English | Vietnamese

 

Tối thứ Tư, ngày 31 tháng Mười năm 1973

Về các cách giải thích “Nhĩ thời” (Lúc bấy giờ) của các đệ tử

Hòa Thượng Tuyên Hóa

 

 

Hòa thượng: Chúng ta đã từng gặp nhóm chữ “Nhĩ thời” nhiều lần rồi, mà tôi đã quên lần đầu tiên tôi giải thích nhóm chữ này như thế nào. Trong những lần xuất hiện gần đây của nhóm chữ này, chúng ta đã giải thích đại khái. Hôm nay chúng ta sẽ cố gắng hết sức để trình bày những gì mà mỗi quý vị hiểu về “Nhĩ thời” (Lúc bấy giờ) và xem những hiểu biết này có giống nhau hay không. Hôm nay không còn nhiều thời gian – chỉ hơn mười phút nữa thôi. Trong mười phút đó, mọi người đều phải nói. Bất cứ ai thường xuyên đến tham dự các buổi giảng kinh, hoặc ai đang ở Kim Sơn Thánh tự, đều phải nói. Chúng ta sẽ làm theo cách nào? Tội nghĩ chúng ta có thể bắt đầu từ Quả Hộ. Sau khi con nói, con có thể mời người sau con theo thứ tự.

Thầy Hằng Thụ [Quả Hộ]: Nhóm chữ “Nhĩ thời” (Lúc bấy giờ) dùng để chỉ lúc Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang ngồi dưới cây bồ đề và lần đầu tiên đạt được Phật quả. Nhóm chữ này xuất hiện nhiều lần trong kinh văn.

Hòa Thượng:

Trông thấy người khác chết,

Lòng ta như lửa đốt,

Chẳng phải xót cho người,

Mà vì dần đến mình. (1)

Thầy Hằng Tĩnh: Khi nói “Nhĩ thời,” (Lúc bấy giờ) thì có nghĩa là “Vào lúc này.” Là như thế nào? Đó là chính là lúc này khi chúng ta đang nói đến điểm đó trong đoạn kinh (v.v…); hoặc không vào lúc nào cả.

Hòa Thượng: Nó đã được dứt trừ.

Thầy Hằng Tĩnh: Dạ.

Hòa Thượng: Cái gì đã dứt trừ?

Thầy Hằng Tĩnh: Tất cả các ngã tướng đều đã dứt trừ hết. Đó là khi Đức Phật mới thành chánh giác, việc này không phải xảy ra ở một thời điểm nào đó; vì chánh giác chu biến khắp tất cả thời gian, và Đức Phật thấy tất cả chúng sinh đều thành chánh giác cùng lúc.

 

Sách Timely Teachings, trang 345 – 346

 

Ghi chú:

(1) Nguyên văn Hoa ngữ: http://www.drbachinese.org/vbs/publish/310/vbs310p002.htm

看見他人死,

我心熱如火,

不是熱他人,

看看輪到我。

Khán kiến tha nhân tử,

Ngã tâm nhiệt như hỏa,

Bất thị nhiệt tha nhân,

Khán khán luân đáo ngã.