Phóng Tầm Mắt Nhìn Thế Giới

Vào năm 1978, mười thành viên Hội Phật Giáo Trung Mỹ (nay có tên là Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới) và Đại Học Phật Giáo Pháp Giới đã sang Á Châu. Phái đoàn được Ban Tiếp Đón của Hội Phật Giáo Mã Lai mời đến. Họ đã đến Mã Lai, Tân Gia Ba, Thái Lan và Hương Cảng.

 

Lời nói đầu

Nếu quý vị muốn tìm chân lý thì đừng nên làm bất cứ điều gì giả dối

Khi một Đạo Tràng thực hành chánh pháp, các vị trời, rồng và hộ thần đến để bảo vệ chúng ta

Con Người Hoằng Đạo, Không Phải Đạo Hoằng Người

Đạo Phật Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy đề cập đến chân lý trong Tâm

Sinh ra: một giấc mộng

Nếu Đức Phật Thích Ca còn sống, quý vị nghĩ ngài sẽ ủng hộ loại Phật Giáo nào?

Giáo sư Douglas Powers (người thứ ba từ bên trái), Thầy Quả Đồng (đang cầm máy vi âm), Sư Cô Hằng Hiền, Cư Sĩ Quả Trai (sau lưng Sư Cô Hằng Hiền), Thầy Hằng Thật (giữa), HT Tuyên Hóa (ngồi bên phải). 

Lời nói đầu

Tôi bắt đầu chuyến đi xuyên Á tại Hương Cảng, thuộc đảo Lạn Đầu (Lan Tau). Trong tháng Bảy, tôi ở tại tu viện của Hòa Thượng tại Hương Cảng. Sang tháng Tám, tôi đếnKuala Lumpur (Mã Lai) để tham gia vào phái đoàn đi Á châu của Hội Phật Giáo Trung-Mỹ và Đại Học Phật Giáo Pháp Giới. Ngay từ giây phút đầu tiên, phái đoàn đã bị bao quanh bởi đông đảo người đến nghe Phật pháp. Có lúc con số lên đến hàng ngàn.

Copy of DSC01368.JPG (291406 bytes)

Giáo sư Douglas Powers (người ngồi ngoài cùng phía bên trái) cùng phái đoàn (nhấn vào hình để xem hình lớn hơn).

DSC01367.JPG (285422 bytes)

Giáo sư Douglas Powers (đang đứng phía bên trái) cùng phái đoàn (nhấn vào hình để xem hình lớn hơn).

Thời khóa biểu đầy ắp hằng ngày của tôi bao gồm việc liên tục di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác và tiếp tục xuất hiện trước vô số người làm hao tổn sức lực của tôi. Trong tuần đầu tiên, tôi thường bị kiệt sức và có lúc phải đi nghỉ. Nhưng Hòa Thượng thì vẫn tiếp tục làm việc cả ngày lẫn đêm: thuyết Pháp, giảng Kinh, và khuyên giải cho những vấn đề cá nhân của người đến thỉnh. Ngài luôn xuất hiện trước đám đông, song vẫn duy trì được sự hóm hỉnh thoải mái trong kỷ luật. Ngài là tấm gương cho tất cả chúng tôi noi theo. Nhờ đó, sự tinh tấn chung của chúng tôi đã tăng thêm.

Đi đến đâu, phái đoàn cũng đều được mọi người ân cần tiếp đón, giúp đỡ. Chúng tôi học hỏi lẫn nhau và hiển nhiên, Phật pháp rất sống động trong sự trao đổi này. Trong thời gian chuyến đi diễn ra, sự thích thú của những thành viên trong phái đoàn lẫn người dân địa phương ngày càng gia tăng mạnh mẽ hơn. Đây đúng là một sự kiện quan trọng, vượt quá cả số người tham dự, và ai cũng cảm nhận được điều này. Khi phái đoàn đến Penang, một trong những trung tâm Phật giáo của Mã Lai (Malaysia), số người Quy y với Hòa Thượng lên đến vài ngàn người. Rõ ràng là Mã Lai có thiện căn mà từ đó, đạo Phật có thể phát triển và hưng thịnh, và tôi thực sự vui mừng khi được ở trong số những người bạn Phật tử này.

Riêng về phần tôi, giây phút quyết định trong toàn bộ chuyến đi Châu Á đã đến khi phái đoàn di chuyển sang khu vực phía đông của Mã Lai. Trước khi rời khu vực phía tây, tôi có hỏi Hòa Thượng rằng nếu tôi đi tàu lửa từ Thái Lan thẳng sang Băng Cốc (Bangkok) trong khi phái đoàn sang Tân Gia Ba (Singapore) liệu có được không. Tôi giải thích rằng cách này sẽ giúp tôi tiết kiệm tiền và cũng cho phép tôi đến thêm một địa điểm xa hơn tôi muốn đến ở Nê Pan (Nepal) trước mùa đông. Tôi có kế hoạch leo những dải núi Anapurna. Trước khi chúng tôi rời các thành phố miền đông, Hòa Thượng trả lời rằng kế hoạch này rất tốt. Tuy nhiên, trước ngày tôi khởi hành, Ngài bảo tôi nên chờ và tiếp tục đi cùng đoàn sang Tân Gia Ba. Khi tôi giải thích những lý do để tôi rời đoàn một lần nữa, Ngài bảo đảm rằng tôi sẽ không gặp phải vấn đề gì về tuyết ở Nê Pan và rằng nếu tôi có vấn đề về tiền bạc thì Ngài sẽ giúp tôi. Ngài mạnh mẽ đề nghị rằng tôi nên ở lại cùng đoàn.

Trong những ngày tiếp theo, tôi ở trong trạng thái bồn chồn về tâm lý. Tôi khao khát được tự mình đi du lịch nhưng lại thấy rõ mình nên làm theo lời đề nghị của Sư phụ và tiếp tục đi cùng đoàn. Sự tranh đấu nội tâm diễn ra ác liệt trong vài ngày và sau đó tôi quyết định đi. Dục vọng của tôi đã áp đảo được trí tuệ. Hôm sau, tôi rời đoàn và khi tôi ra đi Hòa Thượng lần nữa bảo tôi phải cẩn trọng.

Tôi du hành qua Thái Lan và Miến Điện, rồi đến Nê Pan (Nepal). Sau vài ngày ở thành phố Kathmandu, tôi đón xe buýt đến Pokhara, và từ Pokhara, tôi bắt đầu leo núi, hướng về phía dãy núi Anapurna. Có nhiều tấm bảng hiệu dọc con đường cho thấy thời điểm này không thích hợp để đi du hành, nhưng tôi vẫn đi tiếp. Đến chân núi Anapurna, tôi bị rơi xuống núi chừng 40 feet (khoãng 12 thước) một cách huyền bí. Sở dĩ tôi nói “huyền bí” là vì tôi chỉ đơn giản bước tới nhưng lại thành ra dẫm hụt chân. Lúc rơi xuống, đầu tôi chạm đất trước và tôi bị bất tỉnh một lúc. Đến khi tỉnh dậy, anh bạn người Đức cùng leo núi và vài người dân địa phương giúp kéo tôi lên khỏi vách đá. Họ đưa tôi vào một hang động và tôi nằm trong đó trong vài ngày. Tôi bị thương khá nặng, gãy nhiều xương và chấn thương đầu. Một người dân địa phương đã chạy mất hai ngày để đánh điện tín liên lạc vớithành phố Kathmandu . Hai ngày sau, trực thăng đến mang tôi đi.
Trong bốn ngày đó, tôi học được rất nhiều điều về tâm ý. Bài học chủ yếu đó là chỉ cần tâm còn tỉnh táo thì dù cơ thể có trong bất kỳ tình trạng nào, cũng vẫn có thể tu tập được. Rõ ràng trí tuệ và sự tu tập Phật pháp có giá trị rất lớn không chỉ trong sinh hoạt hằng ngày mà còn giá trị hơn thế trong những trường hợp khẩn cấp. Một sự tĩnh lặng vĩ đại đến với tôimặc dầu có những lúc tôi có thể thấy sự hiện hữu của những nỗi sợ hãi nhưng phần lớn tôi thấy được thực tướng của chúng: sự tạo tác trống rỗng của tâm. Tôi cũng thấy rõ rằng mọi trạng thái đều bình đẳng. Khác biệt duy nhất giữa trạng thái này và trạng thái kia chính là việc tâm tôi thấy ra sao. Chúng có cùng bản chất dù hầu hết mọi người cho chúng là thoải mái hay không thoải mái.

Bảy ngày sau khi bị rơi té, tôi trở về California. Bộ Ngoại Giao đã trợ giúp rất nhiều để tôi có được sự chăm sóc thích hợp về thuốc men, y tế, điều mà những người giúp đỡ tôi cho rằng tôi có thể nhận được tốt nhất ở nước Mỹ. Cũng phải mất thời gian để bình phục, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của nhiều người nên những chấn thương nghiêm trọng đã tự bình phục.

Khi tôi nhìn lại, mới thấy rằng chuyến đi Thái Lan bằng tàu lửa không tiết kiệm được tiền như tôi quả quyết; thực tế tôi tiêu tốn mất gần 10 ngàn đô la (*) để quay lại Mỹ, ngoài ra thời tiết trên núi đã tốt đẹp hơn vào 10 ngày sau. Thêm vào đó, tôi đã va chạm với một năng lực bị đánh bại nhưng đã suýt giết chết tôi. Lẽ ra tôi có thể tránh được toàn bộ sự việc này nếu nghe theo vị Thiện tri thức của tôi thay vì ngu ngốc nhất định theo lòng ham muốn của mình.

Kuo Lei (Douglas Powers)

Tiến sĩ dự bị Triết Lý Thần Học

Hiệp Hội Nghiên Cứu Sinh Thần Học

DRBU_2009.JPG (310927 bytes)
Giáo sư Douglas Powers, người ngoài cùng bên phải cùng một số Giáo Sư trong Ban Giảng Huấn Đại Học Phật Giáo Pháp Giới (DRBU – 2009)

Nhấn vào hình để xem hình lớn hơn

Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ:

(*) 10 ngàn đô la vào thời điểm 1978 tương đương khoảng 30 ngàn đô la ngày nay (2010).

Vài Hình ảnh Phái đoàn Á châu của Hội Phật Giáo Trung-Mỹ và Đại Học Phật Giáo Pháp Giới (1978)

_ _______________

_

__

English

Nếu quý vị muốn tìm chân lý thì đừng nên làm bất cứ điều gì giả dối

Ngày 11 tháng 9, 1978 tại Hồng Kông (Ngày thứ 47 của chuyến Hoằng Pháp Á Châu của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới năm 1978)

 

Trong buổi họp sáng hôm nay, Hòa Thượng trụ trì nói một vài lời rất quan trọng. Chúng tôi ghi lại đây cho hậu thế:

“Hôm qua trong lúc nói chuyện với Hội Thiếu Niên Phật Tử, tôi có bảo họ là sau khi tôi qua đời, tôi muốn thân xác tôi được hỏa thiêu. Tro cốt tôi thì nên nghiền thành bột trộn với bột, đường hay mật ong và cho các con kiến ăn. Vì sao? Vì tôi từng gọi chính mình là một con kiến, và tôi có rât nhiều nhân duyên với kiến. Sau khi ăn no nê, chúng kiến sẽ mau chóng phát tâm Bồ Đề. Giờ đây sau khi tôi đã quyết định, quý vị phải làm đúng theo lời tôi dặn. Đến lúc đó, tôi không muốn để lại dấu vết nào cả.

“Quét tất cả pháp, Lìa tất cả tướng”

Tôi không muốn để lại nhục thân giống như Lục Tổ hay Pháp sư Từ Hàng (1). Tôi cũng không muốn xây bảo tháp hay kỷ niệm đường gì để tưởng nhớ tôi. Có người hỏi là tro cốt của Lão Hòa Thượng Hư Vân có được trộn với bột và đường rồi làm thành viên cho cá ăn như ý nguyện của Ngài không? Không có! Các đệ tử của Ngài không nỡ tâm rời xa tro cốt của sư phụ mình nên họ đã lưu giữ thờ trong các tháp. Nhưng họ làm như vậy là không đúng với ý nguyện của Hòa Thượng Hư Vân.

Tại sao tôi đặc biệt nêu ra chuyện này? Tại vì có nhiều người không tin là tôi hiến tặng Vạn Phật Thành cho toàn thế giới. Họ không thể tin là có người mà mục đích duy nhất là chỉ muốn làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Tôi tặng chùa Vạn Phật cho tất cả mọi người trên thế giới, không chỉ riêng người Mỹ hay người Hoa, không chỉ cho Phật tử mà cho tất cả chúng sanh, cho mọi người của tất cả các tôn giáo khác. Tôi đã quán xét nhân duyên của Phật Giáo và chỉ có qua hành động bố thí tích cực vô ngã mới có thể cứu vãn được Phật giáo. Bằng không thì chắc chắn Phật giáo sẽ bị huỷ diệt. Cho nên trong tương lai, không ai có thể tự nhận Vạn Phật Thành hay một phần nào của Vạn Phật Thành là của riêng mình, nó sẽ luôn mãi mãi là một sở hữu chung của Phật giáo Thế giới… . Quý vị nghĩ sao?”.

Một sự im lặng bao trùm. Dưới ánh nắng bình minh tĩnh lặng, chín người chúng tôi sững sờ lắng nghe những lời tuôn chảy từ một tấm lòng xuất chúng, vượt qua mọi tiêu chuẩn để so sánh hay đo lường.

“Chỉ có những ai không ích kỷ, thực sự tu theo hạnh nguyện Bồ Tát để lợi ích chúng sanh, chỉ có họ mới được phép điều hành Vạn Phật Thành. Không thể dùng cho sự lợi ích riêng. Tối hôm qua tôi có bảo quý vị, nếu tôi còn một sự ích kỷ nhỏ như sợi tóc, tôi sẵn lòng ở vĩnh viễn trong địa ngục. Luôn luôn dành những cái tốt đẹp cho kẻ khác, đừng dành chúng cho chính mình. Đừng tham cầu danh vọng hay sự nổi tiếng. Và hơn hết là không ganh ghét và gây chướng ngại. Nếu có ai tài giỏi hơn tôi, tôi kính trọng nhân vật đó, nhưng không bao giờ gây trở ngại cho người đó”.

Có người bình luận về phản ứng ồn ào vào buổi thuyết pháp tối qua: Đó là một số tăng ni đã bỏ về nhưng các cư sĩ thì hoan hô và vỗ tay. Hòa Thượng nói:

“Sự hoan hô cũng không hợp với đạo pháp – tôi nói với họ đây không phải là chuyện đùa. Sự tồn vong của Phật giáo đang lâm nguy. Không những chư tăng ni không nên có tài sản riêng mà ngay cả những người cư sĩ hiến thân cho đạo Phật cũng không nên có tài sản riêng. Nếu không thì với số tiền tập trung trong túi của các cư sĩ sẽ dẫn đến một tình trạng mất thăng bằng. Cuộc vận động chống việc đốt nhang và đốt tiền giấy này chỉ là những bước đầu của cuộc cách mạng. Khi chúng ta có đà ảnh hưởng mạnh hơn thì sự thay đổi rộng lớn hơn nhiều. Thí dụ như phong tục tụng kinh lấy tiền sẽ được hủy bỏ. Hiện nay tục lệ này vẫn là chén cơm bát gạo cho phần lớn chư tăng ni tại Á châu cũng như khá nhiều cư sĩ Phật tử. Nhưng thời gian chưa chín mùi, nếu tôi bảo họ ngay bây giờ thì họ sẽ không thể chấp nhận được.

Tăng sĩ ở Trung Hoa phần lớn thường không có học thức. Với tất cả tài sản mà mỗi chùa tích lũy được thế mà vẫn không có trường học Phật giáo nào: không có trường tiểu học, trung học, ngay cả một đại học Phật giáo mà khắp cả Trung Hoa cũng không có. Tôi đã thấy trong các kho của tu viện chất đầy những thỏi vàng, trọng lượng nó phải là nhiều tấn, thế nhưng người ta chỉ ích kỷ, cất giữ cho riêng họ, chứ không dùng để giúp Phật giáo phát triển. Cho nên tôi mới nói tôi không phải là người xây chùa. Đúng thế, tôi là một nghệ thuật gia, nhưng thay vì dùng vàng, gỗ, đất sét hay đá, tôi dùng người sống để tạo nên Phật Bồ tát, Tổ sư và A-la-hán.

Chúng ta nên dồn mọi nỗ lực cho sự giáo dục. Trong tương lai nếu quý vị những người Mỹ muốn xây cất, không chỉ xây chùa chiền mà hãy xây trường học. Mỗi trường cần có một giảng đường lớn có thể dùng vào nhiều việc như cầu nguyện, tụng kinh, pháp hội và thuyết giảng. Ý nguyện của tôi là xây cất các cơ sở giáo dục. Bất kể là ở đâu, tôi luôn thành tâm nói với tất cả tấm lòng và người ta không thể không cảm động. Không những con người mà ngay cả gỗ đá cũng nghiêng mình trước tiếng nói của Chánh Pháp.”

Nhìn Hòa Thượng trụ trì nêu gương trong từng giây từng phút khiến chúng tôi cảm thấy rất hổ thẹn. Giải pháp không phải là chìm đắm trong sự hổ thẹn mà là nghiêm chỉnh bắt tay làm việc. Đến giờ ăn trưa thì Sư cô Huệ Thâm tham gia với chúng tôi. Sư cô đã thông dịch thật hay các bài thuyết pháp của Hòa Thượng sang tiếng Phúc Kiến cho nên người ta có thể hằng đêm tận hưởng niềm vui lắng nghe pháp thoại bằng chính ngôn ngữ địa phương của mình.

Với một dáng hình khổ hạnh, gầy ốm, Sư cô Huệ Thâm là một viên ngọc quý khó thấy trong biển người phật tử mà chúng ta gặp hằng ngày. Phong thái đạo hạnh của Sư cô có thể chứng minh cho thấy sự tu hành khổ cực 15 năm qua của Sư cô. Là một người Đài Loan, sư cô xuất gia với Hòa Thượng Chử Vân và sư cô đã đến Singapore cách đây sáu năm để truyền bá Phật pháp. Khoảng 15 năm về trước khi còn là cư sĩ, Sư cô khởi sự với một chương trình phát thanh Phật pháp trên đài radio ở Đài Bắc. Chương trình này đuợc tiếp nhận nồng nhiệt nên đã được gia tăng phát thanh từ một lần một tuần thành một tiếng đồng hồ mỗi ngày. Từ đó đến nay Sư cô luôn tinh tấn thuyết pháp và giảng Kinh.

Quán sát tình trạng xuống dốc của Phật Giáo Á Châu và sự hỗn loạn của Tăng đoàn, Pháp sư Huệ Thâm lắc đầu. Bằng một giọng rất quả quyết, Sư cô nói: “Nếu chúng ta ích-kỷ và cãi nhau nhau ầm ỹ, hay chỉ chú trọng vào hình thức bên ngoài mà không hề nghĩ đến việc thật sự tu hành, làm sao chúng ta xứng đáng với danh hiệu người xuất gia?”. Sư cô thú nhận là trong sáu năm qua ở Singapore, Sư cô không mấy được ưa chuộng trong số các vị tăng ni địa phương. Thay vì thuận theo tập quán thông thường của các đồng môn thí dụ như tụng kinh thâu tiền hay thân mật với các vị phật tử hộ pháp thì sư cô lại thích làm việc khổ nhọc trong im lặng trong môi trường của mình. Trong những ngày ít ỏi mà tôi có dịp quán sát Sư cô, thì dường như có một nhóm các phật tử – già cũng như trẻ – có niềm tin thâm sâu không nói nên lời đối với Sư cô. Sư cô phát biểu trong giờ ăn trưa: “Khi chúng ta thấy chúng sanh quá đau khổ, thì làm sao chúng ta không thể không mở lòng từ bi cho được? Tôi chỉ là một Tỳ kheo ni với vị thế nhỏ bé nhưng khi nào tôi còn một chút sức lực thì tôi nhất định phải cống hiến vào việc phục hưng Phật pháp”.

Sư cô Hằng Hiền và tôi rất ngưỡng mộ Sư cô Huệ Thâm, và Hòa Thượng trụ trì thì thật hiền từ như mọi hôm, Ngài ân cần nói: “Vị pháp sư này trong nhiều kiếp trước là một bạn đồng tu với Quả Kính, vì thế họ đã tìm thấy nhân duyên nhanh chóng với nhau như thế. Rất nhiều các đệ tử của tôi bị phân tán khắp nơi trên thế giới khi họ đi đầu thai, nhưng từ từ họ đều quay trở về trại chính”. Sau giờ ăn trưa chúng tôi ngồi nói chuyện ở một nơi yên tĩnh. Sư cô Huệ Thâm cười thú thật với tôi: “Cô biết không, tôi mặc bộ y tốt nhất mà tôi có đó. Tôi chỉ có hai bộ y để mặc khi ra ngoài, còn những bộ khác đều rách và vá víu, và tôi thích như vậy. Người ta cho tôi vải và y nhưng tôi lập tức cho đi khi vừa nhận được. Tại sao? Tôi không xứng đáng để mặc đồ tốt đẹp, thêm nữa chỉ thêm phiền toái khi xếp đồ lên đường. Tôi hỏi các bạn tôi: “Các bạn tới đây nghe tôi giảng vì tôi mặc đồ đẹp hay chúng ta đến đây để cùng nghiên cứu chân lý?”. Bình thường thì họ dịu xuống liền.

Vào lúc bảy giờ là lễ quy y với hơn sáu trăm người quy y, và Hòa Thượng khai thị trong một khoảng thời gian:

“Có câu nói là trong một ngày bán mười giạ tin xạo thì dễ dàng nhưng trong mười ngày thì vẫn khó mua một giạ tin thật. Tại sao? Có nhiều người họ tin vào cái giả và rất ít người tin vào sự thật. Đây là vì thói quen của chúng ta từ vô thủy kiếp, là nhận lầm cái khổ là hạnh phúc. Tất cả gì tôi nói với mọi người là giả. Tại sao? Tại vì không thể thốt ra lời thật. Tất cả tướng là giả và trống không, tất cả lời là giả và không. Khi đạt đến mức ngôn tận ý dừng, thì chỉ lúc đó quý vị mới có thể tìm thấy chân lý. Nhưng ngay trong cái giả thì có cái thật và ngay trong cái thật thì có cái giả. Thật và Giả không cản trở nhau, nó dung thông lẫn nhau. Thêm nữa, sự thật tự nó không phải thật và cái giả tự nó cũng không phải là giả mà đúng hơn là do chúng sanh làm nó thành nên thật hay giả. Chúng sanh chính là Phật, Thánh và Thiên nhân. Chúng sanh tạm thời bám chấp mê mờ và xoay lưng lại với sự Giác Ngộ. Một khi sự mê mờ được lột bỏ, thì Chánh Giác sẽ hiển bày; nó không nằm ở đâu khác. Bỏ mặc kho tàng của gia đình, chúng ta đã trở thành những đứa con hoang phá, bằng lòng đi bới tìm đồ thừa cặn, thu lượm rác rưởi. Quý vị nói như thế có phải là đáng thương hại hay không? Nếu quý vị muốn tìm chân lý thì đừng nên làm bất cứ điều gì giả dối. Đó là trong mỗi hành vi hay lời nói, không làm điều dối trá.  

Ðạo do thực hành,

Không thực hành sao gọi là đạo.

Ðức do tu,

Không tu đức sao thành. (2)

 

Ngoài thì lập công

Trong thì tạo Đức

Lập công bên ngoài

Đức bên trong sẽ tăng trưởng

Sẽ sung mãn Pháp hỷ và trí huệ

Nhà thơ đời Đường, Hàn Dũ, diễn tả trong bài “Đạo Nguyên” (3):

Bác Ái (yêu khắp mọi người) gọi là Nhân, thi hành ra cho đúng thì gọi là Nghĩa. Do theo đó mà làm thì gọi là Đạo. Lòng mình đầy đủ không trông đợi bên ngoài thì gọi là Đức.

Tâm là gốc của Nhân, Nghĩa, Lý, Trí, tạo ra hào quang tự nhiên tràn đầy trên da, sáng ngời trên cánh tay, thấm nhuần tứ chi. Do đó tứ chi tuy không nói một lời mà vẫn thuyết pháp. Viên mãn thì có mỹ, viên mãn thì có đại; đại hóa thành Thánh; Thánh tbiết trở thành Thần

Bài văn của Hàn Dũ có thể áp dụng cho sự tu hành. Khi quý vị bác ái thương yêu mọi người, đó chính là Nhân, nếu lúc nào cũng hành xử chánh đáng thì đó là Nghĩa. Đi từ đây đến đó thì gọi là Đạo. Có Đức chính là bao gồm lòng nhân, nghĩa, lý, trí. Lúc đó toàn thân quý vị sẽ phát hào quang. Những người tu hành hay có nhiều hào quang chung quanh họ. Càng tu hành tinh tấn chừng nào thì càng nhiều hào quang chừng đó, và ánh sáng hào quang tự nó diễn thuyết không cần đến lời. Khi quý vị thật sự xây đắp vững mạnh bản thân mình bằng Đạo Đức, quý vị sẽ đạt được mỹ, đại, thánh, thần. Khi đạt đến những cảnh giới này thì quý vị đã đạt được tâm ý mà không mảy may vi phạm luật của trời đất.

Đức Khổng Tử đã diễn tả như thế này: Khi 15 tuổi, tôi chuyên tâm vào việc học. Lúc 30 tuổi, tôi mới tự lập, tự mình đứng vững. Vào tuổi 40, tôi không còn mơ hồ mà thấu hiểu sự lý trên đời. Ở tuổi 50, tôi hiểu được mệnh trời. Đến 60 tuổi, tai tôi nghe thấy điều gì đều thấu hiểu theo lẽ phải. Nhưng khi 70 tuổi tôi mới có thể làm bất cứ những gì tâm mình muốn mà không hề ra ngoài khuôn-khổ đạo lý. (4)

Khi Khổng Tử bảo vào tuổi 60, tai của Ngài trở thành cơ quan tiếp thu sự thật thì điều này có nghĩa là bất kỳ những gì Ngài nghe được đều hợp với chân lý và thuận tai. Chỉ khi 70 tuổi, Ngài mới có thể tự do làm những gì mình thích mà không hề vượt qua phép tắc đạo lý. Thật là sự giải thóat! Đây chính là phản bổn hoàn nguyên, quay về với tự tánh trong sáng của chúng ta. Người nào muốn nghiên cứu Phật pháp thì trước hết nên học làm một người tốt; đừng làm những gì mà chỉ lợi ích cho chính bản thân mà gây hại cho người khác.

Bấy giờ ông Đào Uyên Minh, một nhà thơ vui thú điền viên có tiếng vào thế kỷ thứ tư, nổi tiếng về tính thanh cao của mình. Ông đã từ bỏ địa vị cao trong chính quyền vì đã không chịu uốn mình theo nghi thức và hệ thống hành chánh, ông ưa thích cuộc sống an lạc hòa hợp với thiên nhiên. Trong bài “Lời Từ Biệt Khi Về” (5) ông hát:

Ruộng vườn hoang phế, sao chẳng về!

Tâm bị hình đọa, sao không sầu buồn.

Lỗi xưa không sửa được,

Biết tương lai còn theo kịp.

Chưa thực đi xa trên đường mê,

Còn biết hôm nay đúng, hôm qua sai.

Bài thơ này thật hợp với tâm người Phật tử. Khi chúng ta nói “Cánh đồng hoang phế” thì nó có thể nói đến tâm địa của chúng ta đang mọc đầy cỏ dại vô minh. Chúng ta nên nhanh chóng trở về Tây Phương Cực Lạc. Rồi thì chúng ta quay thuyền trở lại cứu độ chúng sanh ở thế giới Ta Bà. Tâm chúng ta đã trở thành tù nhân của thân xác và chúng ta không thể làm chủ mọi việc được. Chuyện này đương nhiên là một tình trạng đáng thương. Tuy nhiên, một khi hiểu thấu được lỗi lầm đã phạm trong quá khứ – cũng như Khổng Tử đã nói, “Đến tuổi 50 tôi biết những lỗi lầm của 49 năm về trước” – chúng ta nên nhìn về tương lai và sửa đổi. Như thế vẫn còn hy vọng. Những chuyện đúng hôm nay là tu học Phật pháp; những chuyện sai hôm qua là vứt bỏ sinh lực của mình.

Một bài thơ khác nói:

Không tìm Đại Đạo rời chốn mê,

Dẫu có phước tài, chưa Đại Anh Hùng.

Trăm năm ánh chớp trên hòn đá.

Thân tựa bọt nước trôi bềnh bồng.

Tiền tài bỏ lại chẳng của mình.

Nghiệp tội luôn theo khó tự gạt.

Vàng bạc dù chất cao như núi,

Hối lộ vô thường có được chăng?

Nếu quý vị không tìm cách rời xa bụi trần, thì quý vị dù có nhiều tài cao và năng khiếu cũng vô ích. Không nên quá khôn lanh cho chính mình. Thay vào đó tại sao không dùng trí thông minh của mình để tu hành? Ngay cả với sự thông thái và chữ nghĩa đầy bụng, quý vị vẫn chưa được xem là một Đại Anh Hùng. Một vị Đại Anh Hùng là một người vượt xa thành tích của bạn bè trang lứa; người này có có một tầm nhìn thật sâu sắc và dũng cảm. Thời gian trôi qua trong nháy mắt. Đừng nghĩ là tiền bạc này, người vợ xinh đẹp, căn nhà và xe hơi này là của quý vị – quý vị không thể đem chúng theo khi tới lúc đi gặp Diêm Vương, quý vị không thể hối lộ con ma vô thường với núi vàng bạc của mình”. Thính giả càng ngày đến nghe càng đông. Cuộc cách mạng đã bắt đầu. Hạt giống đã được gieo trồng. Mỗi ngày nó sẽ tăng trưởng và nảy nở.”

Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ:

(1) Pháp sư Từ Hàng: Một vĩ Cao tăng tại Đài Loan đã lưu lại nhục thân sau khi viên tịch. Xin xem thêmhttp://www.kervan.unito.it/contents/documents/3_7_TRA.pdf

(2) Nguyên văn Hoa ngữ:

道是行的,不行何用道?
德要修的,不修哪有德?

Đạo thị hành đích, bất hành hà dụng Đạo?
Đức yếu tu đích, bất tu na hữu đức?

(3) Nguyên văn Hoa ngữ : 「博愛」之謂仁,「行而宜之」之謂義,「由是而之焉」之謂道,「足乎己無待於外」之謂德 trong 原道‧韓愈http://tw.myblog.yahoo.com/jw!FyZ9lEiRGAIYpUfyARd3W8s-/article?mid=258&prev=-1&next=254 :

(4) Nguyên văn Hoa ngữ:「吾十有五而志於學;三十而立;四十而不惑;五十而知天命;六十而耳順;七十而從心所欲,不踰矩。」Hán Việt: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”

(5) Tức là bài Quy Khứ Lai Từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_kh%E1%BB%A9_lai_t%E1%BB%AB

 

Khi một Đạo Tràng thực hành chánh pháp, các vị trời, rồng và hộ thần đến để bảo vệ chúng ta

Ngày 12 tháng 9, 1978 tại Hồng Kông (Ngày thứ 48 của chuyến Hoằng Pháp Á Châu của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới năm 1978)

Cư sĩ Quả Không ra đi sáng nay để trở về Alabama tiếp tục việc giảng dạy của mình. Các lớp học ở Đại học sẽ bắt đầu trong vài ngày tới. Nhóm chúng tôi đã mất một thành viên rất quan trọng.

Từ những ý kiến bên ngoài,cùng với Hòa Thượng,có vẻ như giáo sư Vu Quả Không đã tạo một ảnh hưởng rất lớn với mọi người ở đây.

Sự lôi cuốn của ông đối với những người trẻ và cộng đồng giáo dục thật sâu rộng. Các sinh viên đại học, giảng sư, học giả, và các chuyên gia khác, những người chưa bao giờ tin Phật giáo bây giờ được lôi cuốn vào bởi vì các vấn đề căn bản mà Quả Không khai mở. Hòa Thượng thường tán thán ông, và sáng nay sau khi Quả Không lên đường, ngài nói:

“Ông ấy là người duy nhất có cá tính mạnh mẽ nhất trong nhóm này. Ông có một tâm phóng khoáng; cởi mở với mọi vấn đề. Đây là sự chánh trực của một vị đại anh hùng làm việc vì lợi ích của tất cả. Trong hết thảy mọi vấn đề quý vị nên nhìn với một hình ảnh bao quát, và một bình diện rộng hơn. Không nên để chỗ cho những thắc mắc nhỏ nhặt về những lợi ích cá nhân. Đừng nên là người chỉ lo ăn, ngủ, mặc, và dùng phần thời gian còn lại ganh tỵ và làm chướng ngại.”

Thầy Hằng Thật nhận xét – và mọi người đồng ý – tất cả mọi thứ đã qua đi thật suông sẽ ngay từ buổi đầu. Con đường đã được đắp xong, và điều chúng ta phải làm là đi trên đó với cái nhìn thẳng tiến về phía trước.

Chấp nhận các dị biệt thỉnh thoảng có về những ý kiến cá nhân, không để bất cứ lúc nào có sự bùng nổ lớn, mất lòng tin lẫn nhau hoặc để những tai nạn đáng tiếc xảy ra làm thương tổn hầu hết các phái đoàn.

Hòa Thượng nói:

“Trong tất cả các ngày chúng ta ở đây trời đã không mưa đến một lần trước hoặc sau khi buổi thuyết giảng khi mọi người đến và đi. Nếu quý vị vẫn không hiểu đến mức độ kinh ngạc rằng các vị trời, rồng, và những vị khác của Thiên Long Bát Bộ đang hỗ trợ Phật Pháp, thì quý vị thực sự đã bỏ lỡ một thông điệp.”

Tối nay là tối cuối cùng của chúng tôi tại Tân Gia Ba. Do nhiều người yêu cầu chúng tôi tổ chức một buổi lễ quy y nữa tại hội trường đông nghẹt. Trong suốt thời gian dành thuyết giảng, Hòa Thượng phát biểu khoảng mười lăm phút. Ngài để mỗi thành viên của phái đoàn phát biểu. Một số người trong chúng tôi chọn chia sẻ về một vài diễn biến tuyệt diệu mà thường xuyên xảy ra cho cộng đồng của các hành giả tại Vạn Phật Thành và Tu Viện Kim Sơn.

Sự thực rằng tất cả mọi người tại Kim Sơn đều biết tiếng của Hòa Thượng đã vô số lần chỉ huy thời tiết. Một ví dụ là Cuộc Hội Họp Hòa Bình Thế Giới tổ chức tại Seattle, Washington vào năm 1974. Trời đã mưa không ngừng dọc theo cả bờ biển phía Tây, nhưng Hòa Thượng đã tuyên bố rằng ngài sẽ “không cho phép” mưa trong suốt ba ngày hội họp. Trong dịp này, Quả Quy (Allen Nicholson) đã đi máy bay từ San Francisco đến Seattle. Ông đã bay xuyên qua những cụm mây đen và bão tố đã đem mưa từ bờ biển phía nam Hoa Kỳ cho đến tận Gia Nã Đại. Từ máy bay, ông thấy một vầng ánh sáng chói của bầu trời xanh thật kỳ diệu bay lơ lửng trên thành phố Seattle với bán kính khoảng hai mươi dặm. Bầu trời trong sáng đã chiếm toàn bộ ba ngày hội họp, còn bão thì đến tất cả các thị trấn lân cận. “Khi một Đạo Tràng thực hành chánh pháp, các vị trời, rồng và hộ thần đến để bảo vệ chúng ta và những cảnh giới lạ thường trở thành các sự kiện phổ biến,” Quả Quy kết luận.

Tôi kể về một giấc mơ tôi đã có từ những năm trước:

“Tôi mơ đã đi với gia đình của tôi đến một nơi trông giống như một thiên đường ngay trong chốn nhân gian, một nơi ngoài thế giới Shangri-la.

Trên một vủng cao nguyên nằm giữa các ngọn đồi xanh và tím, nơi các con rồng và kỳ lân múa lượn trong những đám mây bay và các dòng suối chảy, là một ngôi chùa lớn chứa vài ngàn người. Kiến trúc này là tinh hoa kết hợp của văn hóa miền Đông và miền Tây, một kiểu thật đặc biệt. Trong khi chuông và trống vang lên khắp toàn thành phố, hàng ngàn Tu Sĩ áo cà sa vàng tiến ra từ những nơi chốn của họ, cùng các cư sĩ với tất cả các màu sắc, chủng tộc,và lứa tuổi. Đi phía trước của đại chúng là một vị lão Hòa Thượng người Trung Hoa với tư cách trang nghiêm lập tức đem lại sự kính trọng. Tôi nhớ chùm râu nhỏ, mảnh mai của ngài rõ ràng nhất.

Cho đến những năm sau, sau khi tôi đã thực sự đến Vạn Phật Thành giấc mơ kỳ diệu đã trở lại.

Một buổi sáng, ngay sau khi tôi đến Thánh thành, tôi đi lên một đỉnh đồi nhìn ra thung lũng. Từ một quang cảnh nép mình giữa loài tùng cổ và những cây hồng phong, người ta có thể thưởng thức tầm nhìn của đường chân trời mở rộng, những ngọn đồi thoai thoải, vườn cây ăn trái và các vườn nho ở thung lũng phía dưới. Những ngọn đồi tím hoa cà và xanh biển, và những con đường xoáy mòn ôm lấy các nét cong. Mặt trời đã phá xuyên các đám mây. Tiếng kêu của chú ngỗng hoang đã phá tan sự yên lặng. Đột nhiên, giấc mơ huy hoàng đã trở lại trong chớp nhoáng và đánh vào tôi như một làn sóng khổng lồ. Những luồng điện rung động chạy lên xuống cột sống của tôi; Tôi nhận ra tôi đã trở về. Nơi đây đã là di sản cho chúng ta từ vô số kiếp trước. Sau khi tỉnh thức về đời này tiếp nối đời kia, chúng tôi tiếp tục nhận ra lời nguyện. Đó là nơi chốn của mười ngàn vị Phật sống.”

Cô Hằng Hiền nói về sự dự đoán của Hòa Thượng rằng cô sẽ đủ điều kiện đậu trong kỳ thi lấy bằng Tiến sĩ của cô trước khi cô đi thi. Một câu chuyện khác về biến đổi thời tiết cho lợi ích của chúng tôi: một nhóm từ Hiệp hội Phật giáo Trung-Mỹ đã đi đến Nữu Ước vào mùa đông năm 1973 dự một hội nghị. Có một cơn bão hoành hành và hoàn cảnh cho việc lái xe trên đường rất là nguy hiểm. Hòa Thượng giao phó một đệ tử phụ trách vấn đề tuyết; không cho tuyết được phép ngăn chặn các đoạn đường đi của nhóm. Và, đúng thế, trên con đường xa lộ vận tốc cao bất cứ nơi nào họ lái xe qua đều có một khoảng trống xung quanh họ ở một bán kính hai hoặc ba dặm, trong khi các khu vực xung quanh thì tuyết rơi phủ ngập. Thế thì, làm thế nào đã làm đươc việc này? Hòa Thượng vui vẻ tiết lộ rằng trước đó ngài đã đưa cho đệ tử này một tối hậu thư. Nếu đệ tử này không thể điều hành để giữ tuyết tránh ra xa, thì sau khi trở về Kim Sơn Thánh Tự, người ấy sẽ phải quỳ trước các tượng Phật trong bốn mươi chín ngày, không được đứng lên, không ăn hay uống, thậm chí không có một cơ hội để đi nhà vệ sinh! Điều này khiến anh ta sợ hãi nên đã cầu nguyện hết sức thành tâm với chư Phật để được sự hộ trì. Kết quả là được cảm ứng không nghĩ bàn.

Người cuối cùng chia sẻ là Thầy Hằng Thật. Thầy có một tin nhỏ và một tin lớn. Tin nhỏ là một số cư sĩ đã có thể bỏ vấn đề hút thuốc kinh niên kể từ khi họ nghe Hòa Thượng lên tiếng mạnh mẽ chống đối thói quen này. Hút thuốc không những phá một trong năm giới, nó còn hại cho cơ thể con người và môi trường. U Bà Tắc Huang Cheng-Chao từ Taiping, người đã trung bình hút năm mươi điếu thuốc lá một ngày trong khoảng 30 năm, đã quyết định thực sự từ bỏ hút thuốc sau khi ông nghe Hòa Thượng nói. Hôm sau ông từ bỏ một cách đơn giản. Một tháng đã trôi qua mà ông đã không đốt điếu thuốc lá lên một lần nào cả. Kết quả ngay lập tức: Hai má hồng hào và một nụ cười lớn tươi sáng.

Tin tức lớn liên quan tới sao chổi Kohoutek. Khi nó xuất hiện ở một góc của bầu trời khoảng 5 năm trước đây, hầu hết các nhà khoa học không thận trọng đã cho rằng đó là một dấu hiệu cát tường. Đúng ra là ngược lại. Bất cứ khi nào sao chổi loại này xuất hiện thì nó biểu hiện các thiên tai sắp xảy ra; nó phát sinh là do tổng số các ác nghiệp đã tạo ra bởi nhân loại. Hàng triệu người sẽ bị giết hại nếu sao chổi này va chạm với trái đất hoặc bị hút vào bởi sức hút của trái đất. Hòa Thượng công bố với Pháp hội vào thời điểm đó, “Cách duy nhất để tránh thảm họa này là có ai đó vì lợi ích của toàn thế giới mà thành tâm phát tâm bồ đề làm chuyển đổi thiên tai xảy ra.” Vài tháng sau đó có một vị Tỳ Kheo phát tâm bắt đầu một cuộc hành trình ba bước một lạy từ San Francisco đến Seattle, cuộc hành trình hơn một nghìn dặm. Một vị Tỳ kheo khác phát nguyện sẽ làm hộ Pháp cho vị kia. Trong khi họ lễ lạy, từng ngày sao chổi đã tiến gần đến quỹ đạo của trái đất. Một mặt, các nhà khoa học đã một cách tự tin tiên đoán sự đến gần của sao chổi, mặt khác, hai vị tăng sĩ được sự hỗ trợ bởi một cộng đồng đã hết sức thành tâm cố gắng để chuyển sao chổi đi nơi khác.

Khoảng một tháng trước khi sao chổi thực sự rút lui, một tối nọ Hòa Thượng đã tuyên bố với đại chúng,”Tôi có một chút tin vui cho quý vị. Sao chổi sẽ rút lui.” Đúng như vậy, một tháng sau đó, vừa tới lúc nó đến gần trái đất, sao chổi Kohoutek đột nhiên rút đi, biến mất một cách bí ẩn như lúc nó đến.

Chỉ đến khi hai Tăng sĩ đã thành công hoàn thành chuyến lễ bái của họ, và giữa các buổi lễ tại Hội Nghị Hòa Bình Thế Giới tại Seattle, Hòa Thượng đã công khai thông báo lý do về sự rút lui đột ngột của sao chổi. Đó là sự thành tâm của hai Tăng sĩ lễ bái, cùng với sự tu hành của toàn bộ cộng đồng, đã giải đi mối nguy hiểm sắp xảy ra cho tất cả nhân loại.

Cuối cùng Hòa Thượng nói một vài lời, “Đừng tin bất cứ điều gì đệ tử của tôi nói. Làm thế nào quý vị biết được họ đã không bày đặt ra những câu chuyện này? Cũng đừng tin bất cứ điều gì tôi nói. Thay vì thế, hãy dùng trí tuệ sáng suốt của chính mình mà phân định thật hay giả.”

Bây giờ gần mười một giờ. Hội trường vẫn còn đông nghẹt. Hòa Thượng truyền chú khai mở trí huệ và hai thủ nhãn đầu của Pháp Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn. Ngài tạm biệt đám đông và đi lên lầu. Một đám đông người ùa theo sau. Hàng trăm người leo lên trên khán đài để lấy tờ giấy có hình vẽ của Như Ý Bảo Châu Thủ Nhãn. Đám đông bắt đầu tràn ra như một làn sóng thủy triều. Sự ồn ào trở nên chát tai từ sự hứng khởi đe dọa có thể nhanh chóng biến thành sự hỗn loạn. Sự khao khát Phật Pháp của con người đã khắc ghi một hình ảnh mạnh mẽ in đậm vào tâm trí chúng tôi.

 

Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ:

(*) Sao chổi Kahoutek được nhà thiên văn Luboš Kohoutek tìm thấy vào tháng 3 năm 1973 lúc đang hướng về Thái Dương Hê và có thể va chạm vào địa cầu.http://en.wikipedia.org/wiki/Comet_Kohoutek

English 

Con Người Hoằng Đạo, Không Phải Đạo Hoằng Người

Ngày 22 tháng 9, 1978 tại Hồng Kông (Ngày thứ 58 của chuyến Hoằng Pháp Á Châu của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới năm 1978)

Sau một tuần nghỉ giải lao chúng tôi bắt đầu buổi thuyết trình công cộng chiều nay. Những đêm thuyết trình đầu tiên của chúng tôi thường hơi vắng và tối nay bắt đầu cũng giống vậy. Có khoảng 60 người đến tham dự, một số là Tỳ-kheo-ni và học sinh từ Đông Liên Viên nhưng không có Tỳ-kheo.

Hòa Thượng yêu cầu Thầy Hằng Triều và Thầy Hằng Thật lên nói chuyện trước. Thầy Hằng Triều nói về kinh nghiệm của mình lúc mới đến với chùa Kim Sơn – một câu chuyện về một người Mỹ khám phá đạo Phật và rồi xuất gia tu hành. Thầy Hằng Thật giải thích tại sao một số người Mỹ rất tin tưởng Hòa Thượng:

“Phần lớn đó là vì Hòa Thượng dạy dỗ bằng chính hành động của mình. Trong mười sáu năm qua ở Mỹ, Ngài đã chịu đựng những gì người khác không thể chịu dựng, ăn những gì người khác không thể ăn, nhịn những chuyện người khác không thể nhịn, làm những gì người khác không thể làm. Người Mỹ nói chung thì cực kỳ khó dạy, khó bảo; họ đã quen tự do rong chơi. Dù thế Hòa Thượng vẫn bền bỉ kiên cường với một tấm lòng không hề biết ghét bỏ hay mệt mỏi. Với lòng từ bi vĩ đại và vô biên như thế, lần hồi ngài đã làm đệ tử ngài biết xấu hổ. Bất cứ một vị Pháp Sư nào khác thì đã bỏ cuộc từ lâu. Người Hoa Kỳ không được đặc biệt biết đến về lòng hiếu thảo của họ, tuy nhiên ngày nay nhiều người trẻ đã quay trở lại và học hỏi với lòng biết ơn từ người Thầy đã chỉ chìa khoá chân ngã của họ.”

Đến đây thì bầu không khí đã trở nên thư giãn rõ rệt. Ba vị sư đã lạy suốt ngày hôm qua và hôm nay, họ thú nhận thích thú với năng lực nơi đây. Hiển nhiên nhân duyên trải dài đến quá khứ thật lâu xa nhưng người ta không còn nhớ. Khi chúng ta quên, chúng ta tự nghiền nát mình thành bụi bặm và nhận giặc làm con.

Tôi nói chuyện một vài phút và cảm thấy quen thuộc với tiếng Quảng Đông của mình. Tôi đề nghị cải tổ Đạo Phật từ bên trong, nhất là về hành vi cư xử của thành viên Tăng Đoàn. Chúng ta nên dẹp bỏ sự mưu cầu lợi ích từ những hoàn cảnh, sự vơ vét tiền bạc, sự cẩu thả với giới luật. Làm sao chúng ta có thể chân chính bảo người khác tu hành khi chúng ta lại không làm gì cả? Chúng ta có đáng khoác lên mình áo giới, dựa vào Đức Phật để có ăn có mặc mà không sống đúng theo lời dạy của Ngài? Sau đó thì Hòa Thượng nói:

“Tôi rời khỏi Hồng Kông để đến Hoa Kỳ vào năm 1962 và tôi luôn cảm thấy có lỗi với người dân Hồng Kông. Tôi chưa hề thực sự có làm gì lợi ích cho họ, cho nên tối nay khi nói chuyện với quý vị, tôi cảm thấy thật hổ thẹn.

Cách đây khá lâu tôi có phát nguyện sẽ phiên dịch tất cả kinh điển Phật giáo ra ngoại ngữ và truyền bá rộng rãi cho dù chính tôi không nói được một ngoại ngữ nào. Lời nguyện này chưa được thực hành ngay tức khắc nhưng tôi cũng phát thêm một nguyện khác, đó là dù đi đến đâu tôi chỉ cho phép Chánh Pháp được phồn thịnh, tôi sẽ không cho Thời Đại Mạt Pháp xuất hiện.

Có người bây giờ nói: “Thầy sai rồi. Thầy không hợp với thời đại. Trong Thời Mạt Pháp không có ai tu hành, cho nên không lạ gì là chẳng có ai thích thú với những gì Thầy làm”. Mặc dù bây giờ được cho là Thời Mạt Pháp nhưng tất cả đều tùy vào con người. Nếu con người tu hành, họ có thể đổi ngược làn sóng và biến thời này thành Thời Đại Chánh Pháp. Vì có câu rằng:

Con người hoằng Đạo, không phải Đạo hoằng người (1)

(Nhân năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng Nhân)

Nếu con người giữ giới, bố thí rộng rãi, tu hành tinh tấn, chịu đựng sỉ nhục, tu định và huệ thì đây chính là sống trong Chánh Pháp. Chính thực thì không có Thời Đại Chánh Pháp hay Thời Đại Mạt Pháp mà là do con người tạo nên thôi. Khi con người không tu hành và không ai giác ngộ thì đương nhiên đó chính là Thời Mạt Pháp.

Ở Trung Hoa tôi đi khắp mọi nơi nói về sự cần thiết phiên dịch Kinh Điển nhưng không ai ủng hộ cho đến khi đến Hoa kỳ tôi mới nhận được đáp ứng. Tôi đến Mỹ chuẩn bị để chết ở đây, cho nên khi vừa đến đây tôi đã tự cho mình cái tên “Mộ Trung Tăng”. Tôi có rất nhiều tên giả, nhưng không có tên nào là thật cả. Trước khi xuất gia tên tôi là “Hoạt tử nhân” (Người chết còn sống), có nghĩa là tôi không muốn tranh với ai. Khi còn ở Mãn Châu, sau khi xuất gia tôi được biết đến dưới cái tên “An Từ”. Ở Hồng Kông tôi sử dụng tên “Độ Luân”. Tôi còn có thêm một vài biệt danh ở Hồng Kông mà tôi cũng không biết cho đến khi tôi đến Mã Lai lần này. Quý vị có thể đã nghe nói tới danh hiệu này, nếu quý vị chưa biết thì: Tôi được biết với danh hiệu “Lão Quỷ Vương” và cũng là “một trong Ngũ Đại Quái Nhân” của Hồng Kông. Không biết bốn người kỳ quái kia là ai nhưng tôi thấy thích cái tên này. Quý vị thấy đó, tôi khá kỳ quặc, tất cả các đệ tử tôi cũng hơi kỳ quặc và chúng tôi ra ngoài cùng làm điều kỳ quặc làm mọi người bỏ chạy. (Cười; nói khôi hài theo kiểu Trung Hoa)

Bây giờ trở lại đề tài thảo luận: việc dịch thuật kinh sách Phật Giáo. Đây là công chuyện lớn. Chúng tôi bắt đầu năm 1968 và cho tới nay Viện Phiên Dịch Kinh Sách Phật Giáo Quốc Tế đã phiên dịch hơn 30 bộ Kinh. Chúng tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực, có thể chúng tôi vẫn còn thiếu sót nhưng những người đi sau sẽ hoàn chỉnh. Tuy nhiên phải có người nào đó bắt đầu trước. Trong quá khứ một số rất ít kinh sách dành cho độc giả người Tây Phương đã được các nhà truyền đạo Thiên Chúa Giáo, quan chức hay các học giả có tiếng phiên dịch nhưng vẫn chưa có bản phiên dịch nào do người trong Phật Giáo phiên dịch. Không có người xuất gia nào thật sự thông hiểu và đồng thời tu tập đạo lý Phật Giáo làm việc phiên dịch, thật là điều rất đáng tiếc. Những người phiên dịch kinh tại các tu viện của chúng tôi ở Mỹ họ không làm chuyện đó vì tiền; họ chỉ cảm thấy đó là một phần trách nhiệm của họ để truyền bá Phật Pháp. Không ai trong số những người xuất gia có tài sản riêng cả, tất cả mọi sự cúng dường đều được gởi thẳng vào quỹ trung ương thường trụ. Chúng tôi không nhận các sự cúng dường cá nhân.

Bây giờ có một vài người thắc mắc làm sao chúng tôi trang trải cho cuộc sống. Nó đến bằng sự cảm ứng tự nhiên trên con đường Đạo. Nếu quý vị nhất tâm dốc sức hành đạo thì những chuyện kia tự nhiên sẽ được giải quyết mà không cần quý vị bận tâm. Để đối trị với sự ích kỷ đang thịnh hành trong đạo Phật, tôi quyết định hiến tặng Vạn Phật Thánh Thành cho tất cả Phật tử trên toàn thế giới; chẳng những cho Phật tử mà còn cho tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Có người nghĩ rằng tôi thật đần độn, một lão già không còn biết gì cả. Vâng, tôi trước nay vẫn là ngu si như thế ấy. Bất luận người ta đối xử xấu với tôi như thế nào, tôi cũng vẫn tốt với họ; bất luận họ phỉ báng, nhục mạ tôi, tôi vẫn muốn giúp đỡ họ.

Các đệ tử của tôi cũng học trở thành ngốc như tôi. Hãy xem hai vị sư đang hành trì “Tam Bộ Nhất Bái”. Cha mẹ họ và bạn gái cũ của họ viết thơ và gọi điện thoại nhưng họ vẫn không đọc hoặc nghe điện thoại. Tại sao? Tại vì họ đã phát tâm làm một chuyện gì đó thật sự có ý nghĩa cho tất cả chúng sanh. Họ quyết định từ bỏ cái ngã nhỏ cho đại sự. Giờ đây thầy Hằng Thật phát nguyện tịnh khẩu, nhưng anh ta phải là cảm thấy có nhân duyên đặc biệt với quý vị nên tối nay mới nói chuyện nhiều như vậy. Một người câm mà nói nhiều như vậy thì thật không thể nghĩ bàn”.

Dựa theo quy luật của tu viện, vào đúng chín giờ chúng tôi chấm dứt buổi thuyết trình. Một làn sóng ấm áp và đầy lạc quan chào đón chúng tôi khi chúng tôi bước xuống khán đài.

Chú thích:

(1) Nguyên văn Hoa ngữ: 人能弘道,非道弘人 – Nhân năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng Nhân: Con người hoằng Đạo, không phải Đạo hoằng người – xin xem thêmhttp://www.drbachinese.org/vbs/publish/269/vbs269p019.htm 

Đạo Phật Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy đề cập đến chân lý trong Tâm

Ngày 23 tháng 9, 1978 tại Hồng Kông (Ngày thứ 59 của chuyến Hoằng Pháp Á Châu của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới năm 1978)

 

Tối nay đại chúng đã tăng thêm rõ rệt. Bầu không khí nhẹ nhàng pha trộn với sự háo hức, vui tươi gia tăng lúc về tối. Việc ba vị sư tiếp tục bái lạy có ảnh hưởng rõ ràng. Nếu chúng ta thành tâm chuyển pháp luân trong từng phút giây thì tự nhiên sẽ có cảm ứng trong Đạo.

Đầu tiên, Pháp sư Hằng Hiền lên giảng pháp. Chủ đề của bài nói chuyện lần này là “Vị tiến sĩ ngu si”.

“Khi còn là một người thế tục, tôi đã cố gắng thuyết phục bản thân rằng mình là người khá thông minh. Hầu hết mọi người đều cho rằng tiến sĩ là người có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề, cho nên có thể tự giải quyết vấn đề của chính mình. Chỉ sau khi gặp Phật pháp, tôi mới nhận ra hầu hết các học giả đều cho rằng mình là người thông minh. Trang Tử nói rằng thứ mà các học giả yêu mến nhất là danh tiếng tốt. Sự tham ái này xuất phát từ một ý niệm kiêu căng của cái tôi; bản ngã của họ quá lớn. Chỉ sau khi gặp vị minh nhãn Thiện tri thức, người có thể nhìn thấy ngay các khuyết điểm của tôi, người đã không cho tôi một nơi nào để ẩn trốn sau cái vênh váo của tự ngã, tôi mới phát hiện ra một điều gì đó về bản thân.

Hòa Thượng luôn quở trách tôi về hai khía cạnh không tốt trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ: một là mở sách trong khi làm bài kiểm tra, hai là dùng bài ghi chép trong thi cử. Tôi chưa bao giờ hiểu nổi tại sao Ngài luôn nhắc đi nhắc lại nhiều lần về hai vấn đề này. Dù sao, tôi không bao giờ gian lận, ngoại trừ vài lần hồi lúc nhỏ và chỉ là do nghịch ngợm – đây là cách mà tôi hợp lý hóa chúng. Và chỉ đến khi gần đây, tôi mới bắt đầu hiểu được những gì mà Hòa thượng trụ trì nói đến.

Quý vị thấy đấy, tôi đã luôn có bài ghi chép trong tâm trí mình. Chẳng hạn như tối nay, khi biết sẽ có một buổi nói chuyện với quý vị, tôi đã tính xem sẽ nói những gì, có thể nói những điều vừa ý đểmọi chuyện nghe có vẻ tốt đẹp. Và tôi luôn dựa vào thứ gì đó ngoài bản thân trong mọi việc làm của mình, tìm kiếm vật chống đỡ, trên đầu lại đội thêm đầu, không quay về trí tuệ của chính mình mà tìm thứ gì đó xa rời nguồn trí tuệ. Đó là bài ghi chép và mở sách khi thi mà thầy tôi luôn đề cập đến trong những năm qua. Quý vị phải tự mình làm công việc. Không có đường tắt và cũng không có đường nào dễ dàng đâu.

Lấy thí dụ, nếu ai thực sự muốn nghiên cứu Phật pháp thì những gì người đó cần làm là quy y Tam Bảo, tìm một vị Thiện Tri Thức và rồi thực hành. Nhưng tôi đã đi vào Đạo bằng đường vòng vèo. Tôi tới các trường đại học, cố gắng học Phật pháp từ các vị giáo sư và từ các sách vở. Một thời gian sau, tôi nhận ra hầu hết các giáo sư không biết gì về Phật giáo chân thật, và những cuốn sách kia là những chỉ dẫn thiếu sót. Đạo Phật mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy đề cập đến chân lý trong Tâm. Nó được các Tổ Sư mang từ Ấn Độ sang Trung Hoa, và sau đó mang đến phương Tây, tạo nên một dòng truyền thừa trực tiếp bảo vệ bí mật Tâm Mạch, Chánh Pháp Nhãn Tạng, dĩ Tâm ấn Tâm, không qua ngoại vật”. (đại chúng vỗ tay)

Thầy Hằng Triều kể một câu chuyện về lòng tham và sự mong cầu – trường hợp về những chú kiến ghé thăm. Ngay sau khi các vị sư Tam bộ nhất bái bắt đầu hành trình, Hòa Thượng trụ trì đã cảnh báo “Quả Đình, đôi lúc trên hành trình, con sẽ thấy đói bụng – nhưng đừng khóc nhé”. Thầy Hằng Triều đã không hiểu ý Hòa thượng lúc đó là gì. Họ thực hiện bái lạy cho đến khi càng lúc càng xa dần thành phố, và thầy Hằng Triều bắt đầu thấy lo về việc thực phẩm dự trữ của họ ngày một ít đi. Thay vì nhất tâm bái lạy, thầy ấy đã để cho tâm chạy lung tung, đến nỗi mỗi ngày khoảng một giờ trước khi thọ trai, thầy ấy trì tụng thần chú cúng ngọ: “Khi nào thì đồ ăn đến?” Câu thần chú này có hiệu nghiệm ngay. Nó mang đến một cảm ứng quá mức. Những người lái xe dọc xa lộ bắt đầu cúng dường tới tấp. Có quá nhiều thực phẩm đến nỗi chiếc xe Plymouth của họ được nhồi nhét thức ăn chật ních.

Khi một người có quá nhiều, người đó sẽ chiêu mời rắc rối và bọn trộm. Một ngày sau khi vất vả bái lạy, hai vị sư quay về chiếc xe hơi của mình để chuẩn bị hành thiền. Họ hoảng hốt khám phá ra chiếc xe hoàn toàn bị kiến bu đầy – hàng nghìn hàng nghìn con kiến bò khắp lên thức ăn, quần áo và sách của họ – tất cả mọi thứ!

Họ vô cùng bối rối. Họ không thể giết kiến, vì vậy những gì họ có thể làm là chờ cho chúng bò ra. Họ đã qua đêm ngoài trời lạnh trong khi những con kiến ngốn nuốt thức ăn. Đó cũng là lúc thầy Hằng Triều nhớ lại lời cảnh báo của Hòa Thượng sáu tháng trước. Điều này ngăn thầy khỏi khóc và khủng hoảng.

Đại chúng cười khúc khích. Mọi người say sưa lắng nghe. Hòa Thượng nói tiếp:

“Tôi cũng sẽ kể cho quý vị đôi chút về Phật giáo được thực hành ở Mỹ. Vị thầy này là một vị thầy rất ngu si, và những người Mỹ bỏ nhà đi theo ông ta cũng ngu si. Nếu không thì tại sao họ không muốn sự thoải mái cho bản thân, chẳng hạn như hai vị sư này vừa liên tục bái lạy không ngừng nghỉ? Hai vị này (Hằng Thật và Quả Đồng) cũng đã lập nguyện không đụng đến tiền. Thầy Hằng Thật biết rằng tiền là thứ dơ bẩn và không muốn dính líu đến tiền. Quả Đồng từng thích tiền chút ít, nhưng giờ thầy ấy đã quyết định từ bỏ thói quen này.

Trên hết, tôi cũng có một đệ tử là một vị tiến sĩ ngu si. Hôm nay, đây là lần đầu tiên tôi nghe cô ta thừa nhận mình là một vị tiến sĩ ngu ngốc. Điều đó có thể khiến cô ta trở thành “vị tiến sĩ ngu si” đầu tiên ở Mỹ, hay thậm chí là vị tiến sĩ ngu si đầu tiên trên thế giới. Như vậy không tệ lắm! Ít nhất cô cũng trở thành người đầu tiên trong một cái gì đó!

Khi đã đạt đến mức độ tột cùng của ngu si và không biết gì cả, quý vị có thể trở thành người thực sự có trí tuệ. Vẫn còn có hy vọng cho cô ta. Tương lai của cô ta không phải là tối đen.”

Giữa tiếng cười và những năng lượng tốt lành, Hòa thượng trụ trì truyền chú Trí Tuệ từ thần chú Lăng Nghiêm. Đại chúng pháp hỷ sung mãn, tràn đầy hy vọng, dồn về phía trước cúi lạy Hòa Thượng trụ trì khi buổi giảng kết thúc.

 

Sinh ra: một giấc mộng

Ngày 24 tháng 9, 1978 tại Hồng Kông (Ngày thứ 60 của chuyến Hoằng Pháp Á Châu của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới năm 1978)

 

Mọi chuyện bắt đầu gia tăng khi chúng tôi sắp sửa ra đi. Rõ ràng các bài giảng buổi tối đem lại hiệu quả. Một số đệ tử rất xúc động bởi Phật Pháp. Chánh Pháp nơi này rất hiếm gặp đến nỗi hầu hết mọi người không ghi nhận liền khi mới nghe đầu tiên. Đôi khi các giác quan của chúng ta tê cứng và pha trộn đến mức cần có một sự thuyết phục đánh vào để Pháp có thể thấm vào trong.

Bài nói chuyện của Hòa Thượng tối nay:

“Tính định ma phục triêu triêu lạc
Vọng niệm bất khởi xứ xứ an
Tâm chỉ niệm tuyệt, chân phú quý,

Tư dục đoạn tận, chân phước điền.

Tạm dịch:

Vọng tâm vắng lặng lòng an lạc
Trong định ma hàng sớm tối vui

Tâm dừng niệm bặt, giàu sang thật.

Tư dục đoạn sạch, ruộng phước thật

Tất cả mọi thứ bắt đầu và kết thúc với tâm. Khổng Tử nói về Tâm:

Nếu kiềm chế thì kiểm soát được Tâm;
Nếu buông lung, tâm loạn động.
Đến và đi, không nhất định thời gian;
Không dò được hướng đi của Tâm.

Để tu hành Tâm Địa đơn giản là cần nhận ra rằng chúng ta gặt hái những gì chúng ta gieo trồng – không sót một mảy may. Tại sao một số người trong chúng tatu hành quá lâu mà vẫn không khai ngộ hay chứng quả? Đó là vì nghiệp chúng ta tạo ra là một hỗn hợp của thiện và ác. Mê mờ, chúng ta không vượt xuyên qua các hoàn cảnh và nhận chân ra chúng thực sự là gì. Chúng ta làm những điều tốt trộn lẫn với những điều xấu và làm những điều xấu trộn lẫn với những điều tốt. Chúng ta là không trong sạch. Bởi vì chúng ta lưu chuyển với sáu trần của phàm phu, và quay lưng lại với sự giác ngộ của thánh nhân, chúng ta không đạt được giác ngộ. Chúng ta để mình phải trôi theo dòng đầy biến động của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý – sáu giác quan uế trược – và bị lôi kéo vào vòng quay không ngừng trong sáu trần. Mắt thấy sắc trần và bị khoá vào sắc; tai nghe thanh trần và chạy theo âm thanh, mũi ngửi hương trần và bị chuyển bởi mùi hương, lưỡi nếm vị trần và khao khát mùi vị, thân thể cảm nhận xúc trần và trở nên mê mờ bởi cảm giác, tâm bám vào các pháp và duyên theo các pháp. Chúng ta hành xử như con bò đang mang ách vào cổ, bị kéo đi đây đó mà không kiểm soát được số phận của chúng ta.

Kinh Hoa Nghiêm nói:

Nhược nhân dục liễu tri.

Tam thế nhất thiết Phật

Ưng quán Pháp Giới tính,

Nhất thiết duy tâm tạo.

Tạm dịch:

Nếu có người muốn biết
Tất cả Phật ba đời,
Nên quán tánh Pháp Giới

Tất cả do Tâm tạo.

Tâm của quý vị là chủ nhà, là chủ kiểm soát, không nên bị chuyển bởi cảnh giới. Nếu quý vị trở nên hạnh phúc khi có một lợi ích nhỏ xảy đến cho mình, hoặc bất bình ngay khi một điều gì đó khó chịu xảy ra, như thế là quý vị bị xoay chuyển bởi cảnh giới. Người tu hành nên luôn luôn nghĩ về lợi ích cho người khác. Khôngnên tu hành chỉ cho riêng mình. Hãy ban cho thế giới toàn bộ thân tâm, tánh mạng của quý vị.

Tại sao chúng ta ích kỷ hay ganh tỵ? Bởi vì chúng ta có tự ngã. Một khi quý vị có tự ngã, bản ngã, quý vị sẽ ganh tỵ với những người tốt hơn hay nhiều tài năng hơn quý vị. Do ganh tỵ nên quý vị gặp rắc rối lớn, đó là cách chắc chắn để đến địa ngục.

Nhất niệm sân tâm khởi

Bá vạn chướng môn khai.

Tạm dịch:

Một niệm nóng giận khởi,
Trăm vạn chướng ngại mở ra.

Chỉ vì chạy theo một chút ganh tỵ hay oán giận, quý vị có thể rơi vào địa ngục vô gián. Sau khi trải qua vô lượng kiếp đau khổ quý vị sẽ được tái sinh làm ngạ quỷ. Sau khi trả hết nợ, quý vị sẽ tái sinh trong đường súc sanh. Như những súc sanh gì? Những con bọ, như bọ hung trong phân. Quý vị sẽ bị mắc kẹt trong nhà vệ sinh, bị mắc kẹt trong mùi hôi thối khủng khiếp đó vô số kiếp, ăn phân và uống nước tiểu – đó là quả báo vì ganh tỵ. Hoặc, nếu quý vị quá ích kỷ, quý vị sẽ trở thành những con muỗi. Muỗi hút máu của người khác để thỏa mãn cơn đói của mình, làm hại người khác để duy trì bản thân. Đây chỉ là tiếp nối từ thói quen ích kỷ to lớn và vụ lợi trong cuộc sống trước đây của chúng.

Có người đang tự hỏi: ‘Pháp sư, làm thế nào Thầy biết về tất cả các cảnh giới này? Có phải Thầy đọc về các cảnh giới này từ kinh điển? Tôi biết về những cảnh giới này bởi vì tôi đã có kinh nghiệm tất cả những điều này trong các kiếp trước của tôi: Tôi đã từng là con kiến, con muỗi, con bọ hung … Tôi đã gieo nhân như vậy và đã gặt quả như vậy. Vì vậy, những gì tôi nói với quý vị là hoàn toàn sự thật. Không có một mảy may dối trá hay phỏng đoán nào. Nếu quý vị không tin tôi, quý vịcó thể tự mình thử nghiệm, nhưng có thể là quá muộn khi quý vị hiểu ra.

Hầu hết chúng sanh luân chuyển trong Sáu Nẻo Luân Hồi và không bao giờ thoát ra được. Chúng ta đã quên căn nhà chân thật của chúng ta, và vui lòng để trôi dạt từ nhà trọ này qua nhà trọ khác. Vì vậy, chúng ta đi lang thang không mục đích hết đời này sang đời khác, đột nhiên chúng ta ở trên trời, đột nhiên ở trong địa ngục, đột nhiên là một vị trời, đột nhiên là một A tu la, đột nhiên là con người, đột nhiên là con ma hay con vật – quý vị không nghĩ rằng như thế thật vô cùngđáng thương sao?

Quý vị nên nhận ra rõ ràng rằng cuộc đời chỉ là một giấc mộng. Bây giờ, hầu hết mọi người không muốn nghe điều này. Nếu quý vị đang nằm mộng và một người nào đó đến và nói với quý vị, ‘Này, bạn chỉ đang nằm mơ!’, có thể quý vị sẽ không tin. Sau khi quý vị thức dậy thì quý vị biết rõ đó chỉ là giấc mơ, dù người khác không nói cho quý vị biết. Cuộc đời chúng ta hiện nay cũng giống như vậy. Sau khi quý vị khai ngộ, quý vị sẽ biết mà không cần ai nói với quý vị.

Nhân sinh: nhất trường mộng,
Nhân tử mộng nhất trường,
Mộng lỵ thân vinh qu‎ý,
Mộng tỉnh tại cùng hương!
Triều triều thị tác mộng,
Bất giác mộng hoàng lương,
Mộng trung nhược bất giác,
Uổng tác mộng nhất trường…

Tạm dịch:

Sinh ra: một giấc mộng,
Chết đi: mộng một giấc,
Lúc mộng: giàu sang lắm,
Tỉnh mộng: vẫn nghèo xơ!
Ngày ngày cứ mộng mơ,
Không biết mộng “kê vàng”
Mộng hoài mà chẳng thức,
Phí thay giấc mộng dài…

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Nếu Đức Phật Thích Ca còn sống, quý vị nghĩ ngài sẽ ủng hộ loại Phật Giáo nào?

Ngày 25 tháng 9, 1978 tại Hồng Kông (Ngày thứ 61 của chuyến Hoằng Pháp Á Châu của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới năm 1978)

 

Hoà Thượng Tuyên Hoá: “Phật giáo là nghệ thuật làm người”.

Chúng tôi được mời đến nhà bà Hồ Tiên-yo để thọ trai ngày hôm nay. Vào buổi tối chúng tôi đi đến Đông Liên Giác Viên. Bây giờ không khí thoải mái và êm dịu. Mỗi tối việc giảng Pháp được tăng cường. Không cần các phương cách nhẹ nhàng hơn. Tất cả những người nói Pháp đều đi ngay vào chủ đề.

Quả Quy Quả Trai nói chuyện đầu tiên, sau đó Thầy Hằng Thật nói điều có hiệu quả mạnh mẽ:


“Có ba loại của Phật giáo trên thế giới: Phật giáo
Tham Lam, Phật giáo Nóng Giận, và Phật giáo Ngu Si.

Loại đầu tiên, Phật giáo Tham Lam, có thể gọi Phật giáo Thị Trường. Tất cả mọi thứ có thể được mua và bán ở đây, nó được điều hành như một doanh nghiệp. Chùa chiền kiếm lý do trở thành các khách sạn lớn, nhà hàng, hoặc công viên giải trí cho khách du lịch. Các nhà sư điều hành các cơ sở này như các doanh nhân. Pháp môn hối hả áp lực các người Hộ Pháp được tu hành ở đây.

Loại thứ hai là Phật giáo Nóng Giận. Ở đây việc chướng ngại và ganh tỵ là những đặc điểm chính. Mọi người ganh đua với nhau để đưa ra bề ngoài tốt đẹp nhất, tranh giành để xem người nào xây dựng bức tượng cao nhất, ngôi chùa lớn nhất, những hình ảnh trang trí công phu nhất, hoặc các nhà hàng chay ngon nhất trong thành phố. Các Pháp Sư cạnh tranh với nhau giành đệ tử, gây tình trạng các người hộ pháp chống lại nhau. Một số Pháp tự xem mình là hoàng đế, với đoàn tùy tùng và quân đội của mình. Họ xem thường những người không mạnh mẽ như họ và ganh tỵ với những người có khả năng hơn.

Loại thứ ba là Phật giáo Ngu Si, còn gọi là Phật giáo chịu thiệt thòi. Những tín đồ theo Phật Giáo loại này không thông minh như hai loại trước. Họ không biết làm thế nào để lèo lái giao dịch kinh doanh, hoặc tìm kiếm lợi thế từ hoàn cảnh hoặc tranh giành với nhau. Họ sẵn sàng đi theo sau người khác, sẵn sàng chịu khổ, tuân theo quy củ, và tuân hành theo sự thật – đó là lý do tại sao họđược gọi là ngu si.

Đây là loại Phật giáo không phổ biến lắm hiện nay, nhưng tất cả quý vị xem xét: thực sự ngu ngốc là gì, thực sự khôn ngoan là gì? Nếu Đức Phật Thích Ca còn sống, quý vị nghĩ ngài sẽ ủng hộ loại Phật Giáo nào? Có câu rằng người rất trí tuệ thì ra vẻ như kẻ khù khờ, và người thực sự có biện tài thì nói năng vụng về. Nếu quý vị trí tuệ chân thật, quý vị không cần phải đeo mặt nạ giả và cố gắng gây ấn tượng với những người khác bằng sự khéo léo khôn ngoan của quý vị. Bây giờ, tất cả quý vị biết nơi thương hiệu nào của Phật giáo được giảng dạy. Nếu quý vị đồng ý rằng chúng tôi cóthể hữu ích một chút thì quý vị nên tham dự trường học của Phật giáo Ngu Si, làm việc để truyền bá Chánh Pháp, và tốt nghiệp từ trường này.”

Những cái nhướng mày và những tiếng thì thầm nhao lên. Phải thừa nhận rằng đây không phải là nói pháp theo tiêu chuẩn. Hòa Thượng sau đó nói:


“Khi đến Châu Á, phái đoàn này
được học bài học Phật pháp ở tất cả các thời điểm trong ngày. Người thầy ngu si này học từ các môn đồ ngu si của mình, và các môn đệ ngu si học hỏi từ người thầyngu si. Chúng tôi học ngu si lẫn nhau cho đến khi chúng tôi đã làm chủ được nghệ thuật ngu si. Sau đó chúng tôi sẽ từ từ chuyển thành Trí Tuệ. Nếu quý vị không biết làm thế nào để thực sự ngusi, thì không biết liệu quý vị có thể học để thành thực sự trí tuệ. Để lên đến đỉnh núi cao quý vị phải khởi hành từ phía dưới. Để xây dựng tòa nhà chọc trời quý vị xây dựng nền tảng từ mặt đất. Vì vậy, trong mỗi hành vi, hãy bắt đầu từ cơ bản.

Ở Mỹ, tình trạng học tập cũng giống như vậy. Tất cả các sinh viên và giảng viên tại Đại học Phật giáo Pháp Giới đang học Phật Pháp hàng ngày, tuỳ theo họ có thể tiếp nhận được bao nhiêu. Phật giáo chúng tôi nghiên cứu không phải là Phật giáo của Ấn Độ, của Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Nhật Bản, hay của Đại Hàn, nó chỉ đơn giản là Phật giáo. Phật giáo không có ranh giới, không có chủng tộc, không giáo phái. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả đều có thể thành Phật.” Sự thật này không chỉ áp dụng cho chúng sanh của một số nước và không áp dụng cho các chúng sanh khác. Chúng sanh đầy khắp Hư Không. Đó là lý do tại sao tôi đã tự gọi Phật giáo là “Chúng Sanh Giáo”. Mỗi một chúng sanh đều có thể trở thành một vị Phật, và tất cả chư Phật có thể xoay thuyền từ bi trí tuệ để giáo hoá hàng ngàn hàng triệu chúng sanh, cùng tu với chúng sanh. Bằng cách này, chư Phật và Bồ Tát ảnh hưởng đến tất cả chúng sanh để họ phát tâm Bồ Đề.

Trong chúng sanh, con người là một trong những loài thấm nhuần với tiềm năng cao nhất cho sự phát triển tâm linh. Do đó, Phật giáo cũng được gọi là “Nhân Giáo”. Chính con người thành Phật. Bây giờ, tất cả mọi người đều có tâm, vì vậy Phật giáo cũng là ‘Tâm Giáo”. Do đó, mới nói rằng, “Phật, Tâm, và chúng sanh – cả ba đều là một và giống nhau”. Bởi vì Phật giáo không có quốc tịch, không có ranh giới về chủng tộc, văn hóa, tại sao Phật tử lại sẵn sàng đưa mình vào một góc nhỏ? Tâm lượng của quý vị trở thành nhỏ hơn hạt bụi trần, và quý vị trở nên ích kỷ và vụ lợi. Bây giờ, cuối cùng,ai là người như thế? Chính là tôi. Tôi không nói về những người khác. Tôi là một người phạm tội nặng trong Phật giáo, một kẻ nổi loạn. Nhưng tôi mong muốn thay đổi theo hướng tốt và dẹp bỏ sự ích kỷ của tôi. Không phải Phật giáo là không hoàn hảo, mà tôi đã không hoàn thiện chính bản thân tôi. Không phải là những người khác xấu ác, mà tôi đã không thành công trong việc giáo hoá họ. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn nói,

Chân thật nhận lỗi mình,
Không
bàn lỗi của người,
Lỗi
người lỗi mình.
Đồng thể tức Đại Bi.

Tôi không sợ kẻ ác. Họ càng ác, tôi càng muốn chuyển họ về nẻo thiện, không chỉ qua lời nói đẹp, nhưng qua thực hành thực sự. Chúng ta nên trở thành những mô hình để những người khác có thểchính họ nhìn thấy. Nếu quý vị chỉ ra một con đường nào đó để mọi người đi vào, thì quý vị nên trước hết hãy tự mình đi lên con đường đó để mọi người sẽ không vấp ngã vào tình trạng nguy hiểm.”


Hòa Thượng
lại cứu vãn tình thế một lần nữa. Những người có thể đã trở nên khó chịu với bài phát biểu trực chỉ của Thầy Hằng Thật thì bây giờ trở nên mềm mỏng lại với thông điệp khéo léo và nhẹ nhàng của Hòa Thượng. Những nghệ sĩ tài năng luôn luôn có khả năng xoay chuyển tình thế. Ngài vẽ một vòng tròn hoàn chỉnh và không để sót gì cả.

Thánh nhân nhận ra sự hợp nhất của tất cả vạn vật,
Và không thấy họ bị
thiệt thòi
.

Trang Tử


Hòa Thượng tiếp tục
:


“Bây giờ chúng t
a có đại nhân duyên để gặp nhau như thế này, chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau. Những gì tôi nói có thể không đúng, nhưng tất cả quý vị nên dùng trí tuệ của mình để phán đoán điều nào đúng hay không đúng. Tôi nói với các đệ tử của tôi ở Mỹ là đừng mù quáng tin tôi, họ nên dùng trí tuệ của chính họ. Nếu quý vị trau dồi trí tuệ của quý vị thì cuối cùng quý vị sẽ có được Trạch Pháp Nhãn (mắt chọn Pháp). Đừng mang giày trên đầu của quý vị, hoặc đội mũ cho đôi giày của quý vị.

Như vậy, rốt ráo cái gì là đúng và cái gì là sai? Về cơ bản không có gì là hoàn toàn đúng hoặc sai. Một cái gì đó mà quý vị cho là đúng, khi nhìn từ một góc độ khác có thể trở thành sai trái, và ngược lại. Do đó,

Đạo là đi một bên,
Nhưng
đạo lý thì đề cập cả hai phía.

Vì vậy, để xem xét sự việc đúng hay không, đừng hỏi người khác, chỉ cần dùng Kim Cang Bảo Kiếm của quý vị và rất thành thật nhận lỗi của chính mình. Ví dụ, đối với những người tu hành chúng ta, chúng ta còn có bất kỳ tham lam nào không? Quý vị có thể tự kiểm tra rất dễ dàng. Người xuất gia có thể tự hỏi: “Tôi có khởi vọng tưởng suốt ngày về những người Hộ Pháp không?Nếu quý vị có thì quý vị chưa vượt qua được tham lam, nếu quý vị không có thì có nghĩa là quý vị có ít tham lam, nhưng không phải là tham lam đã hoàn toàn biến mất. Khi quý vị gặp một cảnh giới, ví dụ nhưmột người nào đó tặng quý vị một phong bì màu đỏ, quý vị có bắt đầu tính toán không biết là có một đô la, hoặc mười, hay một trăm, hoặc một ngàn đô la bên trong hay không? Nếu quý vị bận tâmvới những câu hỏi như vậy trong tâm trí thì quý vị vẫn còn có tham lam. Nếu quý vị không có thì có nghĩa là quý vị đã tạm thời làm lắng đọng tâm tham lam của quý vị, chỉ như thế chứ không phải làtâm tham lam của quý vị đã hết hẳn.

Khi đồ ăn ngon xuất hiện trên bàn, quý vị có muốn ăn nhiều hơn phần bình thường của quý vị không? Đây là một thử nghiệm rất hay. Quý vị có mong muốn thực phẩm ngon lành, quý vị có tụng KinhĂn Uống cho mọi người không? Đây là một Kinh quý vị đọc tụng cho cư sĩ, nói rằng, “Hôm qua người nọ người kia đã chuẩn bị một bữa ăn hảo hạng cho tôi, người đó đã dùng các thành phần thực phẩm hảo hạng và tôi đã ăn nhiều gấp đôi.

Khi quý vị nhìn thấy những người khác mặc quần áo đẹp, quý vị có khởi mong muốn có quần áo giống như họ không? Khi quý vị nhìn thấy những người khác sống trong những ngôi nhà thoải mái tiện nghi thì quý vị có khởi mong muốn có một lâu đài nguy nga không? Trong các vấn đề thế tục hàng ngày – ăn uống, mặc quần áo, ngủ nghỉ – quý vị có thể hiểu được tham lam của chính mình. Đừng lừa dối chính mình. Nếu quý vị có tham lam, hãy thay đổi nó, nếu quý vị không tham lam thì tiến lên với những gì chánh đáng. Điều tệ hại nhất để làm là phung phí thời gian của quý vị đi. Đây là điều đau đớn nhất trong tất cả.

Bây giờ tôi đến từ nước Mỹ, là một quốc gia dân chủ nhất. Mỗi khi tôi kết thúc bài giảng Kinh hay nói Pháp, tôi luôn luôn yêu cầu mọi người cho ý kiến hoặc lời chỉ trích. Do đó, tôi hoan nghênh bất cứ câu hỏi nào mà quý vị có thể có.”

Có người hỏi: “Hòa Thượng có thể kiểm soát các cơn bão trong hơn mười năm khi ngài đang sống tại Hồng Kông, ngài có thể từ bi ngăn chặn hoàn toàn tất cả các cơn bão đừng đến Hồng Kông không?”

Hoà Thượng cười và trả lời, “Quý vị cũng có thể yêu cầu tôi ngăn chặn để tất cả mọi người tại Hồng Kông khỏi chết.” (Cười to và vỗ tay) “Những gì quý vị yêu cầu là không thể được. Những điều gì tôi có thể giúp người được, nếu tôi phải chờ đợi để được yêu cầu thì lúc đó là quá muộn!.

(Còn tiếp)