三十二世牛頭山法融禪師

Tam thập nhị thế Ngưu Đầu sơn Pháp Dung Thiền Sư

Thiền sư Pháp Dung tại núi Ngưu Đầu tổ thứ 32

 

Phiên bản pdf: Tam thập nhị thế Ngưu Đầu san Pháp Dung Thiền Sư

師,潤州韋氏子。年十九,投茅山落髮。後入牛頭山北巖之石室,靜坐觀心。適四祖踵至,問曰:「觀是何人?心是何物?」師無對,遂延祖入庵。祖見虎狼圍繞,作怖畏勢;師曰:「猶有這個在!」祖於師座上書一佛字,師竦然不敢坐;祖曰:「猶有這個在!」師乃稽首請益。祖為說法要,且曰:「吾受璨大師頓教法門,今付於汝;向後當有達者,紹汝元化。」自爾法席大盛,後得上首智巖,付囑法印。明年正月十三日,不疾而化。

贊曰:

宴寂空山 禽獸作侶 賴遇作家 坐斷佛祖
狼蹤虎跡 日輪當午 前日後日 問取庵主

或說偈曰:宣公上人作

牛頭靜坐習觀心 四祖親來訪至人
虎狼惡獸同圍繞 鶴雁良禽各聞經
佛字未空猶存執 法緣殊勝尚精勤
無疾而化真自在 談笑往生遺高風

Âm Hán Vit:

Sư, Nhuận Châu Vi thị tử. Niên thập cửu, Đầu Mao sơn lạc phát. Hậu nhập Ngưu Đầu sơn Bắc Nham chi thạch thất, tĩnh tọa quán tâm. Thích tứ tổ chủng chí, vấn viết: “quán thị hà nhân? Tâm thị hà vật?” Sư vô đối, toại diên tổ nhập am. Tổ kiến hổ lang vi nhiễu, tác bố úy thế. Sư viết: “do hữu giá cá tại!” Tổ ư sư tọa thượng thư nhất Phật tự, sư tủng nhiên bất cảm tọa, tổ viết: “do hữu giá cá tại!” Sư nãi kê thủ thỉnh ích. Tổ vi thuyết pháp yếu, thả viết: “ngô thọ Xán Đại sư đốn giáo pháp môn, kim phó ư nhữ, hướng hậu đương hữu đạt giả, thiệu nhữ nguyên hóa”. Tự nhĩ pháp tịch đại thạnh, hậu đắc thượng thủ Trí Nham, phó chúc pháp ấn. Minh niên chánh nguyệt thập tam nhật, bất tật nhi hóa.

Tán viết:

Yến tịch không sơn

Cầm thú tác lữ

Lại ngộ tác gia

Tọa đoạn Phật tổ

Lang tung hổ tích

Nhật luân đương ngọ

Tiền nhật hậu nhật

Vấn thủ am chủ.

Hoặc thuyết kệ viết: Tuyên công thượng nhân tác

Ngưu Đầu tĩnh tọa tập quán tâm

Tứ tổ thân lai phỏng chí nhân

Hổ lang ác thú đồng vi nhiễu

Hạc nhạn lương cầm các văn kinh

Phật tự vị không do tồn chấp

Pháp duyên thù thắng thượng tinh cần

Vô tật nhi hóa chân tự tại

Đàm tiếu vãng sinh di cao phong.

Dịch:

Thiền sư họ Vi, người Nhuận Châu. Năm 19 tuổi, ngài đến núi Mao cạo tóc xuất gia. Sau ngài dựng Thạch Thất ở phía Bắc của núi Ngưu Đầu, ngụ tại đó tĩnh tọa tu tập pháp quán tâm. Ngay lúc đó Tứ tổ Đạo Tín đi đến và hỏi: “người quán đó là ai? Tâm là vật gì?” Thiền sư không đáp, bèn mời Tổ vào trong am. Tổ nhìn thấy lang hổ vây quanh nên tỏ vẻ như hoảng sợ. Thiền sư hỏi: “Ngài cũng còn cái đó ư?” Tổ bước đến viết chữ Phật ngay trên tòa ngồi của Thiền sư, Thiền sư nhìn thấy sợ hãi không dám ngồi xuống. Tổ nói: “ông cũng còn cái đó ư?” Thiền sư liền cuối đầu đảnh lễ thỉnh Tổ chỉ dạy giáo pháp. Tổ liền giảng chỗ tâm yếu và nói: “Ta được Tổ Tăng Xán truyền trao pháp môn đốn giáo, nay ta phó chúc cho ông, sau này sẽ có bậc trí kế thừa ông nối truyền đại pháp, giáo hóa chúng sanh”. Từ đó giáo pháp Thiền sư Pháp Dung ngày một hưng thịnh, về sau gặp được bậc thượng thủ tên là Trí Nham, ngài bèn truyền trao pháp ấn. Đến ngày 13 tháng giêng năm sau, Thiền sư không bệnh đau mà thị tịch.

Bài tán nói:

An tọa núi Không

Bạn cùng chim thú

Nhờ gặp nhà văn

Dứt bặt Phật tổ

Dấu vết lang hổ

Mặt trời giữa trưa

Ngày trước ngày sau

Hỏi thăm chủ am.

Hoặc nói bài kệ rằng:

Ngưu Đầu tĩnh tọa quán sát tâm

Tứ tổ tìm hỏi bậc chí nhân

Hổ lang ác thú cùng vây quanh

Hạc nhạn chim lành thảy nghe kinh

Chữ Phật chưa không do chấp trước

Pháp duyên thù thắng phải tinh cần

Vô bệnh tự tại xả báo thân

Nói cười quy Tây lưu phẩm đức.

Giảng:

Pháp sư Pháp Dung ở núi Ngưu Đầu, đời thứ 32. Thiền sư Pháp Dung tu hành tại núi Ngưu Đầu, cho nên có người gọi ngài là Thiền sư Ngưu Đầu, chẳng gọi trực tiếp tên của ngài.

Sư, Nhuận Châu Vi thị tử: Thiền sư Ngưu Đầu, tên là Pháp Dung, ngài họ Vi, là người Nhuận Châu. Niên thập cửu, Đầu Mao sơn lạc phát: năm 19 tuổi, ngài đến núi Mao cạo tóc xuất gia tu hành. Cho nên người xuất gia tu hành càng sớm càng tốt, đặc biệt là người đồng chân vào đạo xuất gia là tốt nhất.

Hậu nhập Ngưu Đầu sơn Bắc Nham chi thạch thất, tĩnh tọa quán tâm: ngài trụ tại núi Mao tu tập được một năm, sau đó cảm thấy nơi đây người đông đảo, ngài bèn đến núi Ngưu Đầu. Tại phía Bắc núi Ngưu Đầu có một vách đá, bên trong vách đá có một cái hang, nên Thiền sư Ngưu Đầu đến nơi ấy tu hành, hằng ngày ngồi thiền tọa, quán sát tự tâm của chính mình.

Thích t t chng chí: vào lúc này, Thiền sư Đạo Tín, Tứ tổ đến nơi đây. Vn viết: “quán th hà nhân? Tâm th hà vt: bèn hỏi Thiền sư Pháp Dung: “người ông nhìn là ai vậy? tâm là vật gì?”[1]

Sưđối, toi diên t nhp am: Thiền sư Pháp Dung chẳng biết trả lời thế nào. Khi ấy, ngài bèn thỉnh Tứ tổ vào trong Thạch Thất của ngài.

T kiến h lang vi nhiu, tác b úy thế: sau khi bước vào trong Thạch Thất, Tứ tổ nhìn thấy có bốn, năm con hổ, bảy, tám con sói đói đang sống ở đó làm bạn và cùng chung thiền tọa, tu hành với Thiền sư Pháp Dung. Tứ tổ nhìn thấy những con hổ sói ấy bèn giả vờ làm ra vẻ hoảng sợ.

Sư viết: “do hu giá cá ti: Thiền sư Pháp Dung vừa thấy Tứ tổ sợ hãi, lúc ấy ngài chẳng biết vị Thiền sư này là Tứ tổ liền nói: “ồ, ông còn cái đó ư?” cái đó tức muốn hỏi: “Ông còn sợ hãi à, ông vẫn chưa thấy được tính không ư?”

T ư sư ta thượng thư nht Pht t, sư tng nhiên bt cm ta: Tổ Đạo Tín nghe Pháp Dung hỏi như vậy, ngài chẳng đáp lại lời nào, liền viết một chữ “Phật” ngay chỗ pháp tòa của Thiền sư Pháp Dung. Thiền sư Pháp Dung nhìn thấy chữ “Phật” bèn chẳng dám ngồi xuống.

T viết: “do hu giá cá ti! Tứ tổ liền nói: “Ông vẫn còn cái đó ư? Ông vẫn chưa thấu ngộ tính không à!” ngay cả chữ Phật ông vẫn chưa rõ là không, đó chỉ là một chữ viết, ông sợ nó làm gì? Cả hai vị tổ lúc bấy giờ dùng lời sắc bén cùng nhau đối đáp, người này chỉ ra cho biết còn cái đó, người kia cũng dùng cách khác để khai thị cho vị ấy thấy mình còn chỗ chấp.

Sư nãi kê th thnh ích: qua chỗ khai ngộ đó, Thiền sư Pháp Dung liền cuối đầu đảnh lễ Tứ tổ và thỉnh ngài dạy pháp cho mình, tức dạy Thiền sư Pháp Dung tu hành thế nào? T vi thuyết pháp yếu: Tứ tổ bèn nói pháp môn cốt yếu của trung đạo cho Thiền sư Pháp Dung nghe, nghĩa là dạy rõ pháp môn trung đạo phải tu như thế nào?

Th viết: sau đó lại nói. Ngô th Xán Đại sư đốn giáo pháp môn, kim phó ư nhữ: Tổ Đạo Tín nói: ta y theo lời chỉ giáo của Tổ Tăng Xán dạy về pháp môn đốn giáo, phải trực chỉ nhân tâm, thấy tánh thành Phật, nếu ông y theo đó tu hành liền được thành Phật. Nay ta truyền trao pháp môn này lại cho ông. Hướng hu đương hu đạt gi, thiu nh nguyên hóa: về sau sẽ có người thông minh trí tuệ xuất hiện để kế thừa nối truyền mạng mạch Phật pháp, giáo hóa chúng sanh. Chữ “thiệu” ở đây tức chỉ cho sự kế thừa.

T nhĩ pháp tch đại thnh: từ đó về sau, Thiền sư Pháp Dung tiếp tục hoằng truyền Phật pháp, đồ chúng đến theo ngài tu học rất đông. Hu đắc thượng th Trí Nham, phó chúc pháp n: trong hàng đệ tử ngài thu nhận, có một vị đệ tử thuộc bậc thủ tọa trong hàng tăng chúng, vị này tên là Pháp sư Trí Nham. Sau được Thiền sư Pháp Dung truyền trao pháp môn tâm ấn.

Minh niên chánh nguyt thp tam nht, bt tt nhi hóa: hôm đó vào ngày 13 tháng giêng năm kế, Thiền sư Pháp Dung chẳng sanh bệnh tật liền ngồi an tọa thị tịch.

Tán viết:

Bài kệ tán này chỉ dùng mấy câu đơn giản để tán thán Thiền sư Pháp Dung. Mấy câu ấy nói như thế nào.

Yến tịch không sơn, cầm thú tác lữ: Thiền sư Pháp Dung một mình ở ẩn trong ngọn núi tĩnh mịch, không người tới lui, ở nơi đây ngài tham thiền an tọa, có cả loài chim thú cùng làm bạn với ngài. Những chim thú này đến chỗ ngài để nghe Phật pháp, tuân theo khuôn phép để bảo hộ ngài. Thậm chí cả loài lang hổ cũng đến hộ pháp cho ngài, tất cả loài chim thú hung dữ cho đến những loài chim thú hiền lành đều đến hộ pháp cho ngài.

Lại ngộ tác gia, tọa đoạn Phật tổ: bài kệ này cũng giống như những tác gia viết văn chương, còn ở đây là tác gia tu hành, tức chế tác thành nhà văn của Phật tổ, đây là nói Tổ Đạo Tín. May mắn ngài gặp được nhà văn lớn, bồi dưỡng làm cho chỗ chấp trước về Phật dứt bặt.

Lang tung hổ tích, nhật luân đương ngọ: câu này ý nói dấu chân của loài hổ và lang sói đi cũng giống như mặt trời đang lúc buổi trưa.

Tiền nhật hậu nhật, vấn thủ am chủ: hoặc hôm qua, hoặc ngày mai, thông tin về việc tu hành cần phải gần gũi vị chủ của am này, ý nói vị Thiền sư này suốt ngày tu tập trong Thạch Thất này.

Hoc nói bài k rng:

Lại nói bài kệ tán rằng:

Ngưu Đầu tĩnh tọa tập quán tâm: Thiền sư Pháp Dung ngồi an tọa trong núi Ngưu Đầu, ngài chuyên tu tập pháp môn quán tâm.

Tứ tổ thân lai phỏng chí nhân: Tứ tổ Đạo Tín tự mình quán sát thấy nhân duyên đã thuần thục, nên đến chỗ của Thiền sư Pháp Dung tu tập để tìm và hỏi thăm.

Hổ lang ác thú đồng vi nhiễu: khi đến nơi ấy vừa trông thấy chung quanh Thiền sư Pháp Dung có các loài hổ lang, ác thú vây quanh ngài hộ pháp.

Hạc nhạn lương cầm các văn kinh: các loài chim thú như bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, ngoài ra còn có loài chim hồng nhạn ở quanh ngài để nghe giảng kinh pháp. Lúc ngài nói pháp, các loài chim đều chăm chú lắng nghe.

Phật tự vị không do tồn chấp: Tổ Đạo Tín đến nơi đây để khảo nghiệm trình độ tu học của Thiền sư Pháp Dung, nhìn thấy ngài tu hành rất tốt, đến nỗi các loài chim thú, thậm chí ngay cả loài lang hổ cũng thân cận gần gũi ngài, tuy nhiên ngài vẫn còn chút chấp trước. Đó là những gì? Tức khi gặp chữ Phật viết dưới tòa ngồi, ngài tỏ vẻ hốt hoảng, chưa nhận chân được chữ Phật cũng là không thật.

Nói đến chữ Phật vốn không, phải chăng muốn nói đến ngã không? Ta viết chữ Phật ở nơi đó, rồi ngồi lên trên chữ Phật, có phải đó là không ư? Chẳng phải như vậy, điều này không thể đội lốt hoặc giả mạo được. Không thể nói tôi nghĩ ngã là không, thì cái ngã ấy liền không được. Hoặc nói tôi nghĩ tôi là Phật, khi ấy tôi chính là Phật, chẳng phải như vậy. Nói điều ấy cũng giống như hàng bàng môn ngoại đạo nói mọi người đều là Phật, ông là Phật, tôi là Phật, người kia cũng là Phật, mọi người đều là Phật. Nếu tất cả mọi người đều là Phật, vì sao vẫn còn tham như vậy? Tại sao chúng ta không nghiên cứu xem, vì sao mọi người lại tham lam như vậy, tâm còn sân hận nhiều như vậy, Phật có còn tâm sân hận nhiều như chúng ta không? Phật có tâm si mê sâu dày như chúng ta không? Có còn tham sân si mạn nghi vô độ như chúng ta không? Nếu còn tâm tham sân si mạn nghi vô độ ấy lại chính là Phật, như thế tức là chúng ta đã mắng Phật vậy!

Vậy thì thế nào? Nếu đó là không rồi, tự nhiên sẽ dứt hết chấp trước, như thế sẽ không còn nói sợ hãi chi nữa. Không phải nói tôi cố ý giả vờ hoảng hốt, tôi chẳng sợ hãi. Các vị kinh hoảng, nhưng còn dám giết người, huống gì chỉ ngồi trên chữ Phật. Đó là điều không đúng! Mỗi người có thể thành Phật, nhưng cần phải tu hành mới thành Phật được, chẳng phải nói người người đều là Phật rồi, không cần tu hành nữa. Nên các vị muốn ăn thịt thì ăn thịt, muốn uống rượu thì uống rượu, muốn làm gì thì làm, đó là Phật ư? Chẳng phải như vậy. Làm như vậy sẽ không trừ sạch hết nhân quả, tương lai chắc chắn sẽ đọa vào chốn địa ngục.

Pháp duyên thù thắng thượng tinh cần: Thiền sư Pháp Dung đã từng gieo kết nhân duyên rất lớn, nên rất nhiều người tin tưởng trở về quy y với ngài, tín ngưỡng nơi ngài, nhưng ngài vẫn luôn giữ hạnh dũng mãnh tinh tấn, chẳng chút sao lãng, biếng nhác.

Vô tật nhi hóa chân tự tại: chúng ta thử xét xem, nói mình tu hành, vậy tu những gì đây? Tu đây tức muốn nói, nếu không có bệnh đau, lúc chết “thân không bệnh khổ, tâm không tham luyến, ý không điên đảo, như nhập vào thiền định. Phật và thánh chúng, tay cầm kim đài đến tiếp đón chúng ta, chỉ trong một niệm sinh về cõi nước Cực Lạc. Hoa khai kiến Phật, tức nghe Phật thừa, đốn ngộ trí tuệ của Phật. Rộng độ chúng sanh, viên mãn hạnh nguyện bồ đề”. Nếu được như vậy tức chúng ta được tự tại chân chánh.

Đàm tiếu vãng sinh di cao phong: một hôm Thiền sư ngồi trên pháp tòa vừa giảng pháp vừa cười, sau đó vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Qua đó chúng ta thấy đối với việc sinh tử ngài rất tự do tự tại và vô quái ngại. Nếu chúng ta làm được như vậy, đó mới thật là bậc chân tu, vì tất cả đều vô quái ngại, chẳng chút tham luyến, khi thân không tham luyến thì ý không điên đảo.


[1] Thiền sư Pháp Dung: xem công án của tổ Đạo Tín, trong cuốn Chỉ Nguyệt Lục có ghi rõ ràng như sau. Năm 19 tuổi Thiền sư pháp Dung đã học thông kinh sử, ngài bắt đầu tìm đọc và thông suốt được lý chân không trong bộ Kinh Đại Bát Nhã. Bỗng nhiên một hôm ngài than rằng: “những sách xưa trong Nho học chẳng phải là pháp cứu cánh, chỉ có chân quán về Bát nhã mới là thuyền bè đưa người đến chỗ xuất thế”. Sau đó ngài đến ẩn cư tại núi Mao, rồi cạo tóc theo thầy học đạo. Sau ngài tìm đến Thạch Thất phía Bắc của chùa U Thê tại núi Ngưu Đầu, nơi đây có đủ các loại chim thú, hoa lá khác lạ. Vào đời Đường năm Trinh Quán, tứ tổ nhìn ngắm cảnh vật từ xa, biết nơi này có bậc phi thường, bèn tự mình tìm kiếm hỏi thăm. Ngài đến hỏi vị tăng trong chùa: “nơi này có đạo nhân không?” vị tăng đáp: “chỗ người xuất gia tu học, nơi nào không có đạo nhân”. Tổ nói: “ồ, đây là đạo nhân ư?” Vị tăng không đáp lời. Một vị tăng khác nói: “từ đây đi vào trong núi khoảng 10 dặm, có một vị tăng tên Pháp Dung rất lười biếng, nhìn thấy người không đứng dậy, cũng không chắp tay, chẳng lẻ đó là đạo nhân ư?” Tổ bèn đi vào núi. Khi vào nhìn thấy Thiền sư Pháp Dung đang ngồi ngay thẳng định tỉnh, tự nhiên, chẳng hề ngoảnh lại nhìn, Tổ hỏi: “ông ngồi đó làm gì?” Thiền sư đáp: “quán tâm”, tổ nói: “người ông quán là người nào? Tâm là vật gì?” Thiền sư chẳng đáp được, bèn đứng dậy đảnh lễ Tổ thưa: “Đại đức ẩn trú nơi nào?” Tổ đáp: “bần đạo chưa quyết định chỗ dừng, có thể là phương Đông, hoặc phương Tây” Thiền sư Pháp Dung hỏi: “ngài có biết Tổ Đạo Tín chăng?” Tổ hỏi: “vì sao hỏi ông ấy?” Thiền sư nói: “tôi ngưỡng mộ phẩm đức của Tổ Đạo Tín đã lâu, hy vọng có dịp bái yết và đảnh lễ ngài”. Tổ nói: “Tổ Đạo Tín chính là bần đạo đây”. Thiền sư Pháp Dung hỏi: “nguyên nhân nào ngài lại quang lâm đến nơi này?” Tổ đáp: “ta đặc biệt đến nơi này để hỏi thăm, có nơi nào để an nghỉ chăng?” Thiền sư chỉ phía sau nói: “chỉ có am nhỏ” sau đó ngài hướng dẫn tổ Đạo Tín đi đến am phòng. Tổ đi vòng quanh am chỉ thấy các loài hổ lang, Tổ bèn đưa hai tay lên tỏ vẻ hoảng sợ. Thiền sư nói: “ngài cũng còn cái đó nữa ư?” tổ hỏi: “cái đó là cái gì?” Thiền sư im lặng. Qua giây lát, Tổ bước đến viết chữ “Phật” ngay chỗ tòa ngồi của Thiền sư Pháp Dung, Thiền sư Pháp Dung nhìn thấy tỏ vẻ rất kinh ngạc. Tổ nói: “ông cũng còn cái đó nữa ư?” Thiền sư chưa hiểu rõ lắm bèn cúi đầu thỉnh Tổ giảng nói cho ngài nghe về lý trọng yếu chân thật. Tổ nói: “vô số pháp môn, cùng một tâm tính, hà sa phẩm đức đều tại nơi tâm. Tất cả ba cửa giới, định, tuệ, thần thông biến hóa đều tự đầy đủ, chẳng xa lìa tâm ông. Tất cả phiền não nghiệp chướng vốn là không tịch. Tất cả nhân quả đều như mộng huyễn, chẳng có tam giới có thể vượt ra, cũng chẳng có quả bồ đề để tìm cầu. Loài người và các bậc phi nhân tính tướng bình đẳng, đại đạo rỗng không dứt bặt tất cả suy tư nghĩ lường. Pháp như vậy nay ông đã đạt được, cũng chẳng khuyết thiếu, cùng Phật chẳng khác, cũng chẳng khác với pháp. Ông chỉ tùy tâm tự tại, chẳng quán sát hành vi, cũng chẳng lóng tâm, chẳng khởi tham sân, chẳng phải lo âu, mênh mông vô ngại, tùy ý ngang dọc, không làm thiện, không làm ác. Đi đứng ngồi nằm phải để tâm tùy duyên, đó chính là diệu dụng của Phật. Vui vẻ chẳng lo âu, cho nên gọi là Phật”. Thiền sư Pháp Dung nói: “tâm đã đầy đủ, những gì là Phật? những gì là tâm?” Tổ đáp: “chẳng phải là tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chẳng phải là tâm.” Thiền sư Pháp Dung nói: “đã không được quán sát hành vi, khi đối cảnh sinh khởi, tâm phải đối trị thế nào?” Tổ nói: “cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu do nơi tâm, tâm nếu không miễn cưỡng xưng gọi thì vọng tình từ đâu sinh khởi. Vọng tình đã không sinh khởi, chân tâm nhờ vào đó mà biết tất cả. Ông chỉ tùy tâm tự tại, không đối trị lại, tức gọi là Pháp thân thường trụ, không có thay đổi. Ta được Tổ Tăng Xán truyền trao pháp môn đốn giáo, nay ta phó chúc cho ông, nay ông ghi nhận kỹ lời ta nói, chỉ an trụ tại núi này, sau này sẽ có 5 người thông đạt và sẽ nối tiếp ông hoằng hóa và làm phát triển pháp môn này”.