiển giáo, hay tọa thiền, mục đích là chú tâm về một điểm, bỏ giả lưu chân. Trong mọi thời khắc, nhìn lại bên trong mình và nhận ra bổn lại diện mục.

Đây là Phương pháp dùng ở giai đoạn tụ tập sơ khởi.

p.202 – 203, “In Memory of the Ven. Master Hsuan Hua, Vol. III”

Ghi chú của ban Phiên Dịch Việt Ngữ VPTT:

Bài này mục đích giới thiệu khái quát về Thiền, để biết rõ hơn xin xem bài Cảnh Giới Thiềnhttp://www.dharmasite.net/bdh29/CanhGioiThien.html