Hằng Triều. Ngày 16 tháng 10, 1977

Anh có nghe cái tên “điên rồ” này sẽ làm gì không?

 

Một giáo viên từ Lompoc cùng với con trai ông dừng lại và cúng dường. Họ rất quan tâm tới đời sống tu sĩ và những thay đổi cơ thể của việc lạy hàng trăm dặm ở ngoài trời này. Họ là những người lặn ở dưới nước không mang bình dưỡng khí và đã có sự tri ân đặc biệt về sự tịnh khẩu của thầy Hằng Thật.

“Tham thoại đầu” có tác dụng. Tôi dùng cách “tham thoại đầu” này mỗi khi tôi bị lạc ra khỏi trung tâm của mình, và nói với chính tôi rằng, “Ai đang quá bận rộn đây?” hoặc là, “Ai đang quá tức giận và đau đớn đây?” Gần đây, mỗi khi việc lạy gần đến điểm muốn nỗi điên thì tôi hỏi, “Ai đang lạy đây?” Bình tĩnh và lắng dịu xuống.

Hôm nay, tôi không thể tìm ra được “Ai”. Không chỉ có bình tĩnh thôi, mà còn có cái gì hơn nữa. Nó giống như bầu trời tự nó hé mở ra với đầu óc và trái tim tôi, phóng ra một áp suất rất mạnh. Không có điểm bắt đầu và kết thúc. Trống rỗng, bình an và tự do cho tới vọng tưởng tiếp theo.

 

Tâm chẳng trụ nơi thân,

Thân chẳng trụ nơi tâm.

Mà làm được Phật sự,

Tự tại chưa từng có.

Kinh Hoa Nghiêm. Phẩm Dạ Ma Cung Kệ Tán Thán thứ hai mươi. Bài kệ do Giác Lâm Bồ tát tuyên nói.

 

Hồi tưởng:

Tháng 10, 1976, Kim Sơn Thánh Tự. Quang cảnh: trong bếp, sau buổi giảng kinh tối. Thầy Hằng Cụ, Hằng Quán, Hằng Lai và Hằng Thật đang thảo luận về điều gì đó khi tôi bước vào lấy cái ba lô của mình và chuẩn bị rời đi để đón chuyến xe buýt East Bay quay trở lại Berkeley.

Thầy Hằng Cụ: “Này, anh có biết cái tên “điên rồ” này sẽ làm gì không?” (hất đầu về phía thầy Hằng Thật)

Tôi: “Không, sẽ làm gì?”

Thầy Hằng Quán: “San Bu I Bai.” (Tam bộ, nhất bái ).

Tôi: “Là cái gì vậy?”

Thầy Hằng Cụ: ““Ba bước một lạy”

Thầy Hằng Quán: “Phải, thầy ấy sẽ bỏ qua tất cả công việc vất vả ở đây và lạy lên phía bờ biển” (nói đùa)

Tôi: (Có cái gì đó ăn khớp ý vang lên bên trong. Tôi đặt ba lô xuống). “Thật sao? Chỉ một mình?”

Thầy Hằng Lai: “Tất nhiên, là một mình. Ai khùng đến đổi muốn đi cùng với thầy ấy làm chuyện khùng điên ấy chứ”. (Cười)

Tôi: (nói với chính mình, “Ai mà không chịu làm chứ! Ý tôi là, tôi muốn, nhưng…” Quá trễ rồi. Cho dù tôi có thể chịu khó nhọc như thế nào đi nữa, tôi biết tôi muốn và thật sự muốn đi. Ý tưởng này đã đánh trúng và in sâu đậm vào tôi, giống như là tên của tôi vậy. “Và chưa ”, tôi nghĩ, “Tôi sẽ phải xa bạn gái, công việc và vị trí dạy học của mình, và , và… Hừm, Ba bước, một lạy vì tất cả chúng sanh ”) “ Khi nào ? ”

Thầy Hằng Thật : (Cuối cùng cũng lên tiếng sau khi ngồi trên chiếc ghế băng giả vờ như đang đọc sách với vẻ không quan tâm). “Không chắc lắm nhưng có thể là cuối mùa hè, cũng có thể sớm hơn ”

Tôi : “Ai sẽ đi để mang dụng cụ, nấu nướng và… ”

Thầy Hằng Thật : “Không biết ”. (nhún vai) Bất cứ ai muốn. Có thể tôi sẽ làm một mình, nếu không ai nguyện làm hu fa (hộ pháp).”

Tôi : “ Hu… gì ? ”

Thầy Hằng Lai : “Hu fa. Có nghĩa là Hộ pháp ”

Tôi : “ Bắt đầu từ đâu và tới đâu ? ”

Thầy Hằng Quán : “Từ Los Angeles, tới chùa Vạn Phật Thánh Thành”

Tôi : “Thầy không thể làm một mình được” (Cái đầu hoạch định dụng cụ và kế hoạch thực hiện của tôi đã cho ra các chi tiết. Tôi đã từng thưc hiện rất nhiều việc đi bộ đường dài và leo núi, nhưng việc này sẽ phải mất đến gần 2 năm ! Một cuộc hành trình lớn !

“Thầy sẽ phải tính toán ít nhất là 60-70 pound (27-32kg) cho một người, và nếu thầy đi men theo bờ biển …” Tôi đang say mê.

Thầy Hằng Thật : “Cái đó chưa kể những trang bị đăc biệt mà nhà sư phải mang, và toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm, và…”

Chúng tôi bắt được tâm nhau! Một sự kết nối không lời lâu xa giữa hai chúng tôi nổi hiện lên. Chúng tôi đã quen biết nhau, và lời nguyện chung đã lập từ lâu giờ đang được chín muồi. Đột nhiên, tôi thấy mình chú tâm tới việc lên kế hoạch cho cuộc hành trình khó thể nghĩ bàn với thầy Hằng Thật, một mặt tôi biết mình không thể bỏ qua,đồng thời mặt khác tôi cũng không thể tưởng tượng ra nổi – có đủ sáng suốt và tự do bên trong để đi ra ngoài. Thật tiến thoái lưỡng nan ! Tôi lỡ chuyến xe buýt.

Năng lượng bên trong căn bếp (của Kim Sơn Thánh Tự) đêm ấy thật mạnh mẽ, tinh khiết và gần gủi. Mọi người ai cũng thấy vui vẻ và ủng hộ quyết định của thầy Hằng Thật. Điều ấy được gọi là nhân duyên. Tôi đã về nhà, ở căn nhà thân thuộc đến nổi tôi đã không nhận ra rằng tôi là người duy nhất không cạo đầu và không choàng y, cho tới khi tôi bước tới cửa trước để rời khỏi chùa. Mình đang đi đâu đây? Tại sao mình lại bị lộn xộn như thế.

Tấm bảng bên trên cửa ghi: “Hãy cố gắng hết mình”.

Mọi việc diễn ra thật nhanh và sâu xa. Mãi sau tôi mới nhận ra sự thật rằng chính tôi đang tiến quá chậm và nông cạn. Mọi việc diễn ra một cách tự nhiên và mọi việc sẽ như thế. Chỉ có tôi đang quá bị vướng mắc và trói buộc để tiến bước cùng họ. Một chân ở trên thuyền đang rời bến còn chân kia thì vẫn trên bến tàu. Đã đến lúc phải lựa chọn, hoặc là sẽ bị xé làm đôi.