Mười Thái Ðộ Tất Yếu Khi Bắt Ðầu Tu Hành

 

Sau đây là mười công-hạnh cần phải thực tập khi bắt đầu tu hành theo phương pháp Kinh Hoa Nghiêm. Mười công.hạnh này phát xuất từ mười tâm thái của bậc Thập Tín.

  1. Tao Khổ Năng Nhẫn.

Gặp chuyện rắc rối, đau khổ, bức bách, chúng ta hãy:

.     tách mình ra khỏi hoàn cảnh ấy; dùng lý trí để quán sát nhân duyên của việc ấy mà không phê phán, lên án, bình luận (tu lý).

.     đừng biện hộ cho mình; đừng tìm lý do để chứng minh rằng mình đúng (tu Ðạo).

.     Tập nhẫn nại, tập tha thứ, khoan dung.

 

  1. Thân cận thiện hữu.  

Chúng ta nên gần gũi bạn tốt, bậc Thiện-tri-thức, bậc trí huệ, để học hỏi gương lành. Bạn tốt là người:

.     giúp mình phát chí tu hành, phát tâm Bồ-đề.

.     khuyến khích mình lúc mình giải đãi, biếng nhác, hay bế tắc.

.     bàn luận. chỉ bày. nêu ra điều sai lạc. lỗi lầm của mình.

.     là tấm gương đức hạnh, mẫu mực tốt để mình noi theo.

.     có trí huệ sáng suốt, thấu rõ đạo lý, thật sự dụng công tu hành, nên có thể chỉ điểm mình tu hành.

.     có chánh tín đối với Tam bảo, biết cung kính bậc trưởng thượng, biết tôn trọng chân lý.

.     có hành vi khiêm cung, không cống cao ngã mạn, sẵn sàng phục vụ mọi người.

 

  1. Cúng dường chư Phật.  

Chư Phật là ruộng phước vĩ đại nhất. Cúng dường chư Phật không những sẽ được phước báo vô lượng mà còn diệt trừ phiền não, sanh khởi trí huệ, thay đổi nghiệp duyên, trợ duyên đắc Ðạo.

  1. Tùy theo tâm trạng, động cơ của mình lúc cúng dường mà sẽ được kết quả tương ưng:

                                    “Giống như tấm gương sáng,
                                       Tùy hình hiện ảnh tượng,
                                       Phật phước điền cũng vậy,
                                       Tùy tâm hoạch chúng báo.”  

  1. tất cả phiền não, hoạn nạn, ác nghiệp của mình cũng được tiêu trừ nhờ cúng dường chư Phật:

                                    “Như thuốc A-già-đà.
                                     Trị lành mọi thứ độc,
                                   Phật phước điền cũng vậy,
                                   Diệt sạch phiền não hoạn.”

  1. Cúng dường chư Phật còn có thể giúp chúng ta dứt được nghiệp hữu-vi, chứng đắc quả Vô-lậu:

                                  “Ví như đại hỏa khởi,
                                (hỏa thiêu tới tam Thiên)
                                 Thiêu hết mọi vật tượng,
                                 Phật phước điền cũng vậy,
                                   Thiêu hết thứ hữu-vi.”

Muốn làm được những việc như trên, thì khi cúng dường chúng ta phải tập có thái độ như sau:

.     không cầu mong lợi lạc cho chính mình,

.     không cầu cạnh những thứ thế tục, nhỏ bé hẹp hòi, không cầu quả báo,

.     xem việc cúng dường là bổn phận,

.     quán tưởng cúng dường một đức Phật là đồng thời cúng dường mười phương tất cả đức Phật,

.     tận tình đem hết năng lực ra cúng dường, không sợ “hết tiền hết     của” ; đó mới gọi là thành tâm.

 

  1. Tu tập thiện căn.  

“Thiện căn” tức là gốc lành. Gốc lành thì ở trong tâm. Muốn trồng gốc lành thì phải dùng hành động thực tiễn bên ngoài. Ðối tượng để trau giồi thiện căn, theo phẩm Hiền Thủ, gồm có:

.     Lợi lạc chúng sanh: Bất cứ việc gì mình làm mà đem lại ích lợi cho chúng sanh thì tự nhiên gốc lành sẽ trỗi dậy. Do đó phương pháp tu bố thí trì Giới, nhẫn nhục, phương tiện, v.v… đều là cách đề vun bồi gốc lành.

.     Trang nghiêm quốc độ: Tức là làm cho hoàn cảnh xung quanh được cải thiện, tốt đẹp, hòa bình. Chúng sanh và môi trường là hai phạm trù không thể tách biệt. Do đó, khi độ chúng sanh, mình phải đồng thời cải biến, trang nghiêm hoàn cảnh. Bằng cách nào?

  1. Thanh tịnh tự tâm. Tâm mình ra sao thì hoàn cảnh thế ấy
  2. Hồi hướng phước báo để trang nghiêm hoàn cảnh, quốc độ.
  3. Tu những công hạnh phục vụ, làm việc công ích.

 

  1. Chí cầu thắng Pháp.  

” Thắng Pháp” là thứ pháp thù thắng đưa tới Niết-bàn, đạt tới giải thoát. Không có chí cầu Pháp thì sẽ không có Pháp tới tay.

Lập chí, do đó, là việc quan trọng bậc nhất lúc bắt đầu  tu. Không lập chí thì tình cảm, dục vọng, tham vọng, ích kỷ sẽ dắt dẫn cuộc đời mình. Bởi thế,

.     Khi lập chí: đừng cầu mong gì cho mình cả. Viết ra giấy để nhớ và ôn lại.

.     Khi tu hành: đừng để quả báo làm lu mờ chí hướng.

.     Khi gặp trắc trở: đừng quên chí nguyện lúc ban sơ.

.     Khi gặp thuận duyên: đừng để dục vọng, danh vọng, sung sướng, quyền thế  làm lạc hướng đi.

 

  1. Tâm thường nhu hòa.  

“Nhu” tức là không cang cường, không cứng đầu, cũng không đầy dẫy thạnh kiến; mà là biết nhường biết nhịn, không coi ai là kẻ thù.

“Hòa” tức là không nổi nóng, bộc tháo, không thích gây gỗ, không thích tìm lỗi lầm của kẻ khác, không thích đấu lý, “Hòa” có nghĩa là biết nhận lỗi mình, biết hợp tác với kẻ khác, chấp nhận phê bình, lời lời ôn hòa.

 

  1. Từ bi thâm hậu.  

“Từ bi thâm hậu” tức là có tấm lòng thương xót sâu xa đến tất cả chúng sanh. Những tâm thái năn trở vạ giết chết lòng từ bi là:

.     Giận dữ: Mình có hay nóng nảy chăng?

.     Oán ghét: “Ai là kẽ thù của ta?” Ai là kẻ đáng ghét ?

.     Chỉ trích : Mình có thích nói xấu, nói sau lưng kẻ khác chăng

Cho nên, chúng ta cần phải tập : 1. Ôn hòa, 2. Tha thứ và cảm thông.

 

  1. Thâm tâm bình đảng.  

“Thâm tâm” là tận đáy lòng mình, trong tâm can mình. “Bình đẳng” là không có thành kiến, định kiến về người nào cả. Khi có thành kiến về người nào, mình sẽ không có cách gì thấy được chân tướng, nghiệp chướng, bãn tánh, nhân duyên của người ấy. Thành kiến chỉ đưa tới quan điểm nông cạn nhỏ hẹp, và sinh ra phiền não. Phải tập lắng nghe quan điểm của người khác. Tránh nói chuyện thị phi, phê bình, chỉ trích kẻ khác. Tập quan sát thái độ của mình để tránh phát khởi lòng kiêu ngạo, cống cao. Ðừng cho mình là tiêu chuẩn, hơn hẳn tất cả kẻ khác.

 

  1. Ái lạc Ðại-thừa.  

Hãy vui thích với Pháp Ðại-thừa; suy tư về khả năng thành Phật của mọi chúng sanh ; tập vui sướng khi thấy kẻ khác tu hành; tập vui sướng khi thấy kẻ khác thành tựu, đắc quả, hay mới bắt đầu phát tâm; tập vui sướng với chân lý, tin tưởng và coi trọng chân lý, Phật Pháp. Ngoại trừ bổn phận với đời, hãy tập thái độ đặt ưu tiên cho việc học hỏi chân lý và tu trì, thực hành Phật Pháp.

 

  1. Cầu Phật trí huệ.  

“Cầu” có nghĩa là đặt phương hướng cho đời mình nhắm vào sự phát triển trí huệ, chứ không phải là cầu cạnh, mong muốn đạt được cái gì. Mọi thứ mong muốn cho mình đều ngược với tinh thần tu Ðạo, và chỉ đưa tới thất bại.  

“Cầu” ở đây chính là xác định sự cống hiến đời mình cho việc phát triển Nhất-thiết Trí, trí huệ của Phật ; do đó, danh, lợi, tài, sắc, đều không phải là hướng đi và mục tiêu của đời mình.