Kinh Điển

Kinh Điển2016-10-12T16:14:37-07:00

Ðại Phật Ðảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh-Phần Tựa

..Dạy cho chúng ta từ căn bản đến nhập đạo, từ tự tánh lên đến tu tự tánh. Mục đích là giúp cho mọi người diệt trừ vọng tưởng điên đảo, phá mê lầm hiển chánh đạo. Từ mê mà quay về bờ giác... Ở đâu có Kinh Lăng Nghiêm, ở đó có Chánh Pháp trụ thế. Kinh Lăng Nghiêm không còn, thời Mạt Pháp liền hiện tiền. Kinh Lăng Nghiêm là chân thân Phật, Kinh Lăng Nghiêm là xá lợi Phật, Kinh Lăng Nghiêm là tháp thờ Phật; do đó, tất cả tín đồ Phật Giáo cần phải đem hết sức lực, khả năng của mình để ủng hộ, giữ gìn bộ Kinh Lăng Nghiêm này...  

LĂNG NGHIÊM CHÚ SỚ LƯỢC GIẢNG

Nhân duyên Ðức Phật thuyết kinh Lăng Nghiêm là vì A Nan bị Ma Ðăng Già Nữ dùng tà chú Tiên Phạm thiên mê hoặc, nhiếp dẫn vào nhà dâm, dựa kề vuốt ve, làm cho A Nan sắp bị hủy hoại giới thể. Ðức Phật sai Bồ tát Văn Thù đem chú đến cứu hộ, dắt A Nan về chỗ Phật. Vì thế nên biết Chú Lăng Nghiêm là chủ thể của Kinh Lăng Nghiêm. Nếu không có chú Lăng Nghiêm, thì không có Kinh Lăng Nghiêm. Mà Charles Luk khi phiên dịch Kinh Lăng Nghiêm ra tiếng Anh, lại võ đoán bỏ đi phần chú Lăng Nghiêm cùng với phần kiến lập thiết trí đạo tràng, nói người Tây phương đối với chú không có gì hứng thú. Ðiều này thật là hoàn toàn sai lầm. Thật như rằng lấy tai thay mắt (đối với vự việc chỉ nghe người ta nói liền tin theo mà không chịu phân tích, xét đoán), giống như thằng mù dẫn thằng đui, người ta nói sao mình cũng tào lao làm bậy theo, thật là vô tri ngu dốt, đáng thương vô cùng, đáng hổ thẹn biết bao. Ðã không thỉnh giáo với các bậc Thiện trí thức, lại lấy ý kiến nông cạn hẹp hòi của riêng mình, độc tài Kinh nghĩa, không sợ quả báo, gan to tầy trời, mà những người không hiểu biết lại a dua theo đó. Lại có những quyến thuộc của ma vương, vô cùng khiếp sợ chân lý của Kinh Lăng Nghiêm phá tà hiển chánh, thanh tịnh minh hối, chuyển mê về ngộ.

LĂNG NGHIÊM CHÚ SỚ LƯỢC GIẢNG – (Phần Chú)

Nam mô có nghĩa là con nay kính lễ. Tát đát tha có nghĩa là quy mệnh tất cả Như Lai Ứng Cúng Chánh đẳng Chánh giác. Chân ngôn tập trước nói : Cúi đầu đảnh lễ đảnh Phật lớn quang minh , Như Lai Vạn hạnh thủ Lăng Nghiêm, nếu người chí tâm năng trì tụng, tất cả sở cầu đều viên mãn...

Linh Văn Của Trời Đất Cứu Thế Giới

“Nay giảng chú Lăng Nghiêm này, là phát xuất từ trong lòng tôi, cũng có thể nói đó giống như máu của tôi, mồ hôi của tôi vậy--tôi đã dùng chân tâm của chính mình để giảng giải.” Hòa Thượng Tuyên Hóa cả đời ra sức hoằng dương, tận tụy hộ trì Chú Lăng Nghiêm, và Ngài đã dùng từng bài kệ bốn câu để chú giải cho mỗi câu văn chú, đơn giản rõ ràng tiết lộ được hàm nghĩa thâm sâu của Chú Lăng Nghiêm.

Mười Đại Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền

...Những gì là mười? Một là kính lễ chư Phật; hai là xưng tán Như Lai; ba là quảng tu cúng dường; bốn là sám hối nghiệp chướng; năm là tùy hỷ công đức, sáu là thỉnh chuyển Pháp luân; bảy là thỉnh Phật trụ thế; tám là thường học theo Phật, chín là hằng thuận chúng sinh; mười là hồi hướng khắp cả...

Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà (Phạn: अमिताभ, Amitābha), dịch ý là Vô Lượng Quang (Vô Lượng Ánh Sáng), Vô Lượng Thọ.  Mật Tông xem Ngài là giáo chủ của Liên Hoa Bộ ở phương Tây trong các vị Phật của Năm Phương (Ngũ Phương), chủ về Diệu Quan Sát Trí. Thân của Phật A Di Đà có màu đỏ. Ngài kết Di Đà Định Ấn, và ngồi ở phương Tây trên một bảo tòa được làm bằng hoa sen đỏ gắn trên đầu tám con công lớn (bát đại khổng tước). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí và loại bỏ nghi độc - độc tố của sự hoài nghi và là một trong ngũ độc.

Đức Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư (tiếng Phạn भैषज्यगुरु, Bhaiṣajyaguru), danh hiệu đầy đủ là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, là giáo chủ của Thế Giới Tịnh Lưu Ly o phương Đông. Trong Kinh Hoa Nghiêm có đặc biệt đề cập đến: "Một niệm sân hận nổi lên, thì ngàn vạn cửa chướng ngại mở ra”, cần có tâm không sân hận thì lúc đối diện nghịch cảnh mới không khởi tâm gây hại.

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Phạn: वैरोचन, Vairochana, hoặc Maha-Vairochana), Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là "tỏa sáng", là ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu). Ngài là Đức Phật ở trung tâm, một trong những vị Phật của Ngũ Phương (Năm Phương). Màu của thân Ngài là màu trắng. Ngài ngồi chính giữa trên một đài sen do tám con sư tử lớn hợp thành. Ngài có thể diệt trừ si độc của ngũ độc, si độc của chúng sanh và có thể chuyển thức A Đà Na ( thức "duy trì") thành Pháp Giới Thể Tánh Trí...

Kinh Địa Tạng -Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân

Bộ Kinh này lấy gì làm tông chỉ? Tông chỉ của bộ Kinh này gồm có bốn điều và được bao hàm trong tám chữ "Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân." Tám chữ này nói lên điều gì? Ðó là "tinh nghiên hiếu đạo" - đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người nếu biết giữ hiếu đạo thì trời đất sáng ngời rạng rỡ. Ðiều khiến cho trời đất cảm động cũng chính là lòng hiếu thảo, nên nói: ""Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên" (trời đất đều xem trọng đạo hiếu, hiếu là trước nhất).

Tam thập tam Thế Tung Nhạc Huệ An Thiền sư

Sư họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Vào đời Tùy, năm Khai Hoàng, ra lệnh tập họp những người dân chưa được quan binh cho phép, tự mình thế phát xuất gia làm tăng, nghe tin này Đại sư trốn vào hang núi. Vào đời Đại Nghiệp, nhà Tùy lại ra lệnh cho những người trai tráng khỏe mạnh tự mình khai mở kênh mương, sông ngòi để cứu giúp cho dân chúng. Lúc bấy giờ, nhiều người đói khát đến chết, họ nằm gối đầu nhau trên đường, Đại sư đi khất thực để cứu sống họ.

KHUYẾN PHÁT BỒ ÐỀ TÂM VĂN

Thế nào là tâm Bồ đề ? Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay vềø giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm. Trong chân tâm, không có các tướng ủy khúc quanh co, cũng chẳng có các hành vi bất chánh. Tâm Bồ đề cũng có thể nói rằng là tâm lợi người, tâm tự giác giác tha, tâm tự lợi lợi tha. "Bồ đề" là tiếng Phạn, dịch là "giác đạo". Giác đạo có nghĩa là hiểu rõ đạo, khiến chúng ta hiểu rõ đạo này, hiểu rõ con đường này. Hiểu rõ đạo, mới có thể tu hành ; nếu không hiểu đạo, thì không thể tu hành. Thường hay điên đảo, cho phải là trái, cho trái là phải, trắng đen không rõ, nón giày lẫn lộn, vị trí đảo ngược. Hiểu rõ đạo thì có thể đi trên con đường chân chánh ;

Đại Bi Chú Cú Giải

Chú Ðại Bi bao gồm 84 câu và đã được Lão Hòa Thượng lược giải; chúng tôi sẽ lần lượt đăng lên báo với ước nguyện rằng nhiều người sẽ nhận chân Chú Ðại Bi. Hiện tại là thời kỳ "đấu tranh kiên cố", thế giới không an lành, đầy hiểm họa chiến tranh & tai ách, ngưỡng mong nhiều người hơn, nhất là những người con Phật, phát tâm trì tụng Chú Ðại Bi cầu nguyện cho thế giới được an lành, cho người người được an lạc. Ngưỡng nguyện chú lực sẽ vãn hồi kiếp vận và khai phát lòng từ bi sẳn có của mỗi chúng ta...

Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch Về Tánh Thanh Tịnh

Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh (Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối) trong Kinh Lăng Nghiêm là: "Ðoạn dâm, Ðoạn sát, Ðoạn thâu, Ðoạn vọng" (dứt dâm dục, dứt giết chóc, dứt trộm cắp, dứt nói dối). Bốn điều đó tương quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu phạm giới dâm thì dễ dàng phạm giới sát và cũng dễ dàng phạm giới thâu, tức là ăn cắp, và giới vọng ngữ tức là nói láo. Bởi vì phạm giới dâm thì sát, đạo, vọng, đều đã bao gồm trong đó rồi, cho nên tuy chia làm bốn, nhưng hợp lại mà nói thì là nhất thể! Phật thật là vô cùng từ bi, hết lòng hết dạ dạy bảo chúng ta hết sức rõ ràng Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh.

Kinh Phật Thuyết A Di Ðà

...

Kinh này là từ kim khẩu của Phật giảng nói lý vi diệu, không cần phải thưa thỉnh. Các kinh điển khác thì phải có người thưa hỏi Phật mới nói ra. Chỉ riêng kinh A Di Ðà này là không có ai thưa hỏi, Phật tự nói ra. Tại sao thế? Vì nghĩa lý kinh này rất huyền diệu, trí huệ của hàng Thanh văn không thể đạt đến được, tất cả hàng Bồ tát cũng không thể hiểu rõ, cho nên không có nhân duyên người thưa hỏi về pháp môn Tịnh độ. Chỉ vì pháp môn này đáng được nói ra, cho nên Ðức Phật xem thấy căn cơ thành thục bèn tự nói kinh này. Kinh này vì thế rất trọng yếu trong Phật giáo.

Tại sao kinh này lại rất trọng yếu? Khi Phật Pháp sắp diệt, diệt trước nhất là Kinh Lăng Nghiêm, vì tất cả Ma vương đều rất sợ chú Lăng Nghiêm. Sau khi Kinh Lăng Nghiêm diệt, các kinh khác lần lượt diệt theo. Lúc bấy giờ dù có giấy đi nữa, nhưng trên giấy không có chữ. Sau cùng chỉ còn Kinh A Di Ðà lưu lại thế gian một trăm năm để hóa độ vô lượng vô biên chúng sanh mà thôi...

Dược Sư Sám Pháp

Giọt nước cành dương, rưới khắp ba ngàn thế giới,

Tánh không tám đức lợi nhân thiên,

Phước huệ lại càng thêm,

Núi lửa hóa hồng liên.

Nam Mô Thanh Lương Ðịa Bồ Tát (3 lần)

ÐẠI THỪA CHÁNH TÔNG

Mấy chữ "Các vị Bồ-tát" là nói nhiều Bồ-tát, cũng có thể chỉ tất cả các vị Bồ-tát, mà cũng có thể chỉ một vị Bồ-tát. Ðó là vị Bồ-tát nào? Chính là vị nào muốn hàng phục tâm. Tại làm sao giảng chữ "các" (chư) lại có thể giảng là tất cả, có thể giảng là nhiều, mà cũng có thể giảng là một vị vậy? Chúng ta nên hiểu rằng, nhiều chính là một, một chính là nhiều. Nhiều là do hợp lại từng vị một mà thành, nên một tức nhiều, nhiều tức một. Nhìn qua thì tựa như có hai, chẳng đồng một thứ, kỳ thật chẳng phải là hai thứ khác nhau...

Vô Ðắc Vô Thuyết

..Tu-bồ-đề! Ý ông thế nào? Như-lai có chứng được a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề chăng? Như-lai có thuyết pháp chăng? Tu-bồ-đề đáp: Như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không có pháp nhất định gọi là a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, cũng chẳng có pháp nhất định cho Như-lai thuyết...

KINH PHÁP BẢO ÐÀN Lược Giảng

...Lục Tổ Ðại sư từ đâu mà có danh hàm Lục Tổ? Ðiều này bắt đầu từ Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma. Bồ Ðề có nghĩa là Giác, Ðạt Ma có nghĩa là Pháp. Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma là Tổ thứ hai mươi tám tại Ấn Ðộ, nhưng tại sao Ngài không ở Ấn Ðộ làm Tổ mà đi đến Trung Hoa làm gì? Vì xưa kia Phật đã thọ ký: Ðến đời Tổ thứ hai mươi tám, Ðại thừa Phật pháp sẽ truyền đến Trung Quốc. Do nhân duyên như thế, Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma ngồi thuyền đến Trung Hoa truyền đạo. Nhưng lúc đó Phật Pháp tại Trung Quốc, dường như có dường như không, bởi vì chỉ làm công tác bên ngoài như tụng kinh, nghiên cứu kinh điển, giảng kinh v.v.., ngay cả việc bái sám cũng không có. Ðương thời các học giả đều cho Phật giáo như là một loại học vấn để nghiên cứu thảo luận...

Kinh Lăng Nghiêm – Phần Tựa

Lăng Nghiêm là bộ kinh nói về trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Năm 1968, Thượng Nhân Tuyên Công tại giảng đường Phật giáo ở Thành Phố Cựu Kim Sơn (San Francisco), Hoa Kỳ, mở khóa tu mùa hè và giảng "Kinh Lăng Nghiêm” trong 96 ngày với sự tham dự của hơn 30 sinh viên đại học người Hoa Kỳ. Đây là bước đầu hoằng pháp tại Tây Phương của Thượng nhân...

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 12

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 12 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 11

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 11 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 10

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 10 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 9

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 9 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 8

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 8 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 7

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 7 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 6

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 6 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 5

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 5 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 4

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 4 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 3

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 3 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 2

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Quyển 2 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật – Quyển 1

Phật Thuyết Kinh Vạn Phật-Quyển 1 Nguyên Ngụy, Bắc Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp Sư Bồ-Ðề Lưu Chi dịch ra Hoa Văn. Sa-môn Thích Thiện Chơn dịch từ Hoa Văn sang Việt Văn.

Vĩnh Gia Chứng Ðạo Ca

Nói về bài Chứng Ðạo Ca, khi tôi bắt tay vào nghiên cứu Phật pháp, tôi rất thích bài này. Tôi đọc đi đọc lại, đọc tới thuộc lòng. Cũng do sở thích đó, mà đây lần thứ ba, sau ngày tới đất Mỹ, tôi dùng bài ca để bố thí pháp, giảng giải cho mọi người nghe. Rất cần thiết cho bao nhiêu sinh viên, thanh niên tại đất Los Angeles này nghiên cứu về Chứng Ðạo Ca.

PHẬT NÓI KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT

Nhân mùa An cư 2005 chúng tôi có duyên được đọc bộ Càn Long Đại Tạng Kinh, quyển 58, phần Phật nói kinh Nghiệp Báo Sai Biệt. Chúng tôi nhận thấy kinh này nói rõ nhân quả nghiệp báo sai biệt rất gần gũi với đời sống chúng ta: Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi. Vì thế, chúng tôi phát tâm chuyển sang Việt ngữ ngõ hầu giúp cho mọi người tin sâu nhân quả. Từ đó có thể giúp cho con người biết được điều ác cần phải tránh xa, và siêng năng tu tập các thiện nghiệp...

Hại Người Rốt Cuộc Là Hại Chính Mình!

Chú là niệm chú; Trớ cũng giống như chú. Chú có rất nhiều thứ, Mật tông có nhiều chú nhất. Các vị Lạt-ma ở Tây Tạng có một loại chú, chỉ cần niệm trong bảy ngày là có thể khiến người khác chết được. Có thứ chú giết người, có thứ chú làm lợi ích cho người. Chú nói ở đây là thứ chú hại người. Các thuốc độc là chỉ chung cho tất cả các loại thuốc độc. Khi quý vị gặp phải những loại chú trớ, thuốc độc làm phương hại đến cơ thể, trong tình cảnh đó, nếu quý vị nhất tâm niệm: "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát," thì những chú trớ cùng thuốc độc này chẳng những không thể làm hại được quý vị mà còn trở lại làm hại chính hung thủ.

Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược Giảng

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA gồm có bảy quyển, chia thành hai mươi tám phẩm. Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ hai mươi lăm, nhưng trong bản kinh văn xưa thì là thứ hai mươi bốn, vì trong đó thiếu một phẩm Ðề-Bà-Ðạt-Ða (phẩm thứ mười hai). Phẩm Phổ Môn diễn bày công đức thần thông diệu dụng và cảnh giới không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Có mười nhân duyên nói phẩm Phổ Môn này; đó là 1) Nhân Pháp, 2) Từ Bi, 3) Phước Huệ, 4) Chơn Ứng, 5) Dược Châu, 6) Hiển Mật, 7) Quyền Thật, 8) Bản Tích, 9) Duyên Liễu, và 10) Trí Ðoạn.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

...Ðức Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi: "Ví dụ trong cõi Tam Thiên Ðại Thiên thế giới có bao nhiêu cỏ, cây, lùm, rừng, lúa, đay, tre, lau, núi, đá, bụi bặm, cứ mỗi vật một số, mỗi số là một sông Hằng; rồi cứ số cát trong mỗi sông Hằng, mỗi hạt cát làm một cõi giới; rồi trong mỗi cõi giới, cứ mỗi hạt bụi làm một kiếp; rồi bao nhiêu số bụi chứa trong mỗi kiếp đều đem làm kiếp cả; thì từ lúc Ðịa Tạng Bồ Tát chứng quả vị Thập Ðịa đến nay, ngàn lần lâu hơn số kiếp tỷ dụ ở trên, huống là từ những thuở Ðịa Tạng Bồ Tát còn ở bậc Thanh Văn và Bích Chi Phật!"...

Kính Chiếu Yêu

Chân lý chính là vàng thật (chân kim), mà kinh Lăng Nghiêm chính là một bộ kinh được ví như tấm kính chiếu yêu trong Phật giáo. Tại sao tôi nói “Kinh Lăng Nghiêm” là chân thật? Là vì nghĩa lý trong kinh được Phật giảng giải rất rõ ràng, rất chính xác, cho nên dù thiên ma hay ngoại đạo cũng đều phải hiện nguyên hình, cho đến những kẻ giả mạo thiện tri thức cũng bị lộ sạch bản chất khi kính này soi tới. Vì vậy “Kinh Lăng Nghiêm” chính là một bộ kinh được ví như tấm kính chiếu yêu trong Phật giáo.

Ý nghĩa Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Phật thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy ngài Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con phải thường nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứ mà cử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đức mà cha mẹ đã nuôi dưỡng mình." Ngài Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.

Tôn Giả Mục Kiền Liên – Thần Thông Đệ Nhất

Mục Kiền Liên là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “phục lai căn,” còn dịch là “thái thúc thị”. Tên của Tôn giả là “Câu Luật Đà”, vốn là tên của một loại cây. Sự chào đời của Tôn giả cũng có một nhân duyên như Tôn giả Đại Ca Diếp vậy--Tôn giả Đại Ca Diếp là do cha mẹ cầu khẩn dưới cây mà sinh ra; thì Tôn giả Mục Kiền Liên cũng vậy, cũng do cha mẹ cầu tự dưới cây Câu Luật Đà mà sinh ra, cho nên lấy tên của cây nầy đặt tên cho con.

Kinh Vu Lan Bồn

Ta từng nghe lời tạc như vầy:

Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ
Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung,
Mục-liên mới đặng lục-thông,
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
...

Kinh Ðại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân

Tôi nghe thế nầy : một khi Phật ở, trong một Tinh Xá, vườn Cấp-cô- độc, cây của Kỳ-Ðà, cùng các Tăng-già, có trên hai vạn, thêm tám nghìn người , cùng chư Bồ-Tát. Bấy giờ Thế-Tôn, cùng với Ðại chúng, nhân buổi nhàn du đi về phía nam, thấy đống xương khô chất cao như núi Ðức Phật Thế Tôn liền sụp lạy ngay đống xương ấy. Tôi bạch Phật rằng : Lạy Ðức Thế Tôn, Ngài ở trên ngôi chí Tôn, chí Qúy, Thầy cả ba cõi Cha lành bốn loài thiên thựơng nhân gian thảy đều tôn kính, sao Ngài lại lễ đống xương kia.

Noi Gương Ðịa Tạng Vương Bồ Tát

Thế nào gọi là Bồ Tát Ðịa Tạng? Vị Bồ-tát này cũng như đại địa, chứa hết vạn vật. Hết thảy vạn vật do đất mà sanh ra, nương đất mà lớn lên. Bất kể chúng sanh hữu tình hay vô tình, không thể rời khỏi đại địa mà tồn tại được, từ đó mà suy ra con người chúng ta mỗi một lần thở ra, thở vào, một cử một động, một lời nói một hành động, từng giờ từng khắc, đều sinh hoạt ở trên pháp thân của Bồ Tát Ðịa Tạng, chẳng qua chính chúng ta không hay biết đó mà thôi.

Tông chỉ Kinh Ðịa Tạng

Bộ Kinh này lấy gì làm tông chỉ? Tông chỉ của bộ Kinh này gồm có bốn điều và được bao hàm trong tám chữ "Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân." Tám chữ này nói lên điều gì? Ðó là "tinh nghiên hiếu đạo" - đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người nếu biết giữ hiếu đạo thì trời đất sáng ngời rạng rỡ. Ðiều khiến cho trời đất cảm động cũng chính là lòng hiếu thảo, nên nói: ""Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên" (trời đất đều xem trọng đạo hiếu, hiếu là trước nhất).

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phần Duyên Khởi

Tất cả mọi nơi đều là đạo tràng, Pháp Hội, cho nên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chúng ta cũng đều có thể giảng Kinh thuyết Pháp, tu tập, hành trì được cả. Mọi lúc đều có thể tu hành, mọi chốn đều là nơi để dụng công. Tu hành thì không nên phân biệt nơi chốn, chẳng nên phân biệt xa gần; đến nơi nào cũng thấy như nhaụ Ngoài ra, cũng không nên phân biệt về sự tốt xấu của Pháp Hộị Nếu ở bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể giảng Kinh thuyết Pháp, nghiên cứu giáo lý Phật Ðà, thì chúng ta sẽ có thể "kết thành một đoàn, luyện thành một khối." Cho nên, tập được thói quen đến đâu cũng nghiên cứu Phật Pháp là điều quan trọng nhất vậy.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phần Phụ Lục

Hôm nay như vậy là đã giảng xong Kinh Địa Tạng, vẫn còn chút ít thì giờ, để tôi kể một vài sự kiện có thật cho quý vị nghe. Có hai người nọ, đều là người Hoa Kỳ—một người tên là Quả Minh. Quả Minh vốn rất thành tâm, song có một thói quen xấu vẫn chưa từ bỏ được. Thói quen gì vậy? Đó là thói thích hút thuốc lá thơm!

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 13

Thế nào gọi là “chúc”? “Chúc” là chúc phó, có nghĩa là giao phó, ủy thác cho; “lụy” là lao lụy, tức là khó nhọc, mệt nhọc. “Chúc lụy nhân thiên” có nghĩa là phó thác cho loài người ở nhân gian và thiên nhân trên cõi trời công việc hoằng dương Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, làm cho bộ kinh này được truyền bá rộng rãi, khiến tất cả chúng sanh đều được thấm nhuần những lợi ích của pháp môn này.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 12

“Thấy” là mắt trông thấy, “nghe” là tai nghe thấy. Trông thấy và nghe thấy đều được lợi ích. Trông thấy cái gì mà được lợi ích? Nghe thấy cái gì mà được lợi ích? Trông thấy hình tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát, trông thấy quyển Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, thì đều được lợi ích. Cho dù chúng ta không trông thấy mà chỉ nghe đến danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng và nghe đến Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện thì cũng đều được lợi ích. Vậy, đây là phẩm thứ mười hai, “Thấy, Nghe Đều Được Lợi Ích.”

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 11

Vị địa thần (thần đất) được đề cập đến trong phẩm này có tên là Kiên Lao Ðịa Thần. "Kiên lao" có nghĩa là vừa kiên cố, vừa bền vững. Cái gì kiên cố? Ðất kiên cố. Cái gì bền vững? Cũng là đất—đất rất vững chắc. Chúng ta hiện nay ở trên mặt đất ví như những con kiến trên chiếc thuyền lớn—cả đàn kiến mấy ngàn vạn con cũng chẳng thể làm cho thuyền bị chòng chành, chao đảo được, bởi vì chúng không đủ sức để làm chuyện đó.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 9

"Xưng" tức là xưng niệm, có nghĩa là đọc lên và tưởng nhớ đến; "danh hiệu" có nghĩa là tên. Vậy, "Xưng Danh Hiệu Chư Phật" tức là đọc tên của các đức Phật và nhớ tưởng tới các ngài. Trước kia tôi đã từng giảng rồi, lúc tối sơ mỗi một đức Phật đều có một vạn danh hiệu khác nhau. Về sau, vì người ta không thể nào nhớ được nhiều như thế, cho nên mới giảm bớt, chỉ còn một ngàn danh hiệu.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 8

Chúng ta thường nghe nói tới “thập điện Diêm La,” tức là mười vị vua cai quản mười điện ở địa ngục. Tuy nhiên, theo văn nghĩa của bản kinh này thì ở đây không phải chỉ đề cập đến “thập điện Diêm La” của Nam Thiệm Bộ Châu, mà là bao gồm hết thảy vua Diêm La trên toàn vũ trụ. Mỗi thế giới đều có vua Diêm La, do đó có đến vô lượng vô biên vị vua Diêm La—vô cùng đông đảo. Có những vị vua Diêm La đến từ các thế giới khác như mặt trăng, các vì tinh tú ...; và cũng có những vị đến từ các núi Thiết Vi của những nơi khác.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 7

"Lợi ích" ở đây là lợi ích gì? Ðó là sự lợi ích mà cả "kẻ còn" cùng "người mất" đều được thọ hưởng. "Kẻ còn" tức là người còn sống, và "người mất" tức là người đã chết. Phẩm này mang lại sự lợi ích cho cả người sống lẫn người chết. Ðối với người còn sống thì có được những lợi ích như thế nào ư? Tất cả đều được giảng giải rõ ràng trong phẩm thứ bảy này.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 6

Ðây là phẩm "Như Lai Tán Thán," phẩm thứ sáu. "Như Lai" tức là Ðức Phật, lúc trước tôi đã giảng nhiều lần rồi. "Tán thán" tức là xưng dương tán thán—tấm tắc khen ngợi. Kinh Ðịa Tạng có tổng cộng mười ba phẩm, bây giờ giảng đến phẩm thứ sáu, như vậy là còn bảy phẩm nữa.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 5

Phẩm Danh Hiệu Của Ðịa Ngục là phẩm thứ năm trong bộ Kinh Ðịa Tạng, nói rõ về tên của các địa ngục. Thế nào gọi là "địa ngục" (nhà tù dưới đất)? Ðịa ngục do ai tạo ra? Ở cõi người (nhân gian) có nhà tù, thì tại địa phủ, tức là "cõi âm," cũng có nhà tù. Nhà tù ở nhân gian thì do chính phủ cho xây sẵn, chuẩn bị để giam giữ những kẻ vi phạm luật pháp quốc gia; thế thì nhà tù ở địa phủ có giống như vậy không? Không phải như vậy! Ðịa ngục—nhà tù ở địa phủ—không được tạo dựng sẵn từ trước để chờ đón tội nhân như nhà tù ở nhân gian.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 4

"Cõi Diêm Phù" tức là cõi Nam Diêm Phù Ðề này của chúng ta. "Chúng sanh" tức là hết thảy mọi loài có sinh ra. "Nghiệp" là nghiệp nhân do mình tạo tác; "cảm" là chiêu cảm, cảm vời ra. Vậy, gây nghiệp gì thì thọ báo đó—trồng thiện nhân thì được thiện quả, gieo ác nhân tất gặp ác báo; đó gọi là "nghiệp cảm."

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 3

Ðây là phẩm thứ ba, nói về các nghiệp duyên của chúng sanh. "Quán" là quán sát, xem xét. Thế nào gọi là "chúng sanh"? "Chúng" có nghĩa là nhiều; "sanh" tức là sinh ra. Bởi do năm nhân tố—Sắc (hình sắc), Thọ (cảm thọ), Tưởng (suy nghĩ), Hành (hành vi), Thức (ý thức)—buộc ràng mà tạo thành thân thể, và do tác động của nhân duyên cảnh giới mà sinh ra, nên gọi là "chúng sanh."

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 2

Phẩm Phân Thân Tập Hội là phẩm thứ hai trong số mười ba phẩm, và thuộc quyển Thượng trong toàn bộ ba quyển Thượng, Trung, Hạ của Kinh Ðịa Tạng.  "Phân thân"—thân thể làm sao có thể phân chia ra được? "Phân thân" ở đây cũng có thể gọi là "phân linh," "phân tánh," hoặc "phân tâm." Vì sao gọi là "phân linh"?

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phẩm Thứ 1

Tất cả mọi nơi đều là đạo tràng, Pháp Hội, cho nên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chúng ta cũng đều có thể giảng Kinh thuyết Pháp, tu tập, hành trì được cả. Mọi lúc đều có thể tu hành, mọi chốn đều là nơi để dụng công. Tu hành thì không nên phân biệt nơi chốn, chẳng nên phân biệt xa gần; đến nơi nào cũng thấy như nhaụ Ngoài ra, cũng không nên phân biệt về sự tốt xấu của Pháp Hộị Nếu ở bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể giảng Kinh thuyết Pháp, nghiên cứu giáo lý Phật Ðà, thì chúng ta sẽ có thể "kết thành một đoàn, luyện thành một khối." Cho nên, tập được thói quen đến đâu cũng nghiên cứu Phật Pháp là điều quan trọng nhất vậy.

Kinh Lăng-Nghiêm

Ðại Phật Ðảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh. Ðường Trung Thiên Trúc Sa môn Bát Thích Mật Ðế dịch. Ô Trường quốc Sa [...]

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phẩm Hiền Thủ 2

Hôm nay, chúng ta bắt đầu đả Thiền thất, tuần trước, chúng ta đả Đại Minh thất, tôi không biết quý vị đã “minh” (sáng, giác ngộ) hay chưa? Bây giờ, lại đả Thiền thất, Thiền thất này so với Đại Minh thất thì hơi vất vả, càng không dễ ngồi, nhưng quý vị vẫn phải thử một lần xem. Bây giờ  tôi nói cho quý vị nghe phương pháp đả Thiền thất. Mỗi người nếu có thể ngồi kiết già thì tốt hơn, khi ngồi đừng sợ đau chân, có thể nhẫn chịu được thì nhẫn; nếu nhẫn chiu không được thì mới buông chân ra, nhưng tốt nhất là nên chịu đau, đây là vấn đề chân.

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phẩm Hiền Thủ 1

Hiền tức là thánh hiền. Sao gọi là thánh hiền? Thánh hiền là người mà từng giờ từng phút thường tự soi tâm mình, không khởi vô minh phiền não, cũng chẳng khiến người khác sanh khởi vô minh phiền não; chính là muốn làm cho nghiệp chướng của mình rỗng không, muốn chiếu soi phá trừ nghiệp chướng của chính mình và không làm cho người khác tăng thêm nghiệp chướng. Cho nên nói: Những gì mình không muốn thì chớ trao cho người

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Phẩm An Lạc Hạnh

Phẩm này có tên là “Phẩm Hạnh An Lạc”. “Hạnh An Lạc” chính là “Hạnh Bồ-tát”; “Hạnh Bồ-tát” cũng chính là “Hạnh An Lạc”. “An” chính là an trụ nơi hạnh này; “lạc” là vui vẻ—vui vẻ an trụ là hạnh môn tu tập của hàng Bồ-tát. “An” tức là thân an ổn mà tâm cũng an ổn, thân tâm đều an ổn trụ nơi cảnh giới hành Bồ-tát đạo. Không những an trụ nơi cảnh giới này, mà còn vui vẻ nữa. Vì sao lại vui vẻ?

Kệ thỉnh Phật trụ thế

Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ tát Ma Ha Tát muốn nói lại nghĩa ấy, Ngài quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng:

Tất cả chư Phật trong ba đời
Ở nơi thế giới khắp mười phương
Tôi đem thân ngữ ý trong sạch
Khắp lạy chư Phật không hề sót
Sức oai thần hạnh nguyện Phổ Hiền
Phân thân hiện khắp trước Như Lai
Một thân lại hiện sát trần thân
Mỗi thân lạy khắp sát trần Phật

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Phẩm Thứ Tư THẾ GIỚI THÀNH TỰU

Thế là chỉ về ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Giới là một không gian, một nơi chốn có giới tuyến, có giới hạn. Vì không gian này, nơi chốn này có giới tuyến có giới hạn và phương hướng được phân biệt, cho nên còn được gọi là phương giới hay phương phân. Thế giới này được thành tựu như thế nào?

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Lạm Bàn Đầu Kinh

Khi giảng kinh, có người giải thích Ngũ thời Bát giáo theo quan điểm tông Thiên Thai, có người giải thích theo tông Hiền Thủ. Theo Trí Giả đại sư, người sáng lập ra tông Thiên Thai đem một đời giáo hóa của đức Như Lai chia làm “Ngũ thời Bát giáo”; dùng “Ngũ thời” để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời là thời Hoa Nghiêm, thời A Hàm, thời Phương Đẳng, thời Bát Nhã, thời Pháp Hoa và Niết Bàn.

Tướng Trạng Của Tâm

Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng : Tướng trạng này tổng quát thì có tám loại. Tám loại là gì ? là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Phẩm Tựa

“Tôi nghe như vầy”: như vầy là “tín thành tựu”; tôi nghe là “văn thành tựu”. Pháp như vầy mới có thể tin, pháp không như vầy thì không thể tin; cho nên “như vầy” chính là “tín thành tựu”. Phàm những kinh điển Phật nói đều có sáu loại thành tựu, đó là: tín thành tựu, văn thành tựu, thời thành tựu, chủ thành tựu, xứ thành tựu và chúng thành tựu.

Phật Tổ Đạo Ảnh

Tượng vẽ truyền qua theo bạch mã
Cố cung còn nhớ ngắm linh hình
Nay đốt nhang thơm thân đảnh lễ
Thiên nhan rạng rỡ mắt tinh anh.

Kệ thỉnh chuyển pháp luân

Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ tát Ma Ha Tát muốn nói lại nghĩa ấy, Ngài quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng: Nhĩ thời, Phổ Hiền Bồ-tát Ma-ha-tát dục trùng tuyên thử nghĩa, phổ quán thập phương nhi thuyết kệ ngôn: Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ tát Ma Ha Tát muốn nói lại nghĩa ấy: Ngay lúc ấy đại Bồ-tát Phổ Hiền muốn nói rõ lại ý nghĩa trên. Ngài quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng”: Ngài liền quán sát căn tính và nhân duyên của chúng sinh khắp mười phương và tuyên nói kệ. Quý vị xem, Bồ-tát Phổ Hiền rất từ bi với chúng ta, vì sợ chúng ta còn chưa  rõ được ý nghĩa trong kinh văn nên Ngài nói tiếp kệ tụng để thuyết minh thêm một lần nữa.

Khai Thị Về Ái Dục

Nên biết ái dục là gốc rễ của sanh tử. Chúng sanh chịu khổ trong vòng luân hồi đều là do lòng ái dục mà ra. Truy cho cùng gốc ái dục thì nào phải chỉ mới có trong đời này, hay đã có từ 2, 3, 4 kiếp trước đâu. Nó đã có từ vô thỉ kiếp, khi sanh tử mới bắt đầu vậy. Đời đời kiếp kiếp, bỏ thân này sanh thân kia, đều do ái dục làm cho luân chuyển. Chỉ đến ngày nay, thử hỏi mình đã có một mảy may ý nghĩ tạm rời cái gốc rễ ái dục này chưa? Bởi cái hột giống, cái gốc rễ ái dục quá sâu dầy, nên sanh tử cứ vô cùng vô tận.

Về Việc Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Các Hành Giả 

Việc nói chuyện phiếm với hai tăng sĩ đang hành hương lễ lạy như vậy thật quá tệ hại. Thậm chí có thể họ đang bên bờ mé giác ngộ nhưng khi quý vị đến thì họ bị loạn tâm. Đó không phải là cách để khuyến khích họ tu hành. Nếu quý vị giúp họ bái lạy thêm một vài lần hoặc lạy cùng họ thì việc đó không sao, quý vị có thể bái lạy cùng họ 10 tiếng hay 20 tiếng đồng hồ cũng được. Thí dụ như Quả Hồi đã đến đó và bái lạy cùng họ. Nhưng nói chuyện phiếm với họ thì không được. Lúc bắt đầu họ đã rất thành tâm và tập trung cao độ, nhưng ngay khi quý vị nói chuyện với họ thì họ không còn định tâm được nữa. Quý vị có hiểu đạo lý này không?

Quy Y Cần Tìm Vị Thầy Tốt

Thiện Tài Đồng Tử tuy là một em bé, nhưng sức thần thông thì rất lớn, thần thông của Thiện Tài là bất khả tư nghị. Thiện Tài Đồng Tử có năm mươi ba vị thầy, và vì có năm mươi ba vị thầy cho nên Phật giáo Trung Hoa chịu sự ảnh hưởng phức tạp. Phức tạp ra làm sao? Có một số tín đồ Phật giáo bắt chước Thiện Tài Đồng Tử nói: “Thiện Tài Đồng Tử có năm mươi ba vị thầy thì tối thiểu tôi cũng phải có mười vị, hai mươi vị hay ba mươi vị thầy, như thế chẳng phải là quá nhiều”. Hành vi như thế là rất mê tín, vô cùng sai lầm!

Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới

Trong kinh điển nhà Phật thì Kinh Hoa Nghiêm này là vua của các kinh, cũng là vua trong các vua. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng là vua trong các kinh nhưng không thể xưng là vua trong các vua được. Bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm này được tôn là vua của các vua, là bộ kinh thuộc hệ Đại thừa dài nhất mà Đức Phật đã thuyết, nhưng thời gian Phật thuyết kinh lại không dài lắm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói bộ đại Hoa Nghiêm này chỉ vỏn vẹn trong vòng hai mươi mốt ngày.

Tôn Giả Xá Lợi Phất – Trí Tuệ Đệ Nhất

“Xá Lợi Phất”: Về Tôn giả Xá Lợi Phất, tôi tin là mọi người đều rất quen thuộc, đều nhớ rất rõ vị Tôn giả này, vì Tôn giả có một đoạn nhân duyên khiến cho người ta không thể quên. Cậu của Tôn giả Xá Lợi Phất, tên là Ma Ha Câu Hy La, thường cùng người chị  biện luận với nhau; và mỗi lần biện luận như thế, người chị luôn là người thua cuộc, còn Ma Ha Câu Hy La luôn là kẻ thắng cuộc; nhưng sau khi người chị mang thai thì điều kỳ lạ đã xuất hiện.

Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp – Ba Anh Em Ca Diếp

Ưu Lâu Tần Loa là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “mộc qua lâm” (rừng đu đủ), ý nói là Tôn giả thích ở trong rừng đu đủ tu đạo. Già Da dịch là “thành” (thành thị). Na Đề dịch là “hà” hoặc “giang,” và có nghĩa là sông. Ba anh em này trước kia là ngoại đạo thờ lửa; họ cho rằng lửa là linh thiêng nhất, là mẹ của vạn vật, cho nên nhất mực cung kính, khấu đầu đảnh lễ lửa. Qúy vị nói xem như thế có ngu si hay không? Quý vị lạy lửa có lợi ích gì? Chẳng có lợi ích gì cả, nhưng họ vẫn lạy lửa.

A La Hán – Các Lậu Đã Dứt, Không Còn Phiền Não

La hán có bốn bực: sơ quả A la hán, nhị quả A la hán, tam quả A la hán và tứ quả A la hán. Sơ quả A la hán còn có tên gọi là “quả Tu đà hoàn”; quả Tu đà hoàn nầy là quả đầu tiên của A la hán. Chứng được sơ quả La hán, sanh tử không còn, gọi là “quả vị kiến đạo” (ở vào trình độ thấy được đạo), đây là quả vị thứ nhất. “Tu đà hoàn” là tiếng Phạn, dịch “nhập lưu”, tức là nhập vào dòng chảy pháp tánh của bậc Thánh, đi ngược lại dòng chảy sáu trần của phàm phu”.

“Tâm Pháp Diệu”  

Tâm pháp diệu! Tại sao mà diệu? Toàn thể sơn hà đại địa, sum la vạn tượng, cho đến nhà cửa phòng ốc, hết thảy những thứ đó từ đâu mà có? Đều do từ một niệm hiện tiền trong tâm của mỗi người sanh ra. Mọi thứ nẩy ra từ tâm chúng sanh, quý vị nói xem, vậy chẳng phải là diệu sao? Thế nào từ trong tâm mà có thể sanh ra tất cả?

Giải Thích Sơ Lược Về Bài Tựa Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Bộ Kinh Hoa Nghiêm này chính là kinh của Pháp Giới, cũng chính là kinh của Hư Không. Tận cõi hư không cùng khắp Pháp Giới, không một nơi nào chẳng phải là trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm. Mà trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm chính là trú xứ của Phật cũng chính là trú xứ của Pháp, cũng chính là trú xứ của Hiền Thánh Tăng, cho nên khi Phật mới thành Chánh Giác, liền nói bộ Kinh Hoa Nghiêm này giáo hóa tất cả Pháp thân Bồ Tát. Bộ Kinh Hoa Nghiêm này vì nó là bộ kinh mầu nhiệm không thể nghĩ bàn, thế nên đem cất giữ nó trong cung rồng để Long Vương giữ gìn. Sau này do Bồ Tát Long Thọ đến long cung và trở về chép lại theo sự ghi nhớ của mình.

Chúng ta vì sao chưa thành Phật? Bởi vì chúng ta vẫn còn “lậu hoặc”!

“Thần Thông”. Thế nào gọi là “thần”? Thế nào gọi là “thông”? “Thần” là “thiên tâm”, là tâm của trời; “thông” là “huệ tánh”, tức là có trí huệ. “Thông” còn là “thông đạt vô ngại” – chẳng có gì không thông suốt; và “thần” cũng hàm ý thần kỳ bí ẩn.

Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích

“Nhị Phật diễn hóa tại Ta-bà, Đông A-súc, Tây Di-đà”.
Hai câu này nghĩa là Phật A-súc, tức Phật Dược Sư, và Phật Di-đà đều giáo hóa chúng sanh tại thế giới Ta-bà. Hai vị Phật, một vị ở phương Đông, một vị ở phương Tây, nhưng cả hai đều có nhân duyên rất sâu đậm với chúng ta nơi cõi Ta-bà, do đó Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật chính là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, còn Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật chính là A-di-đà Như Lai...

ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN

  Kệ khai kinh:                               Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,                               Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu.                               Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,                               Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm [...]

Chứng Đạo Ca

Vĩnh Gia Chứng Ðạo Ca Sa-Môn Huyền Giác soạn HòaThượng Tuyên Hóa Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự Los Angeles, California, Mỹ Quốc, tháng 2 năm 1985   Song of Enlightenment Chứng Đạo Ca [...]

Go to Top