Tôn Giả Duy Kỳ Nan là người Ấn Độ. Ông và cha của ngài đều là ngoại đạo, thờ phụng lửa. Đối với họ, Lửa là đấng tối thượng, họ luôn giữ cho lửa cháy trong nhà, tôn trọng, sùng kính, thờ phụng lửa như đối với Đức Phật.

Một ngày nọ, có một bậc Sa môn – một tu sĩ – người tu Pháp Tiểu Thừa và là một người tinh thông trong việc sử dụng các mật chú vô cùng linh nghiệm, đi ngang qua nhà của ngài Duy Kỳ Nan vào lúc chạng vạng và hỏi xin trú nhờ một đêm. Vị này được cha ngài nhận lời, nhưng vì gia đình thờ phụng một đạo khác cho nên họ miễn cưỡng tiếp đón vị Sa môn.

“Chúng ta làm gì với ông ta đây?”, họ lo lắng. Cuối cùng họ bảo, “Ngài có thể ở đây, nhưng không phải ở trong nhà; ngài sẽ phải ngủ ở ngoài”. Họ đề phòng để tránh có người hủy hoại tôn giáo của mình.

Bằng thần thông của mình, vị Sa môn niệm một “mật chú tẳt lửa” và thế là vật tôn thờ của họ, ngọn lửa trên án thờ, tắt ngấm. Việc này khiến mọi người trong gia đình hoảng sợ. Họ biết mình đã làm sai điều gì đó . Trong cơn hoảng loạn, họ vội chạy ra ngoài, và để hối lỗi, họ quỳ xuống trước mặt vị Sa môn. Sau đó vị ấy được mời vào bên trong nghỉ qua đêm.

Vào bên trong, vị Sa môn niệm một “mật chú thắp lửa”, tức thì ngọn lửa trên án thờ xuất hiện trở lại. Gia đình của những người thờ phụng lửa nghĩ, “Thật kì lạ. Chúng ta đã thờ phụng lửa trong một thời gian dài, nhưng chúng ta không có những phép thần thông như ông ấy. Thật là thần diệu!”

Chứng kiến những quyền năng vượt xa khả năng của gia đình mình, Duy Kỳ Nan tin theo vị Sa môn và mong muốn được xuất gia theo ngài tu Đạo. Nhận ra quyền năng của vị Sa môn, Cha mẹ ngài Duy Kỳ Nan đã chấp thuận. Sau khi xuất gia, hòa thượng Duy Kỳ Nan chuyên tâm vào việc tụng niệm Kinh điển. Trong một ngày Ngài có thể đọc tụng và niệm từ trí nhớ từ hai mươi đến ba mươi ngàn chữ.

Vào năm thứ ba, thời vua Ngô, triều đại Đông Ngô, Tôn giả Duy Kỳ Nan tới kinh thành nước Ngô để học tiếng Trung Hoa, nhưng học chậm một cách khác thường! Cả Ngài và người bạn đồng hành, hòa thượng Lu Yen đều không thể tinh thông được ngôn ngữ đó, song họ vẫn tiến tới để có được một số bản dịch. Làm như thế nào? Họ dùng từ điển tra cứu từng chữ một. Vì dịch theo cách đó cho nên câu dịch của họ rất khô cứng và nặng nề. Họ đã dịch nhiều bản Kinh Phật ngắn bằng cách này.

Những bản sao duy nhất còn sót lại được viết bằng ký tự lớn, và những bộ Kinh này cũng bị thất lạc khi các bản gốc phân rã. Tuy vậy, công đức của hai vị Tôn giả thật vĩ đại. Từng là người ngoại đạo, họ đã quy y Tam Bảo và dịch các bộ Kinh vào thời điểm chưa có một bản dịch Kinh tiếng Trung Hoa nào tồn tại. Vào thời đó, việc biên dịch khó khăn hơn rất nhiều so với ngày nay, khi các thiết bị khoa học giúp đẩy nhanh quá trình phiên dịch. Dù khả năng của Tôn giả thượng Duy Kỳ Nan với ngôn ngữ tiếng Trung Hoa chưa được thật sự hoàn hảo, Ngài đã dám phiên dịch và sự nỗ lực can đảm của Ngài xứng đáng được tất cả chúng ta ghi nhớ.

Truyện Cao Tăng, trang 25 – 26.