Hằng Thật – Ngày 17 tháng 7, 1977

Ông ấy là một người tốt, tử tế, ngay thẳng và sợ Phật

Hãy thận trọng với tự do. Quá tự do có thể giết chết quý vị. Nếu sự tự do của quý vị không phải là kết quả của việc giữ kỷ luật, làm việc chăm chỉ, có được qua một thời gian dài, thì nó có lẽ không phải là tự do gì hết. Nếu sự tự do của quý vị đến dễ dàng và liên hệ đến việc sử dụng các vật liệu, các đồ vật hoặc các công cụ ở bên ngoài thân, bên ngoài trái tim, thì rất có thể là sự tự do của quý vị sẽ tốn nhiều chi phí, không thỏa mãn và sẽ chứng minh là một chuỗi xích chân nặng nề không lâu sau đó.

Quan sát

Những người đàn ông mặc áo trắng sạch sẽ ở trong trang trại, nói chậm rãi, ăn chậm, ngủ sâu, làm việc cả ngày với gia đình bên cạnh họ, cùng nhau về nhà khi trời tối. Những người phụ nữ mặc những bộ quần áo màu sáng, nói chuyện với nhau, mỉm cười chậm rãi, chăm sóc gia đình, làm việc vất vả cả ngày và cùng nhau về nhà lúc tối. Lũ trẻ có đôi mắt to, khuôn mặt cởi mở, ít nói, nhiều ánh sáng. Họ có được sự tự do của mặt trời.

Trong thành phố những người đàn ông mất chỗ đứng. Họ học cách nói chuyện nhanh và ăn uống nhanh, ngủ không yên, làm việc xa gia đình và ra ngoài vào ban đêm để tìm ma quỷ. Phụ nữ thì học cách nói chuyện với đàn ông, cười theo nhiều kiểu khác nhau, tiết kiệm thời gian và công việc bằng các máy móc và cách suy nghĩ như thế nào về mọi việc cần làm khi đàn ông đi rồi. Trẻ em thu hẹp những đôi mắt, học những thủ đoạn, những lời lẽ thô lỗ, và học làm thế nào để che giấu ánh sáng của mình. Họ có sự tự do của mặt trăng.

 

“Hãy nhìn hai người này. Ồ, tôi sẽ không làm như thế vì tình yêu hay vì tiền đâu”.

Đúng thế, thưa ông, chúng tôi cũng vậy. Cũng chẳng làm thế vì danh tiếng, hay vì đồ ăn hay vì giấc ngủ. Quý vị có thể tưởng tượng được ai đó nói rằng, “Ông ấy là một người đàn ông tốt, tử tế, ngay thẳng, sợ Phật?” Chẳng ai sợ Phật cả. Nó có thể giống như là sợ sự chuyển động của mặt trời và mặt trăng, thời gian và hư không. Tại sao tôi không phải là người Cơ Đốc giáo? Tôi đã tốt nghiệp và mất đi sự sợ hãi về tính bất diệt rồi.

Một bài kệ của Hòa thượng được gọi là “Hồi quang” đã luôn có một ý nghĩa đặc biệt đối với tôi và hôm nay tôi lại hiểu nó rõ ràng hơn.

Chân thật nhận lỗi mình

Đừng tìm kiếm lỗi người

Lỗi người là lỗi mình

Đồng thể là Đại Bi.

– Hòa thượng Tuyên Hóa

Khi tôi từ bỏ cái mà tôi đã làm việc chăm chỉ để bảo vệ qua những năm tháng này, chỉ khi ấy tôi mới có thể gia nhập vào thế giới. Không có cái tự ngã, thì không có sợ hãi – chẳng còn có gì để mất. Đây gọi là đồng thể, là một chất là tất cả chúng ta được hình thành nên từ đó. Tất cả những mối quan tâm sai lầm cho một loạt những năng lượng tạo những mặt nạ giả, sẽ được dùng tốt hơn khi quan tâm tới tất cả chúng sanh như quan tâm tới chính bản thân mình – như thế gọi là Đại Bi và đó là chân lý.

Giữ nó, thì nó ở,

Bỏ nó, thì nó đi.

Khi đi nó không báo,

Khi về chẳng cho hay.

Nó đến đi nào biết.

Nó được gọi là Tâm.

-Mạnh Tử