Xây Dựng NềnTảng Phật Giáo Tại Hoa Kỳ

Giới Thiệu

Thành Lập Tăng Đoàn Chánh Pháp

Chủ Trì Lễ Truyền Giới Trên Đất Tây Phương
Một Tăng Đoàn Thực Hành Chánh Pháp

Bảo Vệ Chánh Pháp

Thọ Trì Kinh Lăng Nghiêm
Vạch Rõ Những Tà Sư
Phá Bỏ Những Quan Niệm Sai Lầm và Mê Tín

Xây Dựng Tăng Đoàn Hoà Hợp

Chấm Dứt Phân Chia Tông Phái
Đoàn Kết Bắc Tông và Nam Tông
Phật Giáo Trung Hoa và Phật Giáo Hoa Kỳ

 

Giới Thiệu: Xây Dựng NềnTảng Phật Giáo Tại Hoa Kỳ

Trong thời Mạt Pháp hiện nay, những lời dạy giáo hóa quý báu của đức Phật cần có người hoằng dương để chúng sanh có thể lĩnh hội Phật Pháp và y giáo thuận hành, bước lên con đường giải thoát. Nhận thấy đạo Phật tại Trung Hoa chỉ tập trung vào những khía cạnh bề mặt mà không thể bắt rễ sâu xa, và mong muốn đạo Phật được trở nên hưng thịnh, Hòa Thượng đã nói:

Tôi biết tôi chỉ là một người tầm thường, lời nói của tôi không có giá trị gì ở Trung Hoa cả. Tôi không có bất kỳ địa vị nào, và vì vậy dầu tôi có la đến đau rát cổ họng cũng chẳng có ai muốn tin tôi. Vì vậy mà tôi phát nguyện sẽ làm một sự khởi đầu mới tại phương Tây bằng cách chấn chỉnh lại Phật giáo, khiến cho Phật giáo nơi này được hưng thịnh, để mọi người biết rõ Phật giáo thật sự là gì. Vì sao tôi lại đến Hoa Kỳ để hoằng dương Phật Pháp? Lịch sử của đất nước này không dài lắm và con người vẫn chưa phát triển những tập khí xảo trá. Tất cả họ đều rất thành thật, vì vậy mà họ sẽ rất dễ dàng tu tập theo giáo Pháp và chấp nhận những giáo lý của đạo Phật. Đó là lý do mà tôi đã đến nước này để hoằng dương Phật Pháp. Tôi hy vọng mọi người sẽ có thể hiểu được những giáo lý Phật pháp chân chánh.

– Trích từ bài viết của Đẳng Huệ, trong quyển 

“In Memory of Venerable Master Hsuan Hua, Vol. I” trang 93.

Chủ Trì Lễ Truyền Giới Trên Đất Tây Phương

“Phật Pháp nhờ vào TăngĐoàn truyền đạt.  Đạo phảido con người hoằng dương.”Cho nên để  Phật Pháp chánh thống có được một nền tảng vững chắc tại Phương Tây thì cần phải có những người chánh trực thực hành chánh Pháp. Vì lý do đó mà Hòa Thượng đã lập ra những điều kiện vô cùng nghiêm khắc cho những vị muốn xuất gia theo Ngài như: tốt nghiệp đại học và thuộc lòng thần chú Thủ Nghiêm. Sau khi xuất gia, họ phải thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm, thực hành thuyết giảng Kinh và nói Pháp, thực hành ngồi thiềnvà có thể nhẫn chịu được những gian khổ cũng như những công việc cực nhọc..

– Thích Hằng Thông,, p. 18, “In Memory of Ven. Master Hua, Vol. II”

Vạn Phật Thánh Thành, 1976.

Hòa Thượng cũng chấp nhận những người sáu, bảy tuổi xụất gia, giúp thiện căn họ tăng trưởng.

Vạn Phật Thánh Thành, 1991.

 

 

 

 

 

 

Vì số người muốn xuất gia trở thành chư Tăng Ni dưới sự giáo hóa của Hòa Thượng gia tăng nên vào năm 1972 Ngài đã quyết định tổ chức tại Kim Sơn Thánh Tự lễ truyền giới Cụ túc chính thức đầu tiên cho chư Tăng Ni tại Phương Tây. Ngài đã  thỉnh mời những vị cao tăng thạc đức cùng Ngài chủ trì Giới đàn. Hai Tăng và một Ni đã được truyền thọ Cụ túc giới. Tiếp theo đó là những Giới đàn được tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành vào các năm 1976, 1979, 1982, 1991, và 1992 và số người nhận thọ Cụ túc giới này lại ngày càng gia tăng. Trên hai trăm người từ khắp nơi trên thế giới đã được Ngài truyền giới.

Trích từ bài viết của Ron Epstein, P. 62 trong quyển “In Memory of Ven. Master Hua, Vol. I”

 

 

Một Tăng Đoàn Thực Hành Chánh Pháp

Khi Hoà thượng Tuyên Hoá lần đầu tiên đến Hoa Kỳ để truyền Pháp, ngài hy vọng rằng các phật tử phương tây sẽ thông hiểu được Tam Tạng Kinh Điển. Vì vậy, cùng với việc tự mình giảng giải Sa Di Luật Nghi, ngài còn mời nhiều vị cao tăng thạc đức đến để giảng giải về giới luật. Với mong muốn khuyến khích các đệ tử trong việc học giới luật, ngài cũng đi cùng với các đệ tử của mình mỗi lần họ rời Vạn Phật Thành vào khoảng bốn năm giờ sáng và lái xe khoảng ba tiếng đồng hồ đến San Francisco để lắng một Pháp Sư khác giảng về giới luật. Trong buổi giảng, Hòa Thượng luôn luôn quỳ gối ở cuối phòng để lắng nghe. Các để tử của ngài quỳ đằng trước và lắng nghe. Đây là ngài dạy bằng cách tự mình làm gương.

-by Equal Wisdom, p. 95
“In Memory of Ven. Master Hua, Vol. I”

Mọi người đều biết rằng “đắp giới y và ăn ngày một bữa” là gia phong mà Vạn Phật Thánh Thành được đặc biệt biết đến. Hòa Thượng đặc biệt tuyên bố rằng bất cứ người nào xuất gia với Ngài đều phải tuân thủ những quy định của Đức Phật: “Ngày ăn một bữa lúc giữa trưa và luôn luôn mặc áo giới”; và dù Vạn Phật Thánh Thành có bị những kẻ bên ngoài chỉ trích như thế nào đi nữa, ngay cả phỉ báng rằng Thánh Thành làm những việc mới lạ để phô trương, thì Hòa Thượng vẫn không bao giờ vì thế mà thay đổi gia phong. Đối với một loạt những phỉ báng, Hòa Thượng chỉ nói: “Đây không phải là những quy luật do tôi đặt ra. Đây là quy luật của Phật. Chúng ta cần phải tuân thủ quy luật của Phật.” Tuy vậy, đối với những đệ tử xuất gia tương đối lớn tuổi, Hòa Thượng đã phương tiện cho phép họ ăn ba bữa mỗi ngày. Quy định này vẫn được giữ nguyên ngay cả trong lời di huấn của Hòa Thượng trước khi Ngài nhập Niết Bàn, không hề sửa đổi. Và đến nay, các đệ tử vẫn tuân thủ truyền thống này.

Chính Hòa Thượng đã nói:

“Những người muốn xuất gia với tôi, người nào mà có thể ăn ngày một bữa, thì tôi sẽ thâu nhận; nếu  không thể ăn ngày một bữa, thì tôi sẽ không thâu nhận. Đây là điều kiện thiết định cho những ai muốn xuất gia với tôi; dầu dưới bất cứ áp lực nào, do thời gian hay hoàn cảnh, đều không thay đổi.”

“Quý vị bảo tôi chết có thể được, nhưng đừng bảo tôi bỏ việc mặc áo giới.
Quý vị bảo tôi chết có thể được, nhưng đừng bảo tôi bỏ việc ăn ngày một bữa giữa ngọ. Những người có loại định lực kiên cố này – có loại tín tâm như vậy – hẳn nhiên là thuộc về Vạn Phật Thánh Thành.”

Trích Luận Án “Thử Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học” (A Discussion of Venerable Master Hsuan Hua’s Contibutions to Buddhism) của Cư Sĩ Trần Do Bân,
p. 435 – 436, “In Memory of the Venerable Master Hsuan Hua, Vol. III”

 

The Master specifically announced that anyone who left home with him had to honor the Buddha's regulations of eating one meal a day at noon and always wearing the precept sash

Hoà Thượng đặc biệt thông báo rằng bất cứ ai muốn xuất gia với ngài phải tôn kính giới điều của Phật ngày ăn một bữa lúc ngọ và luôn mặc áo giới.

 

Hộ Trì Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Hòa Thượng đã nhiều lần lặp lại lời huấn thị về việc bảo vệ và hộ trì Chánh Pháp:  

“Trong Phật Giáo, tất cả kinh điển đều rất quan trọng, nhưng Kinh Lăng Nghiêm còn quan trọng hơn nữa. Phàm hễ nơi nào có Kinh Lăng Nghiêm, thì nơi đó có Chánh Pháp trụ thế. Khi Kinh Lăng Nghiêm bị mất đi, đó là dấu hiệu của thời kỳ Mạt Pháp. Trong Kinh Pháp Diệt Tận có nói “Vào thời kỳ Mạt Pháp, Kinh Lăng Nghiêm sẽ bị diệt trước nhất. Sau đó dần dần các kinh điển khác cũng bị diệt theo”. Kinh Lăng Nghiêm là chân thân của Phật, là xá-lợi của Phật, là tháp miếu thờ Phật. Nếu Kinh Lăng Nghiêm là ngụy tạo, thì tôi sẵn sàng chịu đọa  địa ngục Vô Gián, vĩnh viễn ở chốn địa ngục, không bao giờ được trở lại thế gian để gặp mọi người nữa!

Người nào có thể học thuộc Kinh Lăng Nghiêm, học thuộc Chú Lăng Nghiêm, thì người đó mới là đệ tử chân chánh của Phật!”

 
The Venerable Master and his disciples knelt to listen to Dharma Master Haideng's lectures
 

Khi Pháp Sư Hải Đăng, một vị đạo sư đạo cao đức trọng, là phương trượng Chùa Thiếu Lâm ở Trung Hoa đến để tỏ lòng tôn kính Hòa Thượng Tuyên Hóa vào tháng 12 năm 1985, Hòa Thượng đã sắp xếp cho Pháp Sư Hải Đăng thuyết giảng về “Bốn Khía Cạnh Thanh Tịnh Bất Biến” trong Kinh Lăng Nghiêm. Ngài tán thán bài thuyết giảng của Pháp Sư Hải Đăng mà nói rằng chỉ có những người thanh tịnh và chân chánh mới dám giảng giải phần Kinh văn này. Để tỏ lòng tôn kính Pháp Sư Hải Đăng, đích thân Hòa Thượng đã quỳ nghe những buổi thuyết Pháp này.

Pháp tự nó vốn không có “Chánh, Tượng, Mạt”; nhưng tâm con người thì có sự phân biệt về “Chánh, Tượng, Mạt”. Theo Hòa Thượng, bất cứ khi nào còn có người dụng công tu hành, thì khi đó là Chánh Pháp còn đang trụ thế. Nếu không còn ai tu hành, không có người nào đọc, tụng, và học thuộc Kinh Lăng Nghiêm, thì đó là thời kỳ Mạt Pháp. Bởi trong Kinh Lăng Nghiêm, có phần “Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối” giảng về sát sanh (sát), trộm cắp (đạo), dâm dục (dâm), dối trá (vọng); với phần “Ngũ Thập Ấm Ma” giảng về thiên ma, ngoại đạo cặn kẽ đến tận xương tuỷ; và cả hai phần này đều nói rất rõ ràng rằng khi nào không còn người giữ giới, thì khi đó là thời kỳ Mạt Pháp. Bất cứ khi nào giới còn, thì tức là Phật Pháp còn vậy!

Trích từ luận án của Cư Sĩ Trần Do Bân : Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học,  p. 432 – 433, “In Memory of the Venerable Master Hsuan Hua, Vol. III,

Vạch Rõ Những Tà Sư

Qua nhiều năm, Hòa Thượng nhiều lần đã vạch rõ những tà sư. Ngài cũng tổ chức nhiều lần thuyết giảng về Phẩm Năm Mươi Ấm Ma trong Kinh Lăng Nghiêm để mọi người có thể nhận ra những cảnh giới tà ma và sẽ không đi lạc đuờng.

Trong Luận Án Thử Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học” của Cư Sĩ Trần Do Bân đề cập vài trường hơp được nhiều người biết đến:

Một vị là nữ đạo sư đạo Sikh ở Ẩn Độ. Bà ta tự xưng là “Phật tái thế đã khai ngộ” và đi truyền bá “Pháp môn Quán Âm – tức khắc khai ngộ và giải thoát ngay trong kiếp này”.

Hòa Thượng đã nghiêm khắc chỉ trích:

“Nhiều kẻ bị bà ta làm cho lầm lạc chỉ vì tham lam. Khi quy y Tam Bảo, bài văn trong buổi lễ có nói rất rõ ràng ‘Con thà xả bỏ thân mạng nầy quyết không quy y với thiên ma ngoại đạo.’ Những điều bà ta nói ra đều là tà thuyết của thiên ma ngoại đạo, và tất cả đều nhằm mục đích dối gạt người, nếu quý vị tin những điều đó, quý vị thật ngu xuẩn, vô tri, và quý vị tự đào đường xuống địa ngục.”

Còn  vị kia vốn là một ¡§Thượng Sư,¡¨một vị ¡§Liên Sanh Hoạt Phật¡¨ (Phật Sống sanh từ hoa sen) với ¡§thần thông quảng đại,¡¨ lại ăn thịt, uống rượu, và đùa giỡn với phụ nữ. Hòa Thượng đã phê phán về vị  này như sau:

Ôi thời Mạt Pháp ! Thời Ác thế !
Chúng sanh phước bạc khó điều phục.
Hiền thánh cách xa, tà kiến sâu,
Ma mạnh, Pháp yếu, nhiều

[ác tổn] oán hại.
Nghe pháp Đốn Giáo của Như Lai,
Hận chẳng phá nát như đập ngói.

(Chứng Đạo Ca)

Trong thời Mạt Pháp, [người ta không phân biệt được  tà với chánh] tà chánh bất phân, quý vị chỉ cần xét xem: Người đó có còn tâm tham, tâm tranh, tâm mong cầu, tâm ích kỷ, tâm tự lợi hoặc tâm nói dối hay không? Người đó có suốt ngày suốt đêm nói dối, lừa gạt người khác hay không? Tôi không biết người này là ai. Tôi chỉ gọi đó là một con quỷ. ”

 

Phá Bỏ Những Quan Niệm Sai Lầm và Mê Tín

Trong quá khứ, Phật Giáo tại Trung Hoa thường khiến người ta có ấn tượng sai lầm, cho rằng đây là tôn giáo chuyên siêu độ vong linh người chết; và do đó Phật Giáo đã bị một số các phần tử trí thức bài xích, xem thường.

Hai năm trước khi nhập Niết Bàn, Hòa Thượng đã từng thiết tha kêu gọi:

“Phật Giáo tại nước Trung Hoa với các nghi thức Thủy Lục Không, Phóng Diệm Khẩu, làm Phật sự, siêu độ vong linh,… đã trở thành như một thứ ‘hình dáng tiêu biểu’ của Phật Giáo Trung Hoa. Họ không chịu ngừng lại để suy nghĩ rằng, nếu cứ tiếp tục như thế, họ sẽ dung dưỡng thành một đám dân lang thang vô nghề nghiệp, lây lất trong Phật Giáo để kiếm ăn! Thật đáng tiếc biết bao! Chỉ biết kiếm tiền bằng cách siêu độ vong linh!. “Thật ra, để siêu độ được vong linh, quý vị cần phải có căn cơ, có đức hạnh. Nếu quý vị có đức hạnh thì đừng nói là tụng kinh hay niệm chú, chỉ cần quý vị phán một câu: ‘Hãy đi vãng sanh đi!’ thì cũng đủ cho vong linh đó được vãng sanh về thế giới Cực Lạc rồi! Còn nếu quý vị đã không có đạo đức, lại còn không có một sự hành trì gì cả, thì tôi hỏi quý vị, quý vị dựa vào cái gì để siêu độ vong linh? Có thể nói như thế là mắc món nợ này với thí chủ, đồng thời còn làm cho các chế độ căn bản của Phật Giáo không tồn tại được nữa.”

Đúng thế, Phật Giáo có được Tam Tạng Mười Hai Bộ Kinh – một bảo tàng trí huệ nhiều vô lượng vô biên như thế,- thế mà người ta không chịu khai phát giáo nghĩa trong đó, chỉ toàn là dụng công hời hợt bên ngoài. Đây quả thật là một việc rất đáng tiếc!

Trong những Phật tử Á Đông đã quy y, có một sự hiểu lầm rất phổ biến. Mọi người đều nghĩ rằng càng quy y với nhiều thầy thì càng tốt. Đây là một dấu hiệu của thời kỳ Mạt Pháp. Do quy y với Thầy này, rồi quy y với Thầy nọ, họ gây ra sự tranh chấp giữa các Thầy vì tranh cãi lẫn nhau xem ai là người có duyên Phật Pháp và có được những người đệ tử đó. Nhưng Hòa Thượng luôn luôn yêu cầu những người đã quy y rồi thì đừng ghi danh quy y nữa – họ chỉ cần theo đại chúng và tùy hỷ. Một vị cao tăng đương thời là Đại Sư Ấn Quang cũng có nói rằng trong việc quy y, thành viên của Tăng Đoàn là đại diện cho Phật để truyền ba quy y (Tam Quy). Vị Thầy đó là chứng minh sư, nhưng người Phật tử quy y không phải là quy y với vị Thầy đó. Điều này có nghĩa là chúng ta thật sự nên đặt câu hỏi là :  “Ai là vị Thầy chứng minh việc truyền Tam Quy cho quý vị ?” chứ không phải là câu hỏi :  “Quý vị quy y với ai ?”. Hòa Thượng nói:

“Có người nói rằng :  ‘Thiện Tài Đồng Tử thăm viếng năm mươi ba vị (thầy), như vậy tại sao tôi không thể lạy thêm nhiều vị thầy nữa ?’. Nhưng quý vị cần nhận thức rằng Thiện Tài Đồng Tử luôn luôn được thầy cũ gởi đi đến vị thầy kế tiếp. Đó không phải là do lòng mong muốn tham lam có vị thầy khác có đủ đức hạnh, quay lưng lại với vị thầy hiện tại của mình và lén lút quy y với vị thầy khác. Rất nhiều  Phật tử cao niên người Trung Hoa đã quy y tới hàng chục hay hàng trăm lần. Nhưng khi quý vị hỏi họ “quy y” có nghĩa là gì, thì họ không biết. Như vậy không đáng thương hay sao ? Họ nói rằng tất cả người xuất gia là thầy của họ. Nhưng tôi lại cho rằng họ không có một vị thầy nào cả, bởi vì tâm họ thiếu lòng tin, như vậy thì làm sao họ được cứu độ ? Con người cần phải có lòng tin để được cứu độ.

Trích từ Luận Án của Cư Sĩ Trần Do Bân: Th Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học (A Discussion of Venerable Master Hsuan Hua’s Contibutions to Buddhism,p. 433 – 434), “In Memory of the Venerable Master Hsuan Hua, Vol.III”

Chấm Dứt Phân Chia Tông Phái

Tại Hồng Kông, Hoà Thượng Tuyên Hoá truyền bá phật pháp bằng việc
đưa ra tầm quan trọng như nhau đối với năm tông phái – thiền tông, giáo tông, luật tông, mật tông và tịnh độ tông. Khi Hoà Thượng đến Hoa Kỳ, tinh thần loại bỏ chủ nghĩa phân chia tông phái và thống nhất Phật giáo được tiếp tục.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn Hoà Thượng Tuyên Hoá được thực hiện
bởi Karl Ray, nguyên xuất hiện trong tờ Shambala Review trước đó với
tiểu đề “Trở lại cội nguồn” (Back to the source).
Karl Ray: Câu hỏi đầu tiên mà tôi muốn hỏi dựa trên một bài báo mà ngài đã dạy rằng Phật tử nên quên đi sự phân biệt giữa các tông phái. Ngài có thể đề  nghị những bước thực hành thực tiễn để  các tổ chức Phật giáo có  thể  làm được điều này?
Hoà Thượng: Trước khi Đức Phật đến thế gian này thì chưa có đạo Phật. Sau khi Đức Phật xuất hiện, thì Phật Giáo mới hiện hữu, nhưng chưa có bất cứ một sự phân chia tông phái nào. Sự phân chia tông phái là một cái nhìn giới hạn, là một cái nhìn nhỏ hẹp, và không thể đại diện cho Phật Giáo một cách toàn vẹn. Thể tính đầy đủ của Phật Giáo, cái toàn thể, không hề công nhận những sự phân chia như vậy. Khi chia chẻ  cái toàn thể của Phật giáo thành những tông phái, bạn chỉ chia chẻ Phật giáo thành những mảnh vụn. Để có thể hiểu Phật Giáo với toàn thể của nó, người ta cần phải loại trừ nhửng tầm nhìn theo tông phái và trở về Phật giáo nguyên khởi. Người ta phải trở về gốc rễ và đi trở lại nguồn.

Karl Ray: Điều này làm tôi cảm thấy thắc mắc về những giáo pháp khác nhau được dạy tai đây ở tu viện Kim Sơn. Tôi hiểu rằng ngài dạy năm tông phái khác nhau là Thiền tông, Giáo tông, Luật tông, Mật tông và Tịnh độ tông. Thế những tông phái này có thể được dạy cùng với nhau như thế này không?. Các tông phái này có thuộc cùng một thể nguyên thủy của giáo lý đạo Phật không?

Hòa Thượng: Năm tông phái này được sáng tạo bởi những đệ tử Phật nhàn rỗi không có gì để làm và muốn kiếm một thứ gì đó để giết thời gian của họ. Cả năm tông phái đều bắt nguồn từ Phật giáo. Vì chúng đều đến từ Phật giáo, nên những tông phái này cũng đều có thể trở về lại. Mặc dù Năm Tông Phái phục vụ chon hững mục đích khác nhau, nhưng nơi đến cuối cùng đều going nhau. Có câu rằng:

Dẫu chỉ có một con đường để trở về cội nguồn
Nhưng có nhiều con đường phương tiện để đến đó.

Mặc dù có năm loại tông phái khác nhau, nhưng cả năm vẫn bao hàm trong Phật giáo. Nếu bạn muốn hiểu được tổng thể của Phật giáo, bạn không cần phải phân nó Phật giáo thành các tông phái khác nhau. Nguyên thủy vốn không có những sự phân chia như vậy. Tại sao lại làm rắc rối khi nó thật sự không có vấn đề? Tại sao lại phân chia và khiến mọi người có thêm vọng tưởng ngoài những vọng tưởng họ đã có?

Mọi người thường nghĩ rằng Năm Tông Phái là thứ gì đó rất đặc biệt và tuyệt diệu. Thực chất, cả năm loại tông phái này chưa bao giờ tách rời khỏi Phật giáo. Nó cũng giống như chính phủ của một đất nước. Chính phủ thì được làm thành bởi nhiều bộ khác nhau. Có bộ y tế, bô kinh tế, bô ngoại giao, bộ nội vụ, v.v…. Người ta có thể không nhận thấy rằng tất cả các bộ này đều nằm dưới một chính phủ duy nhất. Tất cả những gì họ thấy là một bộ mà không nhận thấy chính phủ là tổng thể. Cái nhìn của họ hạn hẹp. Bây giờ, chúng ta mong muốn đi từ cành nhánh để trở về gốc rễ. Tương tự, gốc rễ là chính phủ và cành nhánh của nó là các bộ khác nhau. Người ta không nên từ bỏ gốc rễ và bám vào những nhánh cây. Nếu bạn chỉ thấy những bộ riêng rẻ mà không nhận ra được chính phú, bạn sẽ không bao giờ hiểu được những vấn đề mà quốc gia đang đối diện như là một tổng thể. Bạn không hiểu được chúng là là gì.

Karl Ray: Vậy một người nên được tự do theo đuổi bất cứ tông phái hoặc tất cả tông phái?

Hòa Thượng: Dĩ nhiên. Tôn giáo không nên để trói buộc con người.

Karl Ray: Và nếu một người tu học theo chỉ một tông phái, người đó có thể đạt được mục tiêu mà các tông phai nhắm đến hay không?

Hòa Thượng: Mọi con đường đều dẫn đến thành La Mã. Mọi con đường đều dẫn đến San Francisco. Tất cả con đường sẽ đưa bạn đến New York. Bạn có thể hỏi tôi, “có thể đến New York bằng con đường này không?” Nhưng tốt hơn bạn nên tự hỏi mình rằng, “tôi sẽ đi con đường đó hay không?”

 

Đoàn Kết Bắc Tông và Nam Tông

 

Dẫu đốn tiệm có khác,
Lúc đến đều là một.
Cớ sao phân Bắc và Nam?
Thánh phàm tạm thời khác,
Bổn tánh đều giống nhau
Dẫu từ Đông hay Tây.

~ Hòa Thượng Tuyên Hóa

 

 

Từng du hành đến Thái Lan và Miến Điện vào thời trẻ tuổi để nghiên cứu về Phật Giáo Nam Tông, Hòa Thượng Tuyên Hóa đã quyết tâm hàn gắn sự rạn nứt đã hai ngàn năm giữa các truyền thống Bắc Tông (Đại Thừa) và Nam Tông (Nguyên Thủy). Tại Hoa Kỳ, Hòa Thượng khuyến khích mối quan hệ thân thiện giữa các công đồng Tăng đoàn Bắc Tông và Nam Tông. Như mọi khi, Ngài luôn làm gương bằng cách dẫn đầu. Ví dụ, nhân diệp lễ khánh thành trường Đại Học Phật Giáo Pháp Giới, mgài đã trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho Hòa Thượng K. Sri Dhammananda của  Phật Giáo Nam Tông. Ngài cũng cho mời các Tỳ Kheo từ cả hai truyền thống đến để cùng nhau điều hành Lễ Truyền Giới Cụ Túc. Nỗ lực cao quý của Hóa Thượng trong lãng vực này đưa đến cuộc gặp gỡ lịch sử của các thành viên Tăng Đoàn từ hai truyền thống Bắc Tông và Nam Tông tại Trung Tâm Phật Giáo Amaravati tại Anh năm 1990.

Các thành viên tăng đoàn Bắc Tông và Nam Tông đoàn kết tại trung tâm Phật Giáo Amarati tại Anh năm 1990.

 

Trong nhiều lễ thọ giới tổ chức tại Vạn Phật Thành, Hòa Thượng thường đặc biệt mời những Tỳ Kheo xuất sắc của truyền thống Bắc Tông và Nam Tông đến để cùng nhau điều hành các buổi lễ.

 

Vào tháng năm, 1991, trung tâm Phật Gíao Amaravati tại Anh đã gửi Thầy Ajajn Amaro như là người đại diện  để cúng dường y bát cho tăng đoàn hướng dẫn bởi Hoà Thượng Tuyên Hoá. Nghi lễ này là biểu tượng cho sự trao đổi giữa truyền thống Bắc Tông và Nam Tông, viết nên một trang sử mới trong lịch sử Phật Giáo.

 

Phật giáo Trung Hoa và Phật giáo Hoa Kỳ

Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 7 năm 1987, Hoà thượng Tuyên Hoá chủ trì Pháp Hội Thuỷ Lục Không tại Vạn Phật Thành và thỉnh mời gần 100 thành viên tăng đoàn ở đại lục Trung Hoa đến tham dự. Đây là một pháp hội lịch sử biểu hiện sự hợp tác giữa Tăng đoàn Phật giáo Hoa Kỳ và Tăng đoàn Phật giáo Trung Quốc.

Vào ngày 6 tháng 11 năm 1990, Hoà thượng Tuyên Hoá gửi những đệ tử của ngài đến Bắc Kinh để mang bộ Long Tạng (Càn Long Đại Tạng Kinh (*)) của Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán về Vạn Phật Thánh Thành, biểu thị cho những bước tiến xa hơn trong mối quan hệ giữa phật giáo Trung Quốc và phật giáo Hoa Kỳ và sự truyền đạt Phật Pháp đến phương Tây.

Từ ngày 8 đến ngày 20 tháng 1 năm 1991, thể theo lời mời của tu viện Minh Như ở Cát Lâm, Trung Hoa. Hoà thượng đã gửi vài đệ tử Tỳ-kheo-ni đến cư trú như là những vị khách ni, ở đó quý Sư Cô đã tham gia vào những công khóa hàng ngày của tu viện, thuyết Pháp cho Phật tử và giảng Giới cho Ni Chúng.

Vào ngày 12 tháng 12 năm 1995, quý thầy Hằng Thật, Hằng Luật và Hằng Binh đến Thượng Hải, Trung Quốc để tham dự lễ truyền Cụ Túc Giới tại tu viện Long Hoa thể theo lời mời của Hoà thượng Minh Dương.

Zhao Pu-chu, the president of the China Buddhist Association, presenting five sets of the Imperial (Dragon Treasury) Buddhist Canon, to Dharma Realm Buddhist Association representatives Dharma Masters Heng Shun and Heng Lai

Ông Triệu Phác Sơ (Zhao Pu-chu), chủ tịch hiệp hội Phật Giáo Trung Hoa, giao năm bộ Long Tạng Kinh, kết tập vào triều đại nhà Thanh cho các đại diện của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới là Thầy Hằng Thuận và Thầy Hằng Lai.

Group Portrait at Long Hua (Dragon Flower) Monastery following the transmission of the Complete Precepts

Hình chụp chung tại tu viện Long Hoa sau lễ truyền Cụ Túc Giới.

 

 

 

 

 

 

Chú thích:

(*)  Càn Long Đại Tạng Kinh (aka Long Tạng), được soạn dưới đời nhà Thanh, niên hiệu Ung Chánh 13 (Thế Tông, năm 1735) đến Càn Long 3 (Cao Tông, năm 1738), gồm 1669 bộ kinh. Sở dĩ gọi Long Tạng không phải chỉ vì Càn Long mà vì bìa bộ Kinh có in hình đầu rồng, biểu hiệu của Càn (Kiền) Long.