English and Chinese | Vietnamese

 

Trích Từ Buổi Vấn Đáp Của Nhóm Phiên Dịch Ngôn Ngữ Tây Ban Nha Với Pháp Sư Hằng Trì

Tỳ Kheo Ni Hằng Trì

Lời ban biên tập: Pháp Sư Hằng Trì, vị ni sư trưởng thâm niên nhất của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (DRBA) được mời trả lời các câu hỏi của nhóm phiên dịch ngôn ngữ Tây Ban Nha (Spainish) trong Hội Phiên Dịch Kinh Sách Phật Giáo (BTTS) vào trưa ngày 05 tháng Chín ở thư viện trường Đại Học Phật Giáo Pháp Giới (DRBU).

Nhóm phiên dịch ngôn ngữ Tây-ban-nha bao gồm nhiều thành viên từ các nước Ecuador, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Á Căn Đình và Venezuela. Ngày hôm đó có 7 người tham dự trực tuyến online và có 5 người có mặt trong phòng thư viện. Tỳ Kheo Ni Cận Đăng là người điều hợp chương trình tại thư viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới và giúp phiên dịch.  

Hỏi: Phương pháp nào là tốt nhất để tu hành, để khai mở trí huệ và để truyền bá Phật Pháp?

Đáp: Cách tốt nhất là làm những gì mà quý vị thích làm, như tụng chú, ngồi thiền, làm công quả cho Chùa, bái lạy, xướng tung, đó là phương pháp tốt nhất. Sau khi quý vị làm những gì mình thích, quý vị sẽ thực hành hằng ngày. Khi thực hành như vậy, quý vị cảm thấy hạnh phúc và sẽ không cố dụng công quá sức mình có thể làm trong một ngày. Trí huệ của chúng ta sẽ tự nhiên khai mở khi chúng ta tu tập hằng ngày, khi lòng cảm thấy tự tại an bình và khi chúng ta không tự mình gây quá nhiều áp lực. Từ từ trí huệ của chúng ta sẽ mở ra. Còn để truyền bá Phật Pháp, quý vị có thể làm theo những gì tôi mới nói, quý vị có thể làm gương cho người khác noi theo. Quý vị có thể là một người cư sĩ mà ai thấy thì đều hoan hỷ. Mỗi ngày khi quý vị tu những pháp của mình, mỗi ngày quý vị tu hành, ngay chính việc này là giúp cho sự hoằng pháp mà không cần làm gì thêm nữa.

Khi chúng ta truyền bá Phật Pháp và có người yêu cầu quý vị nói vài lời về Phật Pháp, quý vị có thể kể câu chuyện hay không? Thì quý vị không nên nói: “Ô! Tôi không thể nói được, tôi không xứng đáng”. Quý vị nên nói: “Ồ! Được, tôi có thể kể cho quý vị nghe một câu chuyện”. Rồi quý vị nói về danh mục Phật Pháp, quý vị nói về Tứ Diệu Đế, Lục Độ Ba La Mật, và quý vị nói về sự hiểu biết chút đỉnh mà mình biết. Ít ra quý vị phải nói chút ít, khi muốn hoằng pháp quý vị phải sẵn sàng chia sẽ. Cho nên lần sau có ai yêu cầu thuyết pháp, quý vị nhớ là phải nói chút gì đó.

Hỏi: Ngã là gì?

Đáp: Ngã đến từ tâm thức của chúng ta, nó hoàn toàn là hư vọng. Đó cũng là kẻ mà chúng ta nghĩ đó là mình. Theo Phập Pháp, cái này là một sự sai lầm – kẻ mà chúng ta nghĩ đó là mình.

Hỏi: Cái Ngã không phải có sự khởi đầu sao?

Đáp: Đúng vậy, theo Phật Giáo thì có sự bắt đầu. Trong Kinh Lăng Nghiêm, nếu quý vị xem trong quyển thứ tư, bản dịch tiếng Anh, quý vị sẽ thấy có gì đó xãy ra. Lúc đầu chúng ta đang tốt, không có vần đề gì cả. Nhưng vì một lý do nào đó chúng ta “Động”. Khi động, lúc ấy có một vật xuất hiện, và vật thứ hai hiện ra là ngã. Trong Thiên Chúa Giáo nguời ta nói về thuyết sáng tạo. Trong đạo Phật chúng ta nói là không có ai tạo ra chúng ta cả, chính chúng ta tự mình tạo ra. Vào lúc khởi đầu đó, trong Lăng Nghiêm, đó là sự bắt đầu của Ngã. Đôi khi chúng ta nói về ba cái tướng vi tế là nơi cái ngã bắt đầu.

Hỏi: Cái Ngã có chấm dứt không?

Đáp: Có. Quý vị nên đọc Kinh Lăng Nghiêm, quyển thứ tư. Khi nào nó xảy ra? Khi cái Ngã đi tới “Không tướng” thì lúc đó bản ngã sẽ chấm dứt. Và quý vị cũng phải đọc Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh. Trong đó có nói là quý vị cần cẩn trọng về không tướng. Quý vị có thể khiến mình bị dính mắc vào một nơi mà vẫn chưa hoàn toàn dứt được ngã. Câu trả lời của tôi về “khi nào bản ngã sẽ chấm dứt” là bất cứ lúc nào chúng ta muốn bản ngã chấm dứt. Chúng ta cần phải dụng công về việc này, nhưng bất kỳ khi nào chúng ta muốn, chúng ta có thể làm được ngay. Cho nên đó là tại sao tôi là Phật tử, là vì điều đó rất thú vị đối với tôi. Tôi có thể ngay bất cứ lúc nào, ngay bây giờ,có thể tự mình dẹp bỏ tự ngã.

Hỏi: Luật Nhân Quả có phải là lời dạy quan trọng nhất của Đức Phật?

Đáp: Quý vị nghĩ sao?

Hỏi: Con nghĩ đó là giáo pháp quan trọng nhất của Đức Phật. Trong cuộc sống hằng ngày khi con nhận thức về luật nhân quả, thì con cảm thấy tốt đẹp hơn, và cảm nhận sự từ bi chân thật nảy sanh. Nếu con để ý đến sự khởi thủy của các ý nghĩ của mình khi hành động thì con sẽ nhận biết được luật nhân quả trong cuộc sống hằng ngày của con. Cho nên, phải rồi, con tin là đó là giáo pháp quan trọng nhất của Đức Phật.

Đáp: Qúy vị trả lời cho câu hỏi của mình rất hay. Điều này có thể đúng cho trường hợp quý vị nhưng có thể không chính xác với người khác. Đạo Phật là như vậy, nếu giáo pháp đó hữu hiệu với quý vị thì đó là pháp tốt nhất cho mình và quý vị nên làm đúng y như quý vị đang làm.

Hỏi: Nếu con áp dụng luật nhân quả như là lời giáo huấn quan trọng nhất trong đời sống hằng ngày thì điều này có lợi ích cho sư tu tập nội tâm của con không?

Đáp: Có chứ, việc áp dụng luật nhân quả đó sẽ giúp ích và tôi nghĩ quý vị đã trả lời tốt đẹp khi quý vị nói về những gì đã học được về lòng từ bi từ luật nhân quả, về chính bản thân mình và về cách đối xử với người khác. Việc áp dụng luật nhân quả đó đang giúp ích cho quý vị, cho nên, đúng như vậy, quý vị có thể xem đó là điều quan trọng nhất và nó sẽ giúp ích cho mình. Có thể sau này khi tiến xa hơn thì quý vị sẽ khám phá ra điều khác quan trọng hơn nữa nhưng chuyện đó không quan trọng. Bây giờ nếu áp dụng hiểu biết về nhân quả đang giúp ích cho quý vị thì hãy xử dụng hiểu biết này.

Hỏi: Con sợ rằng con không thể nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm đầy đủ được vì con không hiểu Hoa ngữ.

Đáp: Không đâu! Khi tôi đến với đạo Phật tôi không biết người Hoa, không biết tiếng Hoa cũng như không biết Kinh Phật là gì. Tôi chắc chắn cũng không biết Lăng Nghiêm là gì và điều đầu tiên mà Hòa Thượng giãng dạy lại là Kinh Lăng Nghiêm. Tại vì trong Kinh này có những điều Đức Phật không hề nói đến ở bất cứ nơi nào khác. Một trong những điều đó là bảy cõi. Trong bảy cõi, Đức Phật đã giảng rất kỹ càng với nhiều chi tiết vì sao chúng ta tái sanh ở một cõi nào đó, nhưng Ngài cũng nói cho chúng ta biết là chuyện này không phải là vĩnh viễn.

Tôi khi xưa vốn theo đạo Tin Lành, phái Giám lý (Methodist), là người đạo Thiên Chúa, và tôi thường vào thư viện đọc hết các bài luận khác nhau về Thánh Kinh (Bible) để tìm câu trả lời cho những câu hỏi. Và những gì tôi học được là hầu như mọi sự việc xảy ra đều là vĩnh viễn. Khi tôi đến với Phật Giáo, tôi được biết Thiên Chúa Giáo được gọi là “Chũ nghĩa Vĩnh Cửu” vì tất cả mọi sự việc đều là vĩnh viễn. Nào quý vị nghĩ xem, quý vị sống một kiếp này rồi vĩnh viễn lên thiên đàng hay vĩnh viễn xuống địa ngục. Và trong một kiếp này, theo quan điểm của đạo Thiên Chúa và theo như tôi hiểu, các loài thú vật là để cho chúng ta sử dụng, để chúng ta ăn, khai thác và thế giới này luôn luôn là như vậy. Tôi đã đi dạy tại trường đại học trong nhiều năm và tôi có thăm dò với các sinh viên không theo đạo Phật, họ đã xác nhận quan điểm như vậy. Quý vị có một kiếp sống này, rồi quý vị sẽ vĩnh viễn lên thiên đàng hay vào địa ngục, và như thế, tất cả mọi thứ tại đây là để cho loài người chúng ta sử dụng và khai thác.

Đạo Phật thì khác. Chúng ta có thể thành súc vật – đây là một điều làm sửng sốt – hay chúng ta có thể xuống địa ngục, hay trở thành thiên nhân hay thiên thần hộ mạng, một hộ pháp. Đạo Phật nói là con đường luân hôì của chúng ta qua các kiếp sống có thể là bất cứ các điều đó. Cái khác biệt ở chổ là đạo Phật nói nó chỉ tạm thời trong một thời gian thôi. Là bao lâu? Lâu bằng sự xứng đáng của mình với khoảng thời gian đó. Nếu đó là cõi giới tốt thì chúng ta có nhiều phước báo, tiền bạc, nhiều thức ăn và nhiều sự vui sướng. Nhưng chỉ là trong khoản thời gian lâu xứng đáng với mình. Và nếu là cõi giới xấu – thí dụ như những kẻ khũng bố là những người vô cớ muốn tự giết mình hay giết hại người khác, họ cũng chỉ bị như vậy trong khoảng thời gian xứng đáng với họ và rồi họ sẽ trở thành cái khác, hy vọng cuối cùng là cái gì tốt lành hơn. Đạo Phật dạy là chúng ta có thể lựa chọn và chúng ta có tiềm năng để luôn được hoàn thiện hơn. Và không có cái gì là vĩnh viễn đối với nghiệp của chúng ta. Chỉ đoạn này thôi cũng đáng cho những người không phải là Phật tử phải đọc, huống gì là Phật tử. Tôi thật vui mừng là được đọc điều này khi còn trẻ.

Hỏi: Chúng ta làm sao giảm thiểu hay dứt trừ được Ngũ Uẩn?

Đáp: Trong Kinh Lăng Nghiêm có một phẩm gọi là “Năm Mươi Ấm Ma”. Đức Phật không hề nói đến phẩm này ở bất kỳ nơi nào khác, Ngài cũng không nói đến vì được hỏi. Đức Phật nói phẩm này là vì Ngài biết chúng ta không thể biết để mà hỏi. Phẩm này sẽ thật sự trả lời cho câu hỏi của quý vị. Chúng ta làm sao giảm thiểu hay diệt trừ ngũ uẩn? Là nhờ sự tham thiền. Nếu quý vị đọc phẩm này trong Kinh Lăng Nghiêm và nếu quý vị đọc phần kinh văn đoạn đầu và đoạn cuối của mỗi ấm ma, phẩm này sẽ cho quý vị biết ấm ma lúc đầu và lúc cuối như thế nào. Kinh văn sẽ cho quý vị biết một khi ấm ma không còn thì quý vị sẽ có năng lực gì và sẽ đạt đến trình độ nào. Quý vị có thể nghiên cứu phẩm này.  Lời lược giảng của Hòa Thượng Tuyên Hóa cho biết là dù có vượt qua được những ấm ma đó cũng chưa phải là giác ngộ hoàn toàn.  Tôi chỉ nói bấy nhiêu đó thôi. Phẩm này rất là phi thường và chúng ta những người học Phật cần nên đọc nó. Tôi rất vui mừng đã sớm được đọc kinh này.

Hỏi: Đây là điều tốt cho chúng con ở Mễ-Tây-Cơ đọc kinh Lăng Nghiêm vì ở đây có quá nhiều bạo lực và vì chúng con đang trải qua thời điểm khó khăn tại đây. Tụng chú Lăng Nhiêm có tốt không?

Đáp: Có. Quý vị nên biết không phải riêng quốc gia của quý vị đang gặp phải bạo động. Quý vị không phải đơn độc đâu. Thần chú này có lợi ích cho thế giới. Hòa Thượng có nói, hễ khi nào còn có người có thể thuộc lòng và trì tụng chú này thì thế giới sẽ không bị tan rả. Ngài nói khi nào không làm được như vậy nữa, khi nào không còn có ai có thể thuộc lòng chú Lăng Nghiêm thì lúc đó sẽ có nhiều “người” mà không phải là người thật xuất hiện. Họ là những thực thể, những loài có khả năng hiện thân người và gây xáo trộn trong nhân gian. Hòa Thượng nói khi chính quyền tan rả – chúng ta hiện nay đang có rất nhiều trường hợp như vậy ở Trung Đông và Âu Châu – thì sự hỗn loạn xảy ra cho đến khi có chính quyền mới ổn định trật tự. Trong thời gian hỗn loạn đó sẽ có rất nhiều thực thể đó biến ra hình người và giúp gây náo loạn. Họ không phải là người thật. Nhưng khi Chú Lăng Nghiêm ở trong tâm của con người và họ có thể tụng chú đó được, thì oai lực của Chú Lăng Nghiêm sẽ khiến sự hỗn loạn không xảy ra. Khi không còn ai tụng chú Lăng Nghiêm nữa thì hỗn loạn có thể xảy ra. Khi hỗn loạn xảy ra, thì tiến trình thay đổi chính quyền sẽ càng khó hơn nữa. Cho dù quý vị không nhớ thuộc lòng chú Lăng Nghiêm, nếu quý vị có thể tụng trì chú được thì tốt lắm.

Quý vị hỏi tôi về Mễ-Tây-Cơ – Mễ, Mỹ, Canada, Âu Châu, Úc Châu –  tất cả mọi nơi quý vị tụng Chú, cho dù là không thuộc lòng, cũng sẽ giúp ích. Và nếu quý vị có thể học thuôc lòng một vài phần nào đó của Chú và sữ dụng những phần đó thì điều đó còn giúp ích nhiều hơn nữa. Không những quý vị giúp cho Mễ-Tây-Cơ mà còn giúp giảm đi các xung đột giữa Mễ và Mỹ. Nói một cách khác, quý vị giúp tạo sự liên kết tích cực giữa hai nước khi quý vị tụng Chú này. Quý vị có tin tôi không?

Hỏi: Con tụng Chú nhưng không hiểu hết những từ ngữ tiếng Phạn, vậy thì trì chú như thế vẫn có giúp ích không?

Đáp: Khi chúng tôi mới bắt đầu học, chúng tôi không biết tiếng Phạn, và tôi cũng không biết tiếng Hoa, chỉ biết lời phát âm thôi. Hòa Thượng nói: Có, sự tụng Chú có giúp ích. Về sau Ngài giải thích toàn bài Chú.

Lời ban biên tập: Vào lúc cuối của buổi vấn đáp, một trong các thành viên trên mạng của ban phiên dịch tiếng Tây-ban-nha tỏ ý muốn Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (DRBA) mở một tu viện chi nhánh tại Mễ-tây-Cơ. Một thành viên khác muốn thỉnh Pháp sư giảng về Kinh Lăng Nghiêm tại Mễ-Tây-Cơ vì đây là bản kinh đầu tiên Hòa Thượng Tuyên Hóa thuyết giảng tại Mỹ cho các đệ tử người tây phương. Ngoài ra giảng kinh Lăng Nghiêm tại một quốc gia chưa có Phật Pháp sẽ giúp cho Chánh Pháp mau phát triển tại nơi đó.

Ghi chú:

(*) Bảy cõi (Thất thú): Địa ngục, quỷ đói, súc sanh, người, thần tiên, trời, và a-tu-la.