Hằng Thật. Tháng 9, 1977

Một lý tưởng được hiểu một cách rất tệ

 

Có câu rằng, “Trong tất cả sự bố thí, bố thí Phật Pháp là cao cả nhất”. Đây là một ví dụ khác về gương mẩu hạnh Bồ Tát của Hòa thượng trụ trì. Tại chùa Kim Sơn Thánh Tự, mọi ngày trong năm, và hai lần trong những ngày cuối tuần, có một Pháp hội được tổ chức và có cơ hội để được nghe những lời của Đức Phật và lời diễn dịch chú giải. Không nơi nào trên thế gian này có được sự bố thí Pháp lớn lao như thế diễn ra với một quy mô đến nhường ấy. Tất cả những người tu hành chân thành đều có thể tham gia.

Để làm một vị Bồ Tát, cần thực hành hạnh bố thí. Bồ Tát bố thí tất cả của mình cho những người khác.

 

Mạnh Mẽ Hơn Cả Tình Thương Yêu: Cứu Một Vong Linh.

Tu hành đòi hỏi năng lượng để tạo sức mạnh cho tư tưởng giác ngộ. Tư tưởng này mạnh mẽ hơn cả tình thương yêu. Mặc dù quý vị không thể thấy được quyết tâm của Bồ Tát để có được cực lạc và chấm dứt đau khổ cho chính mình và tất cả chúng sinh, đó là một nguồn lực mạnh mẽ nhất: đủ mạnh để đưangài ra khỏi những thói quen của vô lượng kiếp; đủ mạnh để đánh bại sự lôi kéo của mọi ham muốn, sự dính như keo của mọi phiền não, sự nương tựa“tự nhiên” vào gia đình, vào sự thoải mái tiện nghi, và sự đảm bảo vật chất. Trước khi vị Bồ Tát đủ tiêu chuẩn để có được lòng Đại Bi, vị đó cần phải cắt bỏ ham muốn và từ bỏ sự yêu thương (đoạn dục khử ái). Đối với những người phương Tây chúng ta, khái niệm này nghe có vẻ khắc nghiệt và không tự nhiên. Đầu tiên, chúng ta đã được nuôi nấng dạy dỗ rằng yêu thương là điều tối quan trọng của cuộc đời. Nếu quý vị không cảm giác được yêu thương, thì quý vị đang sống không đúng rồi. Đó là điều mà chúng ta được dạy. Nhưng yêu thương thì chỉ là một từ ngữ, một ý tưởng được hiểu một cách rất tệ, và các tổn hại bị gây ra nhân danh yêu thương còn nhiều hơn là chúng ta muốn tin tưởng. Yêu thương thường xuyên nhất là một ước muốn vô thức được ném tới người khác. Yêu thương thường xuyên được thúc đẩy bởi sự ham muốn ích kỷ để được trở nên lớn hơn hoặc hạnh phúc hơn bằng cách “sở hữu”một người yêu, hoặc tham gia một nhóm tuyên bố thương yêu những nhóm khác làm cái dấu hiệu đặc trưng của họ. Tình yêu thanh tịnh rất khó tìm được và càng khó để mà giữ được.

Khi tình thương yêu là thanh tịnh, thì tình thương yêu đã trở thành lòng từ bi. Lòng từ bi thì rộng lớn, vô ngã và hoàn toàn không phân biệt. Bồ Tát, vì từ bi nên nguyện cứu tất cả chúng sinh, bao gồm cả côn trùng, gấu và ma quỷ. Không một ai đã từng tuyên bố là yêu thương ma quỷ cả, nhưng Bồ Tát phát nguyện cứu độ thậm chí cả ma quỷ. Đây là việc làm của lòng từ bi và nó lớn mạnh hơn cả tình thương yêu.

 

Pháp Môn Tịnh Khẩu.

Ai có thể tưởng tượng được rằng để tịnh khẩu đòi hỏi phải có sức mạnh và nỗ lực? Ngậm miệng lại phải tự nhiên và không cần nỗ lực. Đối với một sốngười, việc không chuyển dẫn năng lượng ra khỏi đầu qua mắt hoặc miệng thì khó khăn như việc không được cử động chân khi bị đau trong khi ngồi thiền. Nếu quý vị cảm thấy mệt mỏi hay yếu đuối, thì việc nói chuyện khởi ra, không đủ nội lực để giữ cho cái miệng ngậm lại.

Vì thế, không nói chuyện trở thành một pháp môn đích thực, là cách để xoay chuyển chiếc xe trâu trắng lớn (1) và đảo ngược dòng chảy tự nhiên của sự tồn tại (hữu) xuống sinh và tử (2).

 

Họ Hoàn Hảo Trí Huệ Bình Đẳng Của Tất Cả Các Pháp

Vị Bồ Tát này sống trong khu rác thành phố. Ông ấy làm nhà trong một cái đống rác ấm, ẩm ướt. Chiếc ghế của ông được làm từ chiếc lốp xe bị bỏ đi, bàn ăn của ông là cái tủ lạnh bị hư hỏng, giường nằm của ông là chiếc bồn tắm cũ kỹ. Ông ấy ngồi thiền ở dưới một đống xe hơi rỉ sét phế thải, ông ấy lạy Phật và trì chú phía dưới tàng cây khuynh diệp trong khu rừng nhỏ bên cạnh bãi rác xe hơi phế thải.

Ông ấy không cảm thấy bất hạnh hay bị tước đoạt. Ông ấy cảm thấy tự do và giàu có. Hoa nở khắp mọi nơi giữa những đống rác; ông ấy có chuột, mèo, dơi và côn trùng làm hàng xóm. Chúng không sợ ông và ông cũng không sợ chúng. Thức ăn của ông không bao giờ giống nhau, và ông cũng không bao giờ lãng phí một mẩu nhỏ đồ ăn ông có. Ông tắm rữa khi trời mưa trong chiếc nắp đậy bánh xe Cadillac; tâm trí và trái tim ông không một vết bẩn – hoàn toàn thanh tịnh . Vị Bồ Tát này đã tìm được sự giác ngộ không nằm ngoài thế gian.

Vị Bồ Tát này không mất tinh thần vì rác và bụi bẩn tồn tại trên thế gian. Bị “mất tinh thần” thì sẽ phải nỗ lực và điều này chỉ mang lại sự lầm lẫn và đau khổ. Thay vào đó, đôi mắt của ông thanh tịnh và chiếu xuyên qua các tướng bên ngoài.

Ông ấy biết được những sự thay đổi mà tất cả mọi thứ trải qua: sinh, trụ, hoại, rồi quay trở lại không. Ông ấy không lựa chọn hay ưa thích một giai đoạn nào hơn giai đoạn khác cả. Ông ấy vui lòng sống tự do và hạnh phúc trong gai góc hay là trong hoa hồng (thuận cảnh hay nghịch cảnh).

Sự tồn tại của bụi bẩn và xấu ác kia chẳng là vấn đề gì cả. Phiền muộn về điều xấu ác là bám chấp và những tướng trạng bên ngoài mà quên đi công việc làm thanh lọc tâm trí ở bên trong. Vấn đề là, quý vị có phân biệt thiện và ác hay không? Cái gì lựa chọn? Đó không phải là tự ngã, những thói quen của nó và những bám chấp do ham muốn hay sao? Chỉ những cái đó thôi là những chuỗi phiền não che mắt người khiến họ không thấy được sự bình đẳng thực sự của tất cả các Pháp.

Nhìn vào điều này theo cách khác thì Bồ Tát không lựa chọn sống với vật chất khi nó đang ở giai đoạn thành hay trụ. Các thứ vật chất đang hoại diệt hoặc đã trở về với tứ đại thì cũng đều phù hợp tốt đẹp với ông ấy. Khi ông ấy quán niệm về sự chuyển hóa và thay đổi của mọi thứ khắp các phương, tâm ôngấy tìm được sự an bình. Ông ấy vượt qua nỗi sợ hãi về cái chết của chính mình và không bám chấp vào sự tồn tại của chính mình hay vào các pháp. Người ấy biết được sự đại giải thoát và an lạc.

 

Hòa thượng có viết bài kệ trong “Mười Pháp giới” rằng,

Hữu tình giác ngộ,nhảy thoát bụi trần;
Lục độ vạn hạnh, thường luôn bồi đắp. (3)

Vị Bồ Tát sống trong khu rác đã học được cách làm thế nào thoát khỏi phiền não, Giống như hoa sen ở trong bùn lầy mà vẫn trổ hoa thanh tịnh, tâm trí của Bồ Tát không bị nhiễm ô bởi rác bẩn bên ngoài hoặc bởi những vọng tưởng ở trong. Ánh sáng trí huệ của người ấy lúc nào cũng trong sạch, không bị những “bụi bẩn” che phủ, bởi vì người ấy sử dụng thanh kiếm trí huệ đúng cách trong một thời gian dài. Chém đứt tất cả mọi ý nghĩ, thanh kiếm trí huệ cho phép Phật tính của người ấy được hiển lộ, phát triển lòng đại từ bi và người ấy nhận ra được sự hợp nhất của tất cả mọi vật.

 

Đồng Thể Tức Đại Bi.

Người ấy không còn phân biệt tốt hay xấu, sạch hay dơ, ta hay người.

Những điều này giúp gì cho người ấy? Bình an, hạnh phúc và tự do. Còn có gì đáng giá nữa không?

 

Vọng tưởng ham muốn khởi sinh; tôi trở nên căng thẳng. Rồi tôi lại nghĩ, “Thật ngu ngốc. Đó chỉ là suy nghĩ giống như mọi suy nghĩ khác. Cắt bỏ nó đi! Chém!” Biến mất. Thanh tịnh trở lại. Vượt ra khỏi phiền não đơn giản là như vậy. Đó là tích cực, là dụng công, nó đòi hỏi công phu và kiên nhẫn từng bước một. Pháp môn vô tướng.

Người ấy luôn luôn trưởng dưỡng sự thực hành của mình.

 

 

Ghi chú:

(1) Xe Trâu Trắng: Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng về Xe Trấu Trắng trong Kinh Pháp Bảo Đàn Lược Giảng – Phẩm Cơ Duyên:

Phẩm Thí Dụ Kinh Pháp Hoa nói xe trâu trắng, là xe báu trang nghiêm. Xe trâu này chạy rất nhanh, chạy rất vững rất thoải mái, người đời không biết mình đang ngồi trên xe trâu trắng, ngược lại hướng bên ngoài tìm kiếm xe dê, xe nai, xe trâu, đó là vì người đời không có trí huệ! Kinh văn đã rõ ràng nói với ông, chỉ có nhất Phật thừa là xe trâu trắng lớn, không có các thừa khác. Hoặc nói nhị thừa – Thinh văn, Duyên giác; hoặc nói tam thừa – Thinh văn, Duyên giác, Bồ Tát, hoặc là vô số thừa – đây là pháp phương tiện, đủ mọi thứ nhân duyên, ví dụ và ngôn từ mà thôi. Tất cả Phật pháp đều vì nhất Phật thừa này mà nói, tại sao ông không hiểu ba xe này là giả lập mà thôi! Thinh văn, Duyên giác, Bồ Tát, duyên pháp của ba thừa này, là vì xưa kia nói. Nhất thừa Phật thừa (xe trâu trắng lớn), mới là thực pháp vì nay mà nói! Ðạo lý của Kinh Pháp Hoa là dạy mọi người bỏ đi quyền giáo tam thừa mà quy về chân thực, nhưng sau khi quy về chân thực, thực pháp này cũng không có một cái tên, thực pháp cũng không còn tồn tại. Vì thế, ông cần biết tất cả Phật pháp, đều thuộc về gia tài vốn có của ông, tự mình có sẵn, không do bên ngoài được, tùy ông sử dụng như thế nào cũng được. Ông không cần phải nghĩ rằng: Ðây là tài sản của cha tôi dành cho tôi; cũng không cần nghĩ rằng, tôi là con, cần phải kế thừa gia nghiệp của cha. Căn bổn không cần phải nghĩ gì hết, thọ dụng liền được. Ðó chính là trì Kinh Pháp Hoa. Nếu được như vậy, thì từ đại kiếp thứ nhất đến đại kiếp sau cùng, tay không rời quyển Kinh, từ sáng đến tối không có lúc nào không tụng Kinh Pháp Hoahttp://www.dharmasite.net/KPBDLGP7.htm

(2) Đảo ngược dòng chảy tự nhiên của sự tồn tại (hữu) xuống sinh và tử: Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng về “Mười Hai Nhân Duyên”:

Khi tất cả mười hai nhân duyên liên hệ lẫn nhau nầy ngưng hiện hữu thì giống như bầu trời trong vắt xa thắm vạn dậm, giống như ánh trăng vằng vặc phản chiếu trên mặt nước trong. Nếu quý vị thật sự hiểu thấu đáo “Mười Hai Nhân Duyên” thì sẽ thấy giống như uống nước, khi quý vị khát nước và uống nước vào, thì quý vị sẽ tự mình biết được là nước đó nóng hay lạnh. Nếu quý vì không thật sự dụng công để tu hành và tỉnh ngộ hiểu được đạo lý “Mười Hai Nhân Duyên” thì thật vô dụng dù cho quý vị có nói rằng “Ồ, Mười hai nhân duyên là tất cả đều không, không, không!”.http://www.dharmasite.net/NhungVongLinhThaiNhiVoToi.htm#6

(3) Nguyên văn bài kê bằng Hoa ngữ của Hòa Thượng Tuyên Hóa trong phần Pháp Giới Bồ Tát của quyển Mười Pháp Giới Không Lìa Một Tâm Niệm (十法界不離一念心 – Thập Pháp Giới Bất Ly Nhất Niệm Tâm http://www.drbachinese.org/online_reading/dharma_talks/TenDharmaRealm/contents.htm ) :

有情覺悟,跳出塵埃;
六度萬行,時刻培栽。

Hữu tình giác ngộ, khiêu xuất trần ai
Lục độ vạn hạnh, thời khắc bồi tài.

http://www.drbachinese.org/online_reading/dharma_talks/TenDharmaRealm/Ten_Dharma_Realm_3.htm