Hằng Thật

Cho đến khi con nhớ thuộc được Kinh

Ví như những tượng màu

Của họa-sĩ sáng tác

Như vậy tất cả cõi

Tâm họa-sĩ làm thành. (1)
Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Hoa Tạng Thế Giới

Một đêm ở trong xe Plymouth , chúng tôi đọc Kinh Hoa Nghiêm. Trong tám tháng, chúng tôi đã tụng được bốn quyển – vẫn còn nhiều quyển chưa tụng đến. Đó là một bộ sách tuyệt vời: một sự tập hợp vĩ đại của trí tuệ siêu việt ở ngay dưới lớp bìa sách. Hầu hết các đạo lý của kinh đều quá cao thượng đến nổi những giới hạn của tâm chúng tôi chỉ đặt chúng tôi đến nấc thang đầu tiên, há hốc miệng, mở to mắt, nhìn chăm chú khi ánh quang minh và các bông hoa trong thế giới của Kinh hiện ra và lan tỏa đầy khắp vùng trời thanh tịnh.

Những người thường hay dự Pháp hội Hoa Nghiêm tại nơi Hòa Thượng trụ trì của chùa Kim Sơn Thánh Tự giảng Kinh này, đã thấy một điều kỳ diệu đến kinh ngạc: những gì xảy ra trong đời sống của những người trong pháp hội thường được đoán trước hay được bình phẩm trong Kinh văn. Bộ Kinh được đức Phật nói cách đây 3.000 năm nhưng lại thường lập lại, giống như nhật báo, phản chiếu những sự việc quan trọng của chúng ta ngày nay với sự rõ nét đáng kinh ngạc. Có quá nhiều thí dụ để đề cập đến nhưng những hiện tượng này đã gây ấn tượng với những người thường hay đến nghe kinh. Cách tốt nhất để nghiên cứu Kinh này là tự mình tham dự pháp hội và tìm tên của mình trong bộ Kinh văn phi thời gian này.

Chúng tôi vừa tụng xong phẩm Thập Hạnh. Tôi rất vui bởi sự tóm lược rõ ràng của Kinh về việc làm sao một vị Bồ Tát, đại Bồ Tát, hành xử và suy nghĩ đến nỗi tôi đã quay lại và dịch phẩm này sang tiếng Anh, mỗi tối dịch nửa giờ. Có gì đó trong phẩm này đã khiến trái tim tôi rung động – tiếng chuông bên trong rung lên. Tôi không kể điều này với ai, ngay cả thầy Hằng Triều. Tại chùa Kim Luân, cuối tuần trước, cuộc đối thoại sau đã diễn ra:
Đệ tử: Bạch Hòa Thượng, con muốn bắt đầu việc tụng Kinh như là công phu hằng ngày. Xin thầy chỉ dạy cho con phương pháp phù hợp được không?

Hòa Thượng: Thắp nhang, tán bà Tán Hương, tụng phần Khai Kinh, thành tâm và tôn kính. Nói chung, một phần thành tâm, đem lại một phần cảm ứng. Mười phần thành tâm đem lại mười phần cảm ứng.

Đệ tử: Con nên tụng nhanh hay chậm?

Hòa Thượng: Những gì ta làm là học thuộc Kinh văn từng phẩm một. Khi chưa nhớ thuộc được thì Kinh vẫn chỉ nằm trong sách, chứ chưa phải của con. Đó là cách ta làm. Kinh không phải chỉ để tụng một lần, con nên tụng đi tụng lại.

Đệ tử: Con hiểu rồi. Được lắm. Con không thể quyết định tụng kinh nào. Kinh Pháp Hoa thật tuyệt vời, Kinh Lăng Nghiêm là kinh khai mở trí tuệ và Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Avatamsaka, là cốt tủy và bản thể của hành trình bái lạy của chúng con. Con cảm thấy Kinh Hoa Nghiêm là Kinh tốt nhất để tụng.

Hòa Thượng: Được rồi. Vậy thì tụng Kinh Hoa Nghiêm.

Đệ tử: Con nên bắt đầu từ phẩm nào? Con có nên tụng từ đầu không? Thế phẩm Hiền thủ thì sao? Hay là phẩm Tịnh Hạnh? Cả hai đều là pháp căn bản, kiên cố.

Hòa Thượng: Con có thể bắt đầu từ phẩm Thập Hạnh. Con thấy sao?

Đệ tử: Tuyệt vời! Bạch Sư Phụ, thầy có biết con đang dịch phẩm đó không? Khi chúng con đọc phẩm này vào ban đêm, con rất nhập tâm, và con đã quay lại đọc lại.

Hòa Thượng: Thế à? Tốt lắm. Còn hỏi thêm gì không?

Chuyện thường luôn như thế xung quanh kinh Hoa nghiêm và Hòa Thượng trụ trì Như Lai Tự (2).

 

Ghi chú:

(1) Nguyên văn Kinh Hoa Nghiêm bản Hoa ngữ:

譬如眾繢像

畫師之所作

如是一切剎

心畫師所成

 

Thí như chúng hội tượng

Họa sư chi sở tác
Như thị nhất thiết sát

Ttâm họa sư sở thành

(2) Như Lai Tự: Tu viện của chư Tăng bên trong Vạn Phật Thánh Thành, gồm có Tăng xá, Chánh Điện và Thiền Đường.