Hằng Triều – 11 tháng Bảy 11, 1977

Từ chối công việc được trả lương cao để giữ sự chân thật

Một cuộc phỏng vấn.

Hỏi: Điều gì thực sự đã đưa ông đến với Phật giáo?
Trả lời: Điều tôi mong muốn làm nhất là có thể để giúp chấm dứt đau khổ của tất cả chúng sinh ở khắp mọi nơi.

Hỏi: Và cuộc hành hương lễ lạy này thì sao? Nó phù hợp với điều đó như thế nào?
Trả lời: À, lý do thực sự cho chuyến lạy này và trở thành một nhà sư – lý do nòng cốt – là để đền ơn cha mẹ tôi.

Hỏi: Tôi chưa hiểu lắm. Ông có thể giải thích một chút được không?
Trả lời: Lễ lạy và ngồi thiền, sống bên ngoài trời hoặc trong tu viện, nói chung cuộc sống của một người “xuất gia” sẽ giúp quý vị thoát khỏi tất cả những thứ không quan trọng trong thế giới này. Vẻ bóng bẩy rỗng tuếch chớp nhoáng sẽ biến mất và quý vị sẽ đối mặt với những vấn đề thực tế lớn lao còn lại là: sanh, già, bệnh, chết (sanh, lão, bệnh, tử).

Hỏi: Rồi sao nữa?
Trả lời: Không có truyền hình, phim ảnh, quan hệ tình dục, thực phẩm ngon, ma túy, hoặc “thời gian giải trí” – không quần áo đẹp và tiệc tùng và những thứ tương tự – tôi thấy mình đang nhìn vào một số thực tế nguyên sơ của cuộc sống: từ trước đến nay tôi vẫn chưa biết cái gì để giúp đỡ bất cứ ai.

Hỏi: Vậy việc đó liên quan đến việc đền ơn cha mẹ của ông như thế nào?
Trả lời: Khi tôi nghĩ lại và nhớ về nỗi nhọc nhằn mà cha mẹ tôi làm việc cho chúng tôi khi còn là những đứa trẻ, không bao giờ phàn nàn, không bao giờ ích kỷ, tôi vô cùng hổ thẹn rằng trong cuộc đời này của mình, tôi đã làm quá ít để đền ơn cha mẹ.

Hỏi: Và hành trình lạy này là một sự đền ơn?
Trả lời: Một khởi đầu. Nếu tôi có thể đặt cùng một loại nỗ lực và cống hiến vô ngã vào lạy mỗi ba bước đi (tam bộ nhất bái) như họ đã đặt vào gia đình của chúng tôi, thì như thế là sự khởi đầu đúng hướng.

Hỏi: Những lợi ích gì mà cha mẹ ông có thể nhận được từ việc thiền định và sự cầu nguyện của ông? Chính xác là ông đang làm gì để đền ơn họ?

Trả lời: Đó là những gì tôi đã hỏi chính mình.

Hỏi: Rồi sao nữa?
Trả lời: Cha mẹ tôi là người hết sức tuyệt vời. Họ làm việc trong khi những người khác chỉ nói mà thôi. Trong khi những người khác nói về gia đình nào đó đã gặp khó khăn như thế nào khi có cha mẹ bệnh hay nằm bệnh viện, thì cha mẹ tôi nấu ăn, chăm sóc con cái và cha mẹ bệnh của gia đình đó. Mẹ tôi làm việc suốt cả ngày và ngủ gục trên ghế khi đang ngồi may khâu vào ban đêm. Bố tôi thì không bao giờ nóng giận cả và vì ông không nói dối hay lừa gạt, ông ta đã từ chối công việc được trả lương cao để sống chân thật. Cả hai người đều rất chân thật, không che đậy giả dối.

Chỉ những đức hạnh này là những gì mà người tu hành cố gắng sống cho chính mình và với những người khác. Đạo Phật hết sức thắng thắn và đơn giản là chân thật.

Hỏi: Nhưng ông đã “bỏ nhà” (xuất gia) và đã từ bỏ cuộc sống gia đình rồi.
Trả lời: Đúng. Cha mẹ tôi cư xử với tất cả mọi người giống như họ là một phần của gia đình chúng tôi. Mọi người luôn có cảm giác được chào đón và xem như người nhà tại nhà chúng tôi. Trong Đạo Phật, tất cả chúng sinh là người trong một nhà và cần được đối xử như những người thân ruột thịt. Vì thế, tôi từ bỏ ngôi nhà nhỏ để tới một ngôi nhà lớn hơn – “chúng sanh khắp nơi”. Cuối cùng chẳng có hàng rào hay sự tách biệt giữa mọi vật. Giữa tất cả mọi thứ đều là nhất thể. Ý tưởng về một “cái tôi” hay “chỉ có nhóm của tôi” là một ảo tưởng. Chúng ta đều chung một thể, một tâm. Vì thế, tôi cố gắng sống với điều đó trong việc tôi làm là một nhà sư và đền ơn cha mẹ và gia đình không ngừng nghỉ.

Hỏi: Đó là một điều quá tổng quát. Những cách thức cụ thể gì mà một nhà sư như ông, một người rời bỏ những thứ “thế tục”, có thể làm để giúp những người “trần tục” – như cha mẹ ông?
Trả lời: Chính xác. Những vấn đề mà bây giờ họ đang phải đối mặt, là quan trọng đối với họ – tuổi già, đau ốm và đặc biệt là cái chết – tôi biết gì về những điếu đó? Tôi có thể cho họ cái gì? Những lời nói trau chuốt, tiền bạc, bác sĩ giỏi? – những thứ đó không quan trọng đối với họ. Họ đã dành những năm tháng đầy năng lực nhất của họ cho chúng tôi. Họ không có thời gian để nhìn vào vấn đề bệnh tật, tuổi già và cái chết. Giờ họ đang đối diện với những vấn đề ấy, nhưng ai là người hiểu biết về những việc này, ai là người thực sự biết hoặc thậm chí nhìn vào những vấn đề này một cách đúng đắn?

Hỏi: Đó là những gì tôn giáo đem lại. Đạo Phật mang đến điều gì khác biệt so với những tôn giáo khác?
Trả lời: Tự do tối hậu thoát khỏi nỗi đau khổ – khỏi sinh và tử.

Đó là những gì mà chúng tôi tìm kiếm ở trong Đạo Phật. Có một truyền thống và phương pháp 3000 năm hiện đang ở Tây phương. Truyền thống đó đối mặt với sinh tử bệnh tật và tuổi già một cách trực diện và chân thật. Nó đặt người ta vào thế để giải quyết những việc đó một cách thực tiễn, ngay bây giờ.

Hỏi: Có phải chỉ cần cầu nguyện thôi không, và nếu vậy thì có gì tốt đẹp? Ý tôi là làm sao mà cầu nguyện có thể làm được gì đó?

Trả lời: À, hơn cả việc cầu nguyện rất nhiều, nhưng cho dù “chỉ có cầu nguyện” như anh nói thôi, thì cũng có tác dụng rồi. Cầu nguyện hay thiền định là một trong vài tài nguyên thiên nhiên ít ỏi mà chúng ta vẫn chưa tìm ra cách gây ô nhiễm hay làm cạn kiệt đi.

Giá trị của nó hoặc nó “có hiệu dụng” như thế nào thì không thể giải thích bằng lời được. Vượt ngoài ngôn từ. Trong số tất cả những kinh nghiệm quan trọng ở cuộc đời của ông, đâu là những ngôn từ cho những điều ấy, chúng đã “tác dụng” ra sao? Thứ thật sự chân thật thì rất bí ẩn, vi tế và tuyệt vời. Vượt trên cả tư tưởng và giá cả.

Hỏi: Và ông hy vọng bằng cách nghiên cứu Phật giáo và “tu Đạo” để đạt được một số điều gì đó để tặng cho những người khác và gia đình chăng?
Trả lời: Có câu rằng, “Khi một người con đạt Đạo, thì bảy đời tổ tiên sẽ được sinh lên cõi Trời”. Tôi có cơ hội hiếm có để tìm hiểu những điều này càng sâu càng tốt. Nếu không cố gắng hết sức thì có thể đó là điều sai lầm.

Một lần, cha tôi tham dự một khóa thiền thất trên một hòn đảo ở Great Lakes. Khi trở về, ông thật là khác lạ– điềm đạm và thanh tịnh một cách mà tôi không bao giờ quên được. Một trong những điều mà ông dạy chúng tôi lúc đó là đừng “quá bám chấp vào cuộc sống, vào thế gian, vì chúng ta chỉ đi ngang qua thôi”.

Cha tôi đã không bao giờ có cơ hội để theo đuổi điều đó – đi ngang qua từ đâu đến đâu? Nếu tôi có thể sử dụng cơ hội này, tôi sẽ có được cái gì đó thật giá trị để chia sẻ cùng với cha mẹ tôi và với rất nhiều người khác.

Hỏi: Điều đó nghe có vẻ cha mẹ anh rất có tín ngưỡng. Tại sao họ lại quan tâm đến điều gì khác như là Phật Giáo chứ?

Trả lời: Một sự thật chân thật và đáng buồn là cha mẹ tôi là những người Thiên Chúa Giáo thuần thành suốt cả đời họ, và anh có biết rằng, họ đã chẳng được nhiều hiểu biết hoặc được an lạc với điều đó khi họ phải đối mặt với tuổi già và cái chết. Họ rất là sợ hãi và đầy nghi ngờ cùng với mong mỏi trong tuyệt vọng về một điều gì đó. Đấy là sự thật.

Có một thời điểm khi mà mọi thứ hét lên “Tôi không thể đi nữa, tôi không thể”.

Nhưng quý vị vẫn đi. Và khi quý vị chạm đến cực điểm này, giống như một kiểu chết vậy, bang! Đột nhiên quý vị ở phía bên kia và mọi việc lại ổn. Và nhìn lại phía sau tất cả mọi thứ đen tối nặng nề đó trông thật là ngốc nghếch và xa vời. Có cái gì đó được bứt đi, được tháo lỏng. Không khí mát mẻ hơn và quý vị tái sinh trở lại … và con đường phía trước nếu quý vị nhìn kỹ, còn có nhiều chỗ tối và nhiều ánh sáng hơn xa đến tận tâm trí mình có thể thấy. “Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn”, vì thế quý vị đi để đối mặt với nó.

Điều mà luôn cảm thấy “lệch lạc” và sai lầm ở bên trong về chính trị và hoạt động chính trị xã hội là phải có một kẻ xấu, một kẻ thù. Gọi nó là phe đối lập, hay đảng phái hay một bộ máy, hay giai cấp hay kẻ đó hay nhóm đó – rốt cuộc cũng như nhau. Cái cách tách biệt, phân loại nhận diện thay vì đồng cảm chính là điều mà tâm trí đã nảy sinh ra những vấn đề để cho những phe nhóm này tranh đấu với nhau để giải quyết.

Trong Đạo Phật, không có sự phân biệt như vậy, không có “chúng ta” và “họ”, không có “tôi” và “anh” đối với bất kỳ việc gì hoặc với bất cứ ai. Quý vị không phải mang trong tâm mình mối hận thù với bất kỳ một “học thuyết” hay tôn giáo nào. Một trong mười giới trọng của Bồ Tát Giới, đúng thế, nghiêm cấm “việc cố ý ghen ghét”.

Giờ đây khi việc đó đặt vào đúng vị trí và nó sẽ khiến cho con người ta thoải mái hơn rất nhiều khi nhìn vào tất cả mọi người một cách chân thành và với một trái tim trong sáng.