Hằng Thật – Tháng Bảy, 1977

Có tâm niệm nào trong mười lạy đó không?

Các cột điện, các trụ hàng rào, và những bụi cây: Mượn Cái Giả Để Tu Cái Thật.

Nó dường như đang hoạt động thế này: Còn có những điều khác nữa chứ không phải chỉ có những tư tưởng ở trong tâm trí của quý vị. Có một hạt giống (chủng tử) của ánh sáng trí huệ, Phật tính. Chúng ta không tìm ra nó bởi vì chúng ta để quá nhiều vật trên đường của nó – những tấm phủ do tâm niệm.

Một khi chúng ta khám phá ra rằng hạt giống Phật sống trong ta, rằng chư Phật đều do sự làm việc ở bên trong, song hành cùng với những hành vi có kiểm soát bên ngoài mà thành, thì lúc đó chúng ta có thể có tiến bộ. Những huấn thị ̣đầu tiên cho chúng tôi là: “Không tạo bất kỳ vọng tưởng nào!” Tại sao lại không?

Vọng tưởng phủ bóng tối lên ánh sáng đang chậm chạp lớn dần lên của quý vị và che khuất ánh sáng đó. Ham muốn đưa ánh sáng đó đi sai đường. Vô niệm làm ánh sáng đó tan chảy, chữa lành và biểu hiện đúng đắn. Cùng lúc đó, chúng tôi được hướng dẫn để lễ lạy. Việc lễ lạy tạo ra ánh sáng làm trưởng dưỡng hạt giống Phật tánh, khiến hạt giống Phật tánh bắt đầu tăng trưởng và lưu chuyển. Năng lượng đến từ sự quay ánh sáng trở lại (một cách tự nhiên) có được qua nhiều dạng thức: không nói chuyện, không nghĩ ngợi, không để mắt ra ngoài, không viết thư, không trở nên bực bội, không dễ duôi cẩu thả nào hết.

Mọi suy nghĩ được kiểm soát bởi thanh kiếm trí huệ, nó quan sát tâm trí từ cột trụ điện thoại này đến cột trụ điện thoại kia. “Có tâm niệm nào trong mười lạy đó không? Nếu có, hãy chém chúng! Hãy thêm ánh sáng và bớt bóng tối! Bây giờ, hãy lạy tới bụi cây đằng kia mà không để cho một vọng tưởng nào trỗi dậy. Sẵn sàng chưa? Đi nào!! Chém!! Nam mô Thường Trụ, chém!! Ta bà ha! Ba la mật! Giờ thì đi tiếp tới trụ hàng rào kế tiếp kia… chém!!”. Bên trongtrở nên nhẹ nhàng hơn sau mỗi cái lạy và sau mỗi lần chém. Dường như có một cái gì đó tồn tại ngoài chiếc kính suy nghĩ vạn hoa. Tôi cần phải đóng miệng lại để tìm hiểu. Thực sự chấm dứt nói chuyện ở bên trong và cả bên ngoài.

Không gian kế tiếp dành chuẩn bị cho chiến thắng tuyệt vời đối với những tấm phủ do tâm niệm. Kinh sáng. Thọ trai. Kinh tối. Ta bà ha! Ba la mật! (1). Sẽ có ngày thành tựu Bát nhã ba la mật! Nhưng bây giờ thì chưa có thể nghĩ về điều đó. Cần phải vung thanh kiếm cổ sắc bén này nhiều hơn. Chém! Chặt! Ngậm miệng lại! Thêm ánh sáng!!

 

Ghi chú:

(1) Paramita – Ba La Mật – là tiếng Phạn có nghĩa là “đi đến bờ bên kia.” Đó là, từ bờ bên này là sanh tử, vượt qua dòng phiền não ở giữa, vàđến bờ bên kia là Niết Bàn. Tiếng Phạn là một ngôn ngữ Ấn Độ, và ở Ấn Độ, khi một cái gì đó đạt được hoàn toàn thì được mô tả là “Ba La Mật.”Hoàn thành điều gì đó cũng được gọi là “Ba La Mật”, đó là lý do tại sao tu hành thành tựu cũng được mô tả là “Ba La Mật.” Nói rộng ra, nếu banđầu quý vị có phiền não, nhưng sau đó quý vị làm cho không có phiền não, đó là “Ba La Mật”. – Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Hòa Thượng Tuyên Hóa.

(Paramita is a Sanskrit word which means “gone to the other shore.” That is, from this shore which is birth and death, one goes over the flow of afflictions in between, and reaches the other shore which is Nirvana. Sanskrit is an Indian language, and in India, when something had been achieved fully, it was described as “paramita.” Completing something was also called “paramita.” That’s why for cultivation to be brought to accomplishment is also described as “paramita.” By extension, if to start with you have afflictions, but later you manage not to have afflictions, that is “paramita.”  http://www.drbachinese.org/vbs/publish/267/vbs267p004.htm ).