Hằng Triều – Ngày 19 tháng 7, 1977

Anh ta giữ lấy đám trẻ nhỏ

Một người nông dân nói tiếng Tây Ban Nha đã quan sát chúng tôi khoảng một tiếng đồng hồ từ chiếc xe tải nhỏ trong khu rừng Bạch Đàn (Eucalyptus). Khi chúng tôi tới gần, anh ta bước tới, “Công giáo hả?”

“Hả?” Tôi hỏi.

“Các ông là người Công giáo à?”

“Không”, tôi đáp lại, “Phật tử”.

“Hả?” anh ta hỏi.

“Những nhà sư Phật giáo”. Chúng tôi nói chuyện vài phút mà chẳng ai trong chúng tôi hiểu gì nhiều. Nhưng điều đó không quan trọng. Anh ta đã thấy điều gì đó và muốn chúng tôi biết. “Tôi không uống rượu, không hút thuốc, không khiêu vũ, không nói dối, không dối gạt, và không giết hại”.

“Chúng tôi cũng vậy”, tôi nói.

“Vị Thượn Đế nào?” anh ta hỏi. “Ở đâu?”

Tôi đặt tay lên tim mình. Anh ta cũng đặt tay lên tim và mỉm cười “Cũng vậy”. Anh ta đi về phía chiếc xe tải chở đầy bắp cải và những đứa trẻ vui vẻ, mang cho chúng tôi nhiều bắp cải. Chúng tôi nhận một bắp cải và một đô la cúng dường. Anh ta giữ lấy đám trẻ.

“Lìa các dua dối lòng thanh-tịnh
Thường thích từ-bi tánh hoan-hỷ” .

-Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Thế Giới Thành Tựu

Sau đó, tôi có ý tưởng rằng điểm cốt yếu về Đạo Phật có thể được diễn đạt bằng kịch câm, không lời. Nếu tôi không thể làm vậy và giao tiếp với người nông dân, những người không nói ngôn ngữ của tôi, thì tôi đã không “có được” điều đó. Tôi đã soạn một vở kịch ngắn và thử diễn cho thầy Hằng Thật xem. Tập trung chung quanh ngũ giới và tìm Phật tính ở bên trong – “nhất thiết duy tâm tạo”.

Lạy xuyên qua một dãy những người tài xế xe tải đang cầm bảng đình công đứng cản đường và một viên cảnh sát đi xe mô tô, đeo kính mát đứng bất động.

Hai người đàn ông Việt Nam dừng lại, bước tới và mỉm cười, “Ồ, chúng tôi rất vui mừng khi được gặp các vị sư Phật giáo. Các thầy xây chùa ở đây à?” Họ hỏi và chỉ tay về phía cánh đồng trống mà chúng tôi vừa dừng nghỉ.
Nhiều cảnh sát hơn – rất thân thiện. “Chúng tôi có thể giúp được gì chăng?” “Ồ, Phật tử! Chúng tôi thực sự ngưỡng mộ các ông”. “Chúng tôi có thể giữ bản thông cáo không, có rất nhiều người ở trạm cảnh sát muốn biết nhiều hơn về việc các ông đang làm”. “Các ông có thời gian nói chuyện không? Chúng tôi không muốn làm gián đoạn hay làm phiền các ông”

“Cảm ứng Đạo giao nan tư nghì…”

Đại Bi Sám.

“Lạy để xóa đi những khó khăn và vấn đề của chính bản thân – để giải thoát mình ra khỏi mọi lỗi lầm và những lề lối thói quen xấu”.

-Hòa Thượng Tuyên Hóa.

Khi những thứ đó đi rồi, thì khi ấy, quí vị mới đang giúp thế giới và cống hiến cho nền hòa bình cùng chấm dứt đau khổ. Quý vị lạy để tự lo cho mình và như hế không phải phiền người khác.

Câu hỏi: “Ông có tin vào Thượng Đế không?”

Trả lời: “Có. Phật tử tin vào tất cả và chẳng gì cả. Họ chủ yếu tin vào điều mình làm, chứ không phải điều mình tin, đó mới là quan trọng. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói “chẳng tin gì cả” bởi vì chúng tôi đặt niềm tin vào thực hành. Quý vị đi lên hay rơi xuống, được cứu rỗi hay ‘mất đi’, nó nằm ở hành vi của quý vị và không một lời nào hay niềm tin nào sẽ giúp được nếu như quý vị làm điều tà ác. Bất kể là quý vị tin vào chư Phật, Chúa Trời, chúa Jesus hay chẳng tin vào ai cả – nếu quý vị làm điều thiện thì quý vị sẽ có lại điều đó. Để được nhận, quý vị cần phải biết cho đi”.

Một người phụ nữ từ một quán rượụ bước tới và nói, “Mấy cậu bé này đang làm gì thế?” Tôi giải thích và bà ấy lấy tay che miệng, xấu hổ.

“Tôi xin lỗi vì đã thiếu tôn kính, tôi đã không biết rằng các ông là làm việc thật sự”.

Tôi nói với bà ấy rằng chúng tôi “đang cố gắng tác động tới mọi người để được hạnh phúc và bình an”, bà ấy nở nụ cười lớn và nói, “Cầu phúc lành cho các ông”. Mọi người từ quầy bar đang quan sát và chờ đợi bà ấy quay trở lại để biết ai đã nói đúng về chúng tôi.

“Khi một người rộng lòng giữ những giới luật này, thì giống như một người mà trước kia bị mắc kẹt vào chỗ tối, nay bỗng chợt tìm thấy ánh sáng; họ như người nghèo thiếu vấp vào của báu trước mặt; như kẻ tàn tật nay hoàn toàn được bình phục; như tù nhân cuối cùng cũng được ngày tự do”

Lới tựa  Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới

“Mẹ tôi trông thấy các ông hàng ngày khi bà đi làm, vì thế chúng tôi mang tới biếu các ông một chút trái cây”. Rất nhiều câu hỏi và cuối cùng, “Chúc vui vẻ” (Không thật lòng).

“Chúng tôi vui mà!”

“Các ông ?”

“Đúng thế, chúng tôi rất hạnh phúc. Khi quý vị từ bỏ lđiều giả và tìm thấy sự thật –kiểu hạnh phúc đó. Không thể hơn thế được!”.

Ba chiếc bánh mì kẹp thịt từ một người đàn ông rất chân thành. Tôi không thể từ chối. Anh ta rõ ràng là đã nhịn ăn để mua chúng. Phải làm gì đây? Rồi ngay lúc đó, một người đàn ông đã nói chuyện với chúng tôi đêm qua lái chiếc xe tải đi tới.

Peter làm nghề lắp đặt các cửa treo nhà để xe và chưa ăn trưa. Vấn đề đã được giải quyết. “Các ông đang theo đuổi những gì mà mọi người đang tìm kiếm – tâm bình an chân thật”, anh ta nói.

Những đứa trẻ trên con đường Hueneme: buổi chiều hè nóng nực, những chiếc chân trần lấm lem chạy tới siêu thị mang theo 5 và 10 xu, 8 lần một ngày, chở đôi trên chiếc xe đạp, những đứa chị lớn tuổi hơn quán xuyến và “chăm sóc” em trong khi cha mẹ làm việc. “Các em về nhà ngay lập tức không thôi chị sẽ quất thật mạnh vào mông bây giờ, nghe chưa!” Kem đây, “Này Tony không lấy cái đó”. “Này Tubs” và “Bù Nhìn đến”. Những câu hỏi và cuộc diễn hành đi theo sau của “Mấy chú khỉ Phật” – một số em nhỏ cố gắng lạy để chạm vào da chúng tôi để xem nó ra sao. Số khác thì cố gắng bắt chước niệm “Num o da bung…” (1) Những người ngưỡng mộ thì dọn đá và miểng chai ra khỏi đường đi của chúng tôi.

“Này Tony đừng lấy cái đó!”, một giọng nói nhỏ bé cất lên lần nữa – chỉ cao chừng 75 cm, cậu bé đứng chắn đường tôi, chống tay ngang hông một cách ngang nghạnh (cậu bé 4 tuổi) – “Tony, đừng lấy cái thiệp đó, tao nói rồi!”. Ngay cạnh cậu bé đó là người bạn nhỏ yên lặng Tony đang chờ đợi đến lượt lấy tấm thiệpcard (thiệp về Kim Sơn thánh tự và Vạn Phật Thánh Thành).

Một người đàn ông trong chiếc xe hơi lớn “đi dạo” tới. “Các có ông được trả tiền không?”.

“Chỉ ở bên trong, là điều đáng kể”.

Anh ta mỉm cười và gật đầu, lái xe đi khuất.

“Hẹn gặp lại các sư sau nhé”; tiếng trẻ em mờ nhạt dần, “Ê, ở đây có một chiếc xe bán kem”. “Mày nhát không dám đứng gần họ, ha ha!”. “Không có!”, “ Có!”, Không có…