Hằng Thật – Tháng Bảy, 1977

Thực hành ngay! Phật Pháp vi diệu!

Người đóng chai dưa chua vui vẻ.
Nếu quán niệm về chư Phật, Pháp và Tăng trong mọi lúc, ngày lẫn đêm, thì việc quý vị đang làm gì và đang ở đâu không thành vấn đề. Quý vị vẫn cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện, luôn ngập tràn trong ánh sáng và sự vi diệu. Một người giàu mà không có Phật Pháp thì nghèo hơn nhiều so với người đóng hộp dưa chua nhỏ nhất ở Brooklyn có Bồ Tát Quán Thế Âm là người bạn thân thiết nhất. Làm thế nào mà người đóng chai dưa chua làm được điều đó? Buổi sớm mai thức dậy, anh mang tới mỗi ngày nụ cười từ trái tim. Rửa tay và mặt, thắp một nén hướng và bắt đầu niệm danh hiệu Bồ Tát. Anh ấy niệm suốt buổi sáng, không bao giờ xa rời pháp thực hành của mình. Niệm suốt bữa trưa, trên đường xa lộ trở vế nhà mỗi đêm. Anh ta tiếp tục niệm danh hiệu Bồ Tát trong tâm trí mình. Anh ta mơ về người bạn tốt, ngủ mà không ưu phiền. Thức dậy trong buổi sáng tươi mới lại và biết ơn về một cơ hội khác để ngợi ca người dẫn đường từ bi của mình.

Anh ấy cảm thấy mình là người may mắn nhất trên thế giới. Anh ấy không thiếu bất cứ gì cả. Hạnh phúc. Không có một tình huống hay vấn đề gì mà anh ấy không thể tiếp cận và xử trí bằng trí huệ và sự kiểm soát. Khi có cơ hội, anh ấy giúp đỡ những người khác giải quyết vấn đề của họ, thường không để cho họ biết người giúp là ai và làm thế nào mà họ được giúp đỡ. Anh ấy thích cách làm ấy.

Đó là cách của vị thầy siêu việt của anh ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát cũng thích như vậy.

Một số người có thể nghĩ rằng công việc của anh ấy không có tương lai, nhưng người đóng chai dưa chua lại chẳng quan tâm đến thành công thế gian. Anh ấy mãn nguyện và dành tâm trí với cuộc sống của mình. Bạn bè và hàng xóm nghĩ anh ấy thuộc kiểu người khá cổ xưa vì không cùng họ uống rượu, cờ bạc hay hút thuốc. Gì nữa, anh ấy còn không ăn thịt, không nói dối, không ăn cắp hay gian lận thuế. Khi những người đó gặp khó khăn trong cuộc sống, anh ấy là người luôn tới để cố vấn và an ủi. Anh ấy không nói nhiều, nhưng mỉm cười dễ dàng và giọng anh ấy có âm lượng nhẹ nhàng và mạnh mẽ khiến mọi người muốn nghe.

Ông chủ thích anh ấy vì anh ấy luôn đúng giờ, làm việc tốt với gương mặt vui vẻ và chú tâm vào công việc. Mỗi một chai dưa anh đóng hộp để đưa ra thị trường đều có Thánh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm trì niệm vào đó và nguyện rằng bất kỳ ai khi ăn những miếng dưa chua này (không có tỏi) sẽ được bình an và hạnh phúc.

Là cùng một thể với tất cả thì gọi là đại bi. (Đồng thể tức Đại Bi)

Đại bi có khi quý vị chấm dứt việc gạn lọc và chọn lựa giữa những chúng sanh mà quý vị độ. Những chúng sanh này là gì? Làm thế nào quý vị độ họ? Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn giải thích rằng những chúng sanh mà quý vị độ chỉ là những niệm suy nghĩ ở trong tâm trí của quý vị, những suy nghĩ nảy sinh từ tự tánh của quý vị. Khi Bồ Tát thực sự làm công việc của mình, Ngài độ tất cả mọi niệm suy nghĩ mà không phân biệt. Ngài không thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào. Ngài lập nguyện đưa tất cả chúng sanh (niệm suy nghĩ) về sự không lặng. Bồ Tát tách biệt khỏi niệm suy nghĩ và rời bỏ ô trược.

Hữu tình giác ngộ

Nhảy thoát bụi trần

Lục độ vạn hạnh

Thường luôn vun trồng. (1)

Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Pháp giới (Phá giới Bồ Tát)

 

Đại Bi có thể biểu lộ khi người ta nhận ra rằng tự tánh vốn không có bất kỳ sự khác biệt nào. Đại Bi là một và cùng một thể, mình là một phần của thể ấy; nó nằm ở bên trong tự tánh mà người ta kết nối với tất cả các chúng sanh. Đó là nơi người ta làm công việc độ chúng sanh, đưa tất cả mọi niệm suy nghĩ trở về cội nguồn của chúng.

Một niệm không sinh

Toàn thể hiển bày. (2)

 

Bồ tát thực hành Đại Bi, và khi thực hành, sự thấu hiểu của chư Bồ Tát tăng trưởng. Không có sự thấu hiểu mà không có thực hành, và được hướng dẫn bởi những lời nguyện. Khi lập nguyện để độ tất cả chúng sanh, lời nguyện của Bồ Tát là sự bắt đầu của lòng từ bi. Khi đưa tất cả mọi niệm tưởng quay trở về với tự tánh, đó là chân thực thực hành. Tại sao?

Bởi vì chúng sanh là những niệm tưởng suy nghĩ và tất cả mọi niệm tưởng suy nghĩ là chúng sanh.

Sư Phụ viết bài kệ này:

Chân thật nhận lỗi mình,

Không bàn luận lỗi người;

Lỗi người là lỗi mình.

Đồng thể tức Đại Bi. (3)

Những lỗi lầm của chính bản thân mình đến từ việc liên tục thất bại trong việc cứu độ chúng sanh. Lười biếng và không làm việc cần mẫn là một sai lầm lớn; đó không phải là sự thực hành của một vị Bồ Tát.

Không bàn luận về lỗi của người khác. “Những người khác” đơn giản là những niệm tưởng suy nghĩ ở trong chính đầu của mình. Điều mà quý vị nhìn thấy như là lỗi lầm của ai đó, nó đến từ tâm phân biệt của quý vị.

Những lỗi lầm của những người khác chính là lỗi lầm của bản thân mình. Quý vị nên luôn luôn xoay ánh sáng trở về bên trong.

Chiếu rọi ánh sáng lên trên sự phóng chiếu của tâm ý và thực hiện công việc độ chúng tới bờ kia.

Đồng thể tức Đại Bi. Mọi niệm suy nghĩ đều đến từ tự tánh. Khi niệm suy nghĩ qua sự lọc lưa của tâm trí, liền phân biệt thành tốt xấu, đúng sai.

 

Khi Bồ Tát thực hành trí huệ Bát nhã và quét sạch mọi niệm suy nghĩ khi chúng vừa sinh khởi, ngài quay trở về với tự tánh, về bản nguyên thanh tịnh mà Ngài cùng chia sẻ với tất cả chúng sanh. Đây là thực sự cứu độ chúng sanh.

“Mọi lúc trưởng dưỡng chúng”. Ngài cần phải làm liên lục để cho Đại Bi hiển lộ.

“Mọi lúc” trong Đạo Phật mang nghĩa là trong từng suy nghĩ, từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tuần, từng tháng, năm này qua năm khác, đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp khác. Thời gian mất đi chính cái nghĩa của nó. Đối với vị Bồ Tát có lời nguyện cứu hết thảy chúng sanh, một niệm suy nghĩ thanh tịnh, một hành động của lòng Đại Bi trải rộng khắp mọi thời gian và không gian cho đến tận cùng Pháp giới. Điều gì có thể giải thoát hơn, tự tại hơn tầm vóc của lòng Đại Bi?

Thực hành là thước đo của chư Bồ Tát. Để ở trên con đường Trung Đạo, Bồ Tát phải duy trì các phương tiện Pháp môn của mình cho dù hoàn cảnh gì sanh khởi. Nếu một cảnh giới tốt xuất hiện, Bồ tát không thể chuyển đổi thực hành của mình. Nếu một cảnh không vừa ý phát triển, Bồ tát vẫn trưởng dưỡng thực hành nguyên như vậy, nhẹ nhàng chăm sóc cải bản hữu giá trị nhất của mình, chiếc thuyền Pháp báu của mình để nó có thể chuyên chở tất cả chúng sanh từ đau khổ sang tới bờ kia của sự phúc lạc.

 

Thực hành cần không chờ đợi.

Nếu quý vị chờ cho tất cả mọi công việc Phật Pháp rõ ràng ở trong tâm trước khi quý vị bắt đầu thực hành thì quý vị sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thực hành được.

Sự hiểu biết rõ ràng về giáo pháp của Đức Phật chính là từ dụng công bên trong tâm trí của quý vị, chứ không đến từ những lời nói mà quý vị nghe hay suy nghĩ về. Phật pháp là một phương tiện mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng để dẹp bỏ những thứ ngăn cản mình không hiểu rõ. Nó là chất giúp hòa tan mọi thứ: nó cắt xuyên qua mọi bám chấp và suy nghĩ giống như kim cương cắt xuyên thủy tinh. Nhưng cần phải nỗ lực và chỉ nỗ lực mới mang lại sự hiểu biết.

Đừng chờ cho sự hiểu biết lóe sáng lên trong quý vị khi ngồi và trầm tư suy nghĩ về sự giác ngộ. Hãy đứng dậy và thắp hương, lạy xuống sàn, đứng dậy và đọc câu chú, nhiều chừng nào tùy theo mình thấy cần. Mở quyển Kinh, lục tìm một đạo lý, ví dụ như là:

“Nếu muốn biết rốt ráo

Chư Phật trong ba đời,

Hãy quán tánh Pháp giới:

Tất cả do tâm tạo.” (4)

 

Rồi hãy ngồi xuống trong thế liên hoa tọa và đặt đầu lưỡi lên trên vòm miệng, đôi mắt nhìn xuống chóp mũi. Tập trung tâm trí. Đó! Quý vị vừa mới thực hành một loạt các Pháp môn tốt. Quý vị đang trên đường tới hiểu biết rồi đó.

Lấn kế tiếp quý vị muốn thực hành, ví dụ như cùng thời gian như vậy vào ngày mai hoặc tối nay sau khi làm việc chẳng hạn, quý vị có thể đến chùa Kim Sơn ở San Francisco hoặc đến chùa Kim Luân ở Los Angeles, hay đến Vạn Phật Thánh Thành gần thành phố Ukiah. Ở đó, quý vị sẽ tìm thấy một nhóm những người tốt, tất cả đang cùng nhau làm những việc như nhau dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Không bao lâu quý vị có thể nhận thấy rằng có một số những thay đổi tuyệt vời xảy ra trong cuộc dời mình, những sự cải tiến nhỏ trong tâm trí của quý vị. Trước khi quý vị biết điều đó, tất cả những công việc Phật Pháp đó sẽ tạo ra rất nhiều ỹ nghĩa bởi vì quý vị thực sự thực hành nó. Hãy thực hành ngay! Phật Pháp vi diệu!

 

Ghi chú:

(1) Nguyên văn Hoa ngữ:

有情覺悟,

跳出塵埃;
六度萬行,

時刻培栽。

 

Hữu tình giác ngộ,

Khiêu xuất trần ai;
Lục độ vạn hạnh,

Thờiì khắc bồi tài。

(2) Nguyên văn Hoa ngữ từ câu:

一念不生全體現,
六根忽動被雲遮 .

 

Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện,

Lục căn hốt động bị vân già.

(3) Nguyên văn Hoa ngữ:

真認自己錯,

莫論他人非.

他非即我非,

同體名大悲 .

Chân nhận tự kỷ thác,
Mạc luận tha nhân phi.
Tha phi tức ngã phi,
Đồng thể danh đại bi.

(3) Nguyên văn Hoa ngữ:

若人欲了知,

三世一切佛,

應觀法界性,

一切惟心造.

Nhược nhân dục liễu tri,
Tam thế nhất thiết phật,
Ưng quán pháp giới tính,
Nhất thiết duy tâm tạo.