English|Vietnamese

Tối thứ Hai ngày 17 tháng 8 năm 1973

Về việc thực hiện sự nghiên cứu cần thiết

Hòa Thượng Tuyên Hóa  

Trước đây chúng ta đã thảo luận qua về Hai Mươi Lăm Cõi Giới (Nhị Thập Ngũ Hữu) (1) nhiều lần rồi. Nếu vị nào còn nhớ, quý vị có thể ôn lại cho mọi người. Lúc nãy khi chúng ta tìm hiểu về bài diễn kinh, tôi đã không giải thích chi tiết về Hai Mươi Lăm Cõi Giới, tôi cho rằng quý vị đã có tra cứu danh mục và ghi chú về điều này. Tuy nhiên, tôi nhận ra quý vị thật lười biếng. Ngày hôm nay không một ai trong các vị biết về danh mục này, và tôi, cũng thế, không còn nhớ nữa. Do vậy hôm nay sẽ không ai cố gắng giải thích danh mục này. Ngày mai, sau khi quý vị nghiên cứu danh mục, tôi cũng sẽ nhớ lại nó.

Ngay bây giờ chúng ta có thể giải thích “Các Giới Hiện Hữu” để nói đến Tam GiớiDục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới (2), trong ấy bao gồm Hai Mươi Lăm Cõi Giới. Quả Phổ đã có đề cập một vài Cõi Giới trong phần thảo luận kinh văn của cô ấy, nhưng không phải là toàn bộ danh mục. Tất cả chúng ta đều cần phải biết các cõi giới này.

Dịch từ sách “Timely Teachings”, trang 314.

Ghi chú:

(1) Hai Mươi Lăm i Giới  Nhị Thập Ngũ Hữu (25 cõi)  二十五有

25 cõi này còn trong Tam giới.

四洲四惡趣,

六欲並梵天;

四禪四空處,

無想五不還。

Tứ châu Tứ ác thú,

Lục dục Tịnh phạm thiên;

Tứ thiền Tứ không xứ,

Vô tưởng Ngũ bất hoàn

http://www.drbachinese.org/online_reading/sutra_explanation/Lotus/Lotus_01.htm

– Tứ châu cõi có 4: Đông thắng thần châu, Tây ngưu hóa châu, Nam thiện bộ châu, Bắc câu lâu châu.
– Tứ ác thú cõi có 4: Địa ngục, Ngạ quĩ, Súc sanh, A tu la.
– Lục dục cõi có 6: Tứ thiên vương thiên, Đao lợi thiên, Dạ ma thiên, Đâu suất đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên.
– Trời Phạm thiên cõi có 1.
– Tứ thiền cõi có 4: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
– Tứ không xứ (vô sắc) cõi có 4: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
– Vô Tưởng Cõi có 1 (Trời Vô Tưởng – Vô Tưởng Thiên): là tu thiền định thấy mình không còn gì nữa, không còn tư tưởng, tất cả rỗng không (diệt tận định).
– Ngũ Bất Hoàn Cõi có 1 (còn gọi là Tịnh Cư Thiên, Ngũ Bất Hoàn Thiên hay Ngũ Na Hàm Thiên gồm
 Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Kiến Thiên, Thiện Hiện Thiên, và Sắc Cứu Cánh Thiên).

(2) Tam giới https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_giới

Tam giới (zh. 三界, sa. trilokatraidhātukatrayo dhātavaḥ, pi. tisso dhātuyo, bo. khams gsum ཁམས་གསུམ་), cũng được gọi là Tam hữu (zh. 三有), là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh trong theo hướng Lục đạo (sa. gati). Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật.

Tam giới bao gồm:

1. Dục giới (zh. 欲界; s, p: kāmalokakāmadhātu, bo. `dod khams འདོད་ཁམས་`dod pa`i khams འདོད་པའི་ཁམས་), có ham muốn về giới tính và những ham muốn khác.

Trong dục giới có sáu loại hữu tình sau:

1. Địa ngục (zh. 地獄, sa. naraka)

2. Ngạ quỷ/Quỷ đói]] (zh. 餓鬼, sa. preta)

3. Súc sinh/Loài thú]] (zh. 畜生, sa. paśu)

4. Loài người (zh. 人世, sa. nāra)

5. A-tu-la (zh. 阿修羅, sa. asura)

6. Cõi trời ở cõi dục (lục dục thiên 六欲天):

Trời Tứ thiên vương (zh. 四天王, sa. cāturmahārājika);

Trời Đao lợi (忉利) hay trời Ba mươi ba (zh. 三十三天, sa. trayastriṃśa);

Trời Dạ-ma (zh. 夜摩, sa. yāmadeva) hoặc trời Tu-dạ-ma (zh. 須夜摩天, sa. suyāma);

Trời Đâu-suất (zh. 兜率天, sa. tuṣita);

Trời Hoá lạc (zh. 化樂天, sa. nirmāṇarati);

Trời Tha hoá tự tại (zh. 他化自在天, sa. paranirmitavaśavarti);

2. Sắc giới (zh. 色界, sa. rūpalokarūpadhātu, bo. gzugs khams གཟུགས་ཁམས་): các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi ham muốn, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các người trời trong cõi Thiền (sa. dhyāna). Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia thành nhiều cõi trời khác nhau:

  • Trời Sơ thiền (zh. 初禪天) với ba cõi sau:

Trời Phạm thân (zh. 梵身天, sa. brahmakāyika);

Trời Phạm phụ (zh. 梵輔天, sa. brahmapurohita);

Trời Đại phạm (zh. 大梵天, sa. mahābrahmā).

Có hệ thống ghi thêm cõi trời thứ tư của trời Sơ thiền là trời Phạm chúng (zh. 梵眾天, sa. brahmaparśadya).

  • Trời Nhị thiền (zh. 二禪天) với ba cõi sau:

Trời Thiểu quang (zh. 少光天, sa. parīttābha);

Trời Vô lượng quang (zh. 無量光天, sa. apramāṇābha);

Trời Cực quang tịnh (zh. 極光淨天, sa. abhāsvara, kiểu dịch cũ là trời Quang âm (zh. 光音天).

  • Trời Tam thiền (zh. 三禪天) bao gồm:

Trời Thiểu tịnh (zh. 少淨天, sa. parīttaśubha);

Trời Vô lượng tịnh (zh. 無量淨天, sa. apramāṇaśubha);

Trời Biến tịnh (zh. 遍淨天, sa. śubhakṛtsna).

  • Trời Tứ thiền (zh. 四禪天) gồm có:

Trời Vô vân (zh. 無雲天, sa. anabhraka);

Trời Phúc sinh (zh. 福生天, sa. puṇyaprasava);

Trời Quảng quả (zh. 廣果天, sa. bṛhatphala);

Trời Vô tưởng (zh. 無想天, sa. asāṃjñika);

Trời Vô phiền (zh. 無煩天, sa. avṛha);

Trời Vô nhiệt (zh. 無熱天, sa. atapa);

Trời Thiện kiến (zh. 善見天, sa. sudarśana);

Trời Sắc cứu kính (zh. 色究竟天, sa. akaniṣṭha);

Trời Hoà âm (zh. 和音天, sa. aghaniṣṭha);

Trời Đại tự tại (zh. 大自在天, sa. mahāmaheśvara).

Có sách xếp trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu kính, trời Hoà âm thuộc trời Tịnh phạm (zh. 淨梵天), không thuộc về trời Tứ thiền.

3. Vô sắc giới (zh. 無色界, sa. arūpalokaarūpadhātu, bo. gzugs med khams གཟུགས་མེད་ཁམས་, gzugs med kyi khams གཟུགས་མེད་ཀྱི་ཁམས་): thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm bốn xứ (sa. arūpasamādhi). Vô sắc giới gồm:

Xứ Không vô biên (zh. 空無邊處, sa. ākāśanantyāyatana);

Xứ Thức vô biên (zh. 識無邊處, sa. vijñānanantyāyatana);

Xứ Vô sở hữu (zh. 無所有處, sa. ākiṃcanyāyatana);

Xứ Phi tưởng phi phi tưởng (zh. 非想非非想處, sa. naivasaṃjñā-nāsaṃjñāyatana).

Hành giả tu học Tứ thiền Cửu Định có thể sinh vào bốn xứ này.

Tham khảo:

  • Fo Guang Ta-tz’u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz’u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch’u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)

  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.