Tâm Niệm Bất Không Quá, Năng Trừ Chư Hữu Khổ

Bài nói chuyện tại Vạn Phật Điện Vạn Phật Thánh Thành ngày 26 tháng 10, 2013

Báo Vajra Bodhi Sea, số tháng 11, 2013, trang 30 – 35

QuanAm.gif (24911 bytes)

 

 

Thầy Cận Phạm:

 

Kính thưa Hòa Thượng , chư vị Pháp Sư và các Pháp hữu. A Di Đà Phật!

 

Hôm nay là tối thứ Bảy ngày 26 tháng 10 năm 2013 và hôm nay là ngày hoàn tất Khóa tu Thất Quan Âm. Sau khi tu tập tinh tấn trong bảy ngày qua, mọi người phải được chuyến hóa cả thân và tâm rất nhiều. Trong phần giảng Pháp lúc trưa, chúng ta được nghe Hòa Thượng nói rằng: “Nếu ai nổ lực dụng công sau bảy ngày tu tập sẽ kinh nghiệm một sự thay đổi lớn lao trong cơ thể của mình. ”
Chúng ta biết rằng cơ thể hợp thành do tứ đại là: đất, nước, gió, lửa,. Vì vậy, việc chuyển hóa của cơ thể và tâm trí có nghĩa tứ đại trở nên hòa hợp hơn , cơ thể linh hoạt hơn và tâm trí nhẹ nhàng hơn với ít vọng tưởng và tràn đầy thánh hiệu Quan Âm Bồ Tát. Nếu có được sự chuyển đổi như vậy, điều đóchứng tỏ rằng trong Khóa tu Quan Âm Bồ Tát này quý vị đã thành tựu rất nhiều, và đây là sự cảm ứng.

 

Tôi tin rằng tối nay nhiều cư sĩ không thể chờ đợi để chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong Khóa tu Quan Âm này. Điều này rất có giá trị vì nó cóđược do sự dụng công tinh tấn. Chúng ta sẽ bắt đầu với phía nam chúng, Sau đó sẽ luân phiên qua phía nữ chúng và nam chúng.

Xin vui lòng giới hạn phần nói chuyện của quý vị trong vòng 15 phút .bao gồm cả phần dịch tiếng Anh.

 

Trần Thụ Cầm:

Kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, Tuyên Công thượng nhân, chư vị pháp sư cùng toàn thể đạo hữu: A Di Đà Phật!

Kính chào buổi tối! Pháp danh của tôi là Diệu Ứng. Tôi đến từ Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tôi đủ may mắn được tham gia Khóa tu Quán Thế Âm tại Vạn Phật Thánh Thành cùng với tất cả các thiện tri thức. Tôi thấy rất hoan hỷ khi có được cơ hội để chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của mình. Bài nói chuyện của tôi có tên là ‘Ngàn nơi cầu nguyện ngàn nơi úng. Bồ tát dùng thuyền độ chúng sanh qua biển khổ này’ (Thiên xứ sở cầu Thiên xứ ứng, Bồ Tát thị hiện độ nhân chu).

Vì thiếu phước đức nên khi còn tại thành phố nhỏ bé ở Trung Quốc nơi tôi sống và làm việc, tôi hiếm khi đến thăm các ngôi chùa, cũng không tham gia các pháp hội giống như pháp hội Quán Thế Âm này với tư cách là một Phật tử tại gia. Trước khi tham gia pháp hội này, tôi rất lo lắng bồn chồn, không biết trông mình có lố bịch không vì không quen thuộc với nghi thức cũng như kinh văn. Lúc đầu, tôi thật ngờ nghệch. Ngạc nhiên thay, khóa tu Quan Thế Âm bắt đầu bằng việc tụng phẩm Phổ Môn mà tôi đã từng tụng hàng tháng trong 6 ngày trai (ngày ăn chay). Thật ra, tôi đã quen thuộc và gần gũi với khóa tu Quán Thế Âm.

Như chúng ta đều biết, Phật giáo chánh pháp tại Trung Quốc đang được phục hưng. Bồ Tát Quán Thế Âm được biết đến rộng rãi và rất nhiều người tìm cầu sự bảo hộ từ Quán Thế Âm Bồ Tát vì lòng từ bi của ngài bao trùm khắp nơi, và làm lợi lạc cho chúng sanh. Tại quê nhà của tôi, mọi người đều biết Quán Thế Âm Bồ Tát cứu người. Bây giờ tôi muốn kể một câu chuyện:

Ở Trung Hoa, có 4 ngọn núi nổi tiếng là đạo tràng của các vị Bồ Tát. Phổ Đà Sơn ở Nam Hải là đạo tràng của Quán Thế Âm Bồ Tát. Có lẽ quý vị không biết thiền sư Chân Hiết Thanh Liễu (1088-1151), là người sáng lập đạo tràng Phổ Đà Sơn, và tôi là cùng quê Miên Dương thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Chính thiền sư Thanh Liễu là người trình với triều đình để lệnh cho 700 ngư dân rời khỏi Phổ Đà Sơn. Làm như vậy, Phổ Đà Sơn trở thành hải thiên Phật quốc thanh tịnh, trang nghiêm, không có nghiệp sát. Thiền sư Thanh Liễu vốn tu ở Tử Lương tự, cách thành phố Miên Dương 30km. Nó nằm trên một ngọn núi gần một thị trấn nhỏ. Trong hàng ngàn năm, ngôi chùa này dần bị quên lãng và không ai nhắc đến thiền sư Thanh Liễu.

Nhưng đã có việc bất khả tư nghì xảy ra. Do cộng nghiệp mà một trận động đất với cường độ 7.0 xảy ra ở Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên vào lúc 2h21 chiều ngày 12 tháng 5 năm 2008. Trời long đất lở. Trong vòng 2 phút, có hơn 100 ngàn người mất mạng. Nơi tâm chấn, thị trấn Bắc Xuyên bị san phẳng và 30 ngàn người thiệt mạng. Màu nhiệm thay, thị trấn cổ nơi có chùa Khẩn Lâm kế cận Bắc Xuyên lại an toàn. Không có ngôi nhà nào bị phá hủy, không một người dân nào thiệt mạng. Nó trở thành nơi trú ẩn của các nạn nhân cơn động đất. Đây là một thị trấn nhỏ với vài ngàn cư dân. Nhưng vào lúc đó, nó là nơi trú ẩn của 50 ngàn nạn nhân.

Sau trận động đất, thị trấn Bắc Xuyên cần được xây dựng lại. Các chuyên gia đến từ đại học Thanh Hoa và viện Khoa học Trung Quốc chịu trách nhiệm tìm một vị trí mới cho Bắc Xuyên. Sau khi khảo cứu, họ thông báo với chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Cuối cùng, chủ tịch Hồ quyết định dời Bắc Xuyên đến thị trấn nhỏ này vì tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng trong vài trăm dặm vuông, nó là nơi duy nhất có địa chất ổn định. Trong suốt cuộc khảo cứu, chúng tôi phát hiện thấy ‘ thì ra đây nguyên là tổ đình thiền viện’. Chúng ta thoát chết nhờ lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát. Thiền sư Thanh Liễu đã ban phước cho người đồng hương. Câu chuyện này được đài truyền hình Phượng Hoàng kể lại với tư cách là cơ quan tổ chức pháp hội tiêu tai cầu phúc.

Tôi là người nghiệp chướng sâu dày, nhờ lòng đại bi của Quán Thế Âm Bồ Tát mà có thể theo Hòa Thượng tham dự pháp hội tại Vạn Phật Thánh Thành. Các con tôi không học tại Mỹ và tôi không có họ hàng ở đây. Vì vậy thật khó để tôi liên lạc với Vạn Phật Thánh Thành. Hôm nay tôi có mặt tại đây là nhờ năng lực của Quán Thế Âm Bồ Tát. Tại đây, tôi cảm thấy ai cũng đều là Quán Thế Âm Bồ Tát và Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện ở khắp mọi nơi. Tôi cảm thấy rất hổ thẹn và phát đạo tâm chuyển đổi rất nhiều.

Tôi nhắn tin cho bạn tôi rằng tôi sẽ tham dự pháp hội. Năm người trong số họ nhờ tôi giúp họ kết duyên với VPTT và quyên góp công đức. Tôi thấy ngạc nhiên vì người đầu tiên nhờ tôi kết duyên với VPTT là Tỳ Kheo Ni trụ trì của một tu viện tổ đình, 4 người còn lại thì không theo tôn giáo nào. Nhưng khi họ biết rằng tôi sẽ đến VPTT để tham dự pháp hội Quán Thế Âm, họ có niềm tin mãnh liệt vào Hòa thượng và VPTT. Tôi rất cảm động và muốn nói rằng Quán Thế Âm Bồ Tát luôn là vị cứu độ giải thoát của tôi, khai mở trí tuệ cho tôi và dẫn dắt tôi theo Bồ Tát đạo.

Cuối cùng, tôi muốn kết thúc bài nói chuyện bằng một bài kệ:

Dưới trăng lắng nghe hạt đậu rơi
Trước đèn thâm cứu Kinh Lăng Nghiêm
Nam Mô một tiếng Tịnh Lưu Ly
Nào biết ánh quang nhuốm Đông Thiên.

A Di Đà Phật

Tằng Thân Cơ:

 

Kính thưa Chư Phật, Chư Bồ Tát, Hòa Thượng, các Pháp Sư và các bạn đồng tu: tên tôi là Thân Cơ. Hôm nay tôi muốn kể một câu chuyện về người bạn của tôi, một câu chuyện liên quan đến Quán Thế Âm Bồ Tát, một câu chuyện về làm thế nào Quán Thế Âm Bồ Tát cứu bạn của tôi.

 

Khi một quốc gia thay đổi chính quyền, nhiều người sẽ phản đối và chống lại. Họ không thích sự thay đổi này. Tháng 4 năm 1975, miền Bắc Việt Nam xâm lược miền Nam, và nhiều người bị mất mạng sống. Một số đã chết trên đường phố; một số chết trên sông. Vô số người bị mất đi mạng sống . Để tránh bị bắt, nhiều quan chức, người giàu có và giáo chức muốn chạy ra khỏi Việt Nam vì họ sợ những kẻ xâm lược sẽ bắt họ vào trại lao động “giáo dục và cải tạo”.

 

Một trong những người bạn của tôi chạy ra khỏi Việt Nam đến một nước khác làm người tị nạn. Người bạn này đi một chiếc thuyền nhỏ với bảy mươi người. Sau hai ngày, họ lấy một con tàu và ra đi từ Thái Bình Dương. Thật không may, con tàu bị hải tặc tấn công. Hai mươi tên hải tặc với súng ống chận tàu của họ lại. Mười tên với súng và dao dài nhảy lên tàu. Sáu hay bảy tên hải tặc đứng trên tàu và chĩa súng vào những người này. Họ tách những người trẻ tuổi ra khỏi những người khác. Những tên hải tặc còng tay của họ và bắt họ quỳ xuống. Sau đó chúng dùng dao giết tất cả những người đàn ông này.

 

Lúc đó sắp sửa tới phiên bạn của tôi ‘bị giết chết’. Ông đã sợ đến nỗi run rẩy cả người. Đột nhiên ông nhớ đến Quán Thế Âm Bồ Tát và ông bắt đầu niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát,.. . Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.” Sau đó, một phép lạ xảy ra. Tên đầu đảng bọn hải tặc đột nhiên thả bạn tôi, cho ông thực phẩm, xăng và một chiếc thuyền. Hắn thậm chí đã dạy bạn tôi làm thế nào để chèo thuyền trên đại dương với một la bàn. Cuối cùng ông ra khỏi Việt Nam thành công. Ông đến Thái Lan trước. Hiện nay, ông sống ở Los Angeles, California.

Ngàn năm oán hận ngập bát canh,

Oán sâu như biển hận khó tan.

Muốn biết vì sao có chiến tranh,

Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!”

Đối với những quý vị chưa từng bao giờ thành tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, tôi khuyên quý vị bắt đầu niệm danh hiệu của Ngài ngay lập tức. Những quý vị đã thành tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, xin vui lòng tiếp tục thực hành thành tâm hơn bởi vì quý vị có thể cần đến sự bảo vệ của Quán Thế Âm Bồ Tát trong tương lai. Nhiều người nhận ra Quán Thế Âm Bồ Tát từ vẻ bên ngoài của Ngài; Tuy nhiên, ít người biết Quán Thế Âm Bồ Tát chân chánh từ sâu trong tâm mà ra. A Di Đà Phật!

 

Vương Thụy Anh:

Kính thưa các vị pháp sư, các vị thiện tri thức cùng các vị đồng tu,

Tôi tên là Vương Thụy Anh, pháp danh là Thân Anh. Tôi đến từ Portsmouth, một bến cảng ở miền nam nước Anh. Tôi đến để quy y và thọ ngũ giới vào ngày 20 và sau đó tham gia Quán Âm thất. Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia một pháp hội tuyệt vời thế này. Tôi tri ân vì có cơ hội này để chia sẽ những kinh nghiệm bản thân tôi với quý vị.

Tôi có thể nói đôi chút về ngày tôi thọ Bát Quan Trai Giới. Vào buổi sáng pháp sư thông báo rằng những ai muốn thọ Bát Quan Trai Giới có thể ở lại Phật điện còn những người còn lại thì có thể đi ra. Ngay lập tức, tôi đi ra ngoài. Nhưng trên đường về phòng, tôi do dự và trở lại chánh điện. Trong hoàn cảnh đó, tôi đã thọ Bát Quan Trai Giới. Vì tôi đã tham gia buổi lễ đặc biệt này, nên tôi không hối tiếc hay từ bỏ, thoái lui trong lúc thực hành. Thật vậy, tôi không cảm thấy hối tiếc ngày hôm đó. Tôi đã theo lịch trình cả buổi sáng vì vậy mà tôi không có thời gian để suy nghĩ về những việc khác như là tôi đã ăn sáng hay chưa. Tôi đã không ăn sáng , và cũng không cảm thấy đói. Trước giờ ăn tối, tôi đã lo rằng mình không thể tự giữ kỷ luật bản thân. Vì vậy, tôi đã đi giúp hái ô liu cho qua đi thời gian để không ăn tối.

Tôi mô tả toàn bộ quá trình cũng như một số kết luận về kinh nghiệm bản thân. Thứ nhất, chúng ta phải làm chậm lại những hành vi của mình để có cơ hội quyết định đúng đắn tốt hơn. Nếu ngày hôm đó tôi đi ra ngoài, làm việc khác thì tôi đã bỏ lỡ cơ hội thọ giới. Thứ hai là nếu chúng ta không thể vượt qua những thói quen tập khí của mình thì chúng ta nên chuyển sự chú ý đến những việc khác, như thế chúng ta sẽ không giằng co giữa việc “có” và “không” . Nếu không chúng ta sẽ chỉ đầu hàng những thói quen thường ngày.

Đó là lý do vì sao tôi đã chọn đi hái ô liu .

Vào ngày thứ hai khi tôi lắng nghe các bài giảng được thâu băng của Hòa Thượng trong trai đường, có một câu đã trực tiếp đi vào trong tâm trí tôi. Tôi không thể nhớ lại chính xác những lời ấy, nhưng ý nghĩa là “Đừng để tâm quý vị chạy theo ngoại cảnh, dù là động hay tĩnh. Dù cho bất cứ điều gì xảy ra đi nữa, thì vị hộ pháp cũng sẽ chăm sóc.”

Quý vị chỉ cần thành tâm niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát. Tôi nghĩ chúng ta đã hình thành thói quen phản ứng không ngừng với ngoại cảnh và chúng ta không dễ dàng dám ủy thác cho người khác vì thiếu sự tin tưởng, ngay cả khi người đó là một vị hộ pháp hay Quan Thế Âm Bồ Tát. Chúng ta luôn luôn bận rộn đối phó với những ngoại cảnh, và đó là lý do vì sao chúng ta không tự nhiên quán chiếu bên trong. Chiều hôm đó, tôi đã dễ dàng ít bị phân tâm hơn.

Về các chi tiết , tôi có hai điểm muốn trình bày là :

Thứ nhất, xung quanh chúng ta luôn có các vị thiện tri thức để chúng ta có thể học hỏi và mang lại lợi ích vô tận. Thứ hai, chúng ta nên trông chừng tâm địa của mình một cách cẩn thận . Chúng ta nên ý thức những ý nghĩ của mình hơn là cứ nhìn vào những người khác bên ngoài. Trong trường hợp này, chúng ta phần nào được phép “Ích kỷ” để quản lý bản thân.

Ngày thứ ba: Tôi cảm thấy rằng bất cứ khi nào chúng ta có khuynh hướng thoái lui, nghi ngờ hay do dự, chúng ta không nên để những ý nghĩ đó lấn áp mình, vì chúng sẽ sớm hoàn toàn biến mất. Chỉ cần trì niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, ngoài ra, chúng ta không nên sợ hãi cảnh giới đó. Đó là việc bình thường khi chúng ta gặp phải cảnh giới đó.

Như đã đề cập trước đó, ta nên làm chậm lại hành vi của mình. Bây giờ tôi muốn trình bày nó theo cách khác. Như đối với những ý nghĩ hay hành vi giúp chúng ta xóa bỏ những tập khí thì chúng ta nên duy trì và nhanh chóng thực hiện nó; Như đối với những tập khí cũ về những hành vi hay ý nghĩ thì chúng ta nên dừng lại và làm chậm tốc độ lại.

Như có câu nói “Hãy vâng làm các việc lành”, đừng để những ý nghĩ thiện bị vuột mất, nắm bắt thiện niệm đúng lúc và thực hiện chúng.

Thêm một bình luận về ngày thứ 3: Đừng nên quá cố gắng tranh đấu với những vọng tưởng, hay cố điều phục chúng, thay vào đó là cứ việc trì niệm danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát. Mời nhiều vọng tưởng để loại bỏ vọng tưởng, quý vị sẽ trở nên nhiều phiền não hơn. Như trong Phổ Môn Phẩm có đề cập, giảng rằng Quan Thế Âm Bồ Tát có thể dùng sức thần thông để cứu chúng ta thoát khỏi nghịch cảnh hay thiên tai. Đối với trường hợp cắt đứt vọng tưởng cũng vậy. Chúng ta không cần phải bận rộn mù quáng giải quyết những vọng tưởng mà chỉ bằng cách niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát , thì tất cả mọi việc sẽ được ổn thỏa thôi.

Ngày thứ tư: Tôi đã không còn tự hỏi “Tôi có tự lắng nghe không? Tôi có xao lãng không?” Thực ra, tôi chỉ tập trung vào việc trì niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát mà không quá nhiều những vọng tưởng. Tôi cảm thấy thật hoan hỷ.

Ngày thứ năm cho đến ngày thứ bảy: Thời gian trôi thật nhanh! Tôi không có nhiều điều để nói, mà chỉ niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu âm thanh . Cuối cùng , tôi muốn chia sẻ với quý vị rằng: một trong mười hai lời nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát là: nhất tâm, vô chướng ngại . Xin Cảm ơn.

Thầy Cận Phạm:

Cuối cùng, hãy hoàn thành phần cuối của Quán Âm Thất: Chạy vvề Tây Phương Cực Lạc. A Di Đà Phật!