Yearly Archives: 2016

Sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên

...Bởi các lý do trên, ta có thể nói rằng pháp lục độ là để độ cho sáu tên giặc của chúng ta, sáu giặc mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý. Sáu giặc đã tuân phục thì ta không còn vọng tưởng nữa, mà không vọng tưởng tức là tất cả lục độ vạn hạnh thảy đều viên mãn, cho nên mới nói câu "thể tròn nguyên." Nếu quả thực chúng ta không còn vọng tưởng, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thế chẳng phải là "sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên" hay sao?

Sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên2016-12-27T22:21:52-08:00

Khai Ngộ Phải Được Ấn Chứng Mới Đúng Pháp

Trước thời Oai Âm Vương Phật ra đời, ai ai cũng có thể khai ngộ và chẳng cần người nào ấn chứng cả. Từ thời Oai Âm Vương Phật trở về sau, những ai tự giác khai ngộ đều nhất định phải có Tổ-sư hoặc bậc Thiện-tri-thức (đã khai ngộ) ấn khả, chứng minh thì mới đúng phép. Cũng như ở Pháp-hội Lăng-Nghiêm, có hai mươi lăm vị Thánh-nhân tường thuật sự chứng đắc viên-thông của họ và thỉnh Đức Phật Thích-Ca ấn chứng.

Khai Ngộ Phải Được Ấn Chứng Mới Đúng Pháp2016-12-22T21:46:35-08:00

Mười Thái Ðộ Tất Yếu Khi Bắt Ðầu Tu Hành

Sau đây là mười công-hạnh cần phải thực tập khi bắt đầu tu hành theo phương pháp Kinh Hoa Nghiêm. Mười công hạnh này phát xuất từ mười tâm thái của bậc Thập Tín...

Mười Thái Ðộ Tất Yếu Khi Bắt Ðầu Tu Hành2016-12-14T00:22:37-08:00

Tam thập tam Thế Tung Nhạc Huệ An Thiền sư

Sư họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Vào đời Tùy, năm Khai Hoàng, ra lệnh tập họp những người dân chưa được quan binh cho phép, tự mình thế phát xuất gia làm tăng, nghe tin này Đại sư trốn vào hang núi. Vào đời Đại Nghiệp, nhà Tùy lại ra lệnh cho những người trai tráng khỏe mạnh tự mình khai mở kênh mương, sông ngòi để cứu giúp cho dân chúng. Lúc bấy giờ, nhiều người đói khát đến chết, họ nằm gối đầu nhau trên đường, Đại sư đi khất thực để cứu sống họ.

Tam thập tam Thế Tung Nhạc Huệ An Thiền sư2016-12-09T05:37:32-08:00

Trả Lời Của Một Phật Tử

Thư của Thầy Hằng Thật gởi đến chủ bút báo Time Magazine trả lời về một sai lầm nghiêm trọng trong số báo Time ngày 8 tháng 10 năm 2001. Bài viết của ông Philip Elmer-Dewitt "Cuộc tấn công bằng khủng bố sinh học đầu tiên trên nước Mỹ" (Tạp chí Time, ngày 8 tháng 10 năm 2001) mở đầu bằng câu: "Vào mùa thu năm 1984, các thành viên của giáo phái Rajneeshee, một giáo phái Phật giáo dâng hiến cho vẻ đẹp, tình yêu và tình dục không cảm thấy tội lỗi,..

Trả Lời Của Một Phật Tử2017-03-10T18:00:13-08:00

Tam thập tam tổ Huệ Năng Đại sư – Đông độ Lục tổ

Huệ Năng họ Lư, sinh tại Tân Châu, mồ côi cha từ năm lên ba, mẹ ở góa nuôi con. Một hôm đang lúc gánh củi giao cho khách, bổng nghe được tiếng tụng Kinh Kim Cang của người khách, ngài chợt tỉnh ngộ thông hiểu ý kinh. Sau đó với tư cách một cư sĩ đến đảnh lễ tổ Huỳnh Mai, được tổ thu nhận và cho xuống nhà trù giả gạo, làm những công việc cực nhọc trong suốt 8 tháng. Tổ Huỳnh Mai biết đã đến lúc truyền trao y pháp, bèn bảo đồ chúng trình kệ. Huệ Năng trình kệ trong đó có câu: “bồ đề vốn không cây”, Tổ đọc xong im lặng nhận biết Huệ Năng đã ngộ đạo..

Tam thập tam tổ Huệ Năng Đại sư – Đông độ Lục tổ2016-12-02T17:08:34-08:00

Khi Hòa Thượng Quay Trở Lại

Chúng ta đang rất gần tới lễ kỷ niệm ngày Hòa Thượng tới Mỹ. Ngài đến rồi đi, nhưng những Pháp bảo ngài đã trao cho chúng ta thì vẫn còn ở với chúng ta. Một trong những Pháp bảo giá trị nhất là Lục Đại Tông Chỉ - Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối (1). Liệu Hòa Thượng có trở lại không? Tất nhiên là Ngài sẽ trở lại, Ngài đã lập đại nguyện (2) để cứu tất cả chúng ta và công việc của Ngài chưa hoàn thành. Nhưng khi nào Ngài quay trở lại và làm sao chúng ta có thể nhận ra được Ngài đây?

Khi Hòa Thượng Quay Trở Lại2017-03-10T18:00:15-08:00

Không Thể So Sánh Ma Với Phật

Vào thời nhà Minh (Trung Hoa), Đại sư Liên Trì (1535-1615) sau khi xuất gia đã đi khắp nơi để tìm minh sư học đạo. Sau khi vào kinh đô, Ngài đến tham bái hai vị đại lão đạo cao đức trọng trong Thiền Tông là Biến Dung và Tiếu Nham. Sau khi được hai vị lão sư khai pháp chỉ điểm, Đại sư Liên Trì đến Đông Xương và khi nghe tiếng trống thì bỗng nhiên giác ngộ.

Không Thể So Sánh Ma Với Phật2016-11-23T20:55:39-08:00

Tam thập nhị tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư – Đông độ Ngũ tổ

Đại sư là người Kỳ Châu huyện Huỳnh Mai. Đời trước ngài vốn là người tu đạo chuyên trồng cây tùng tại núi Phá Đầu, sau đó đầu thai vào nhà cô gái họ Châu. Cha mẹ cô cho rằng cô là người không giữ tiết hạnh nên đuổi ra khỏi nhà. Vì không nơi nương tựa, cô phải bồng con đi vào làng xin ăn. Sau đứa bé lớn lên, người trong làng gọi là bé không họ. Một hôm, trên đường gặp được tổ Đạo Tín, tổ hỏi: “con họ gì?” đứa bé đáp: “thưa ông con có họ, nhưng chẳng phải họ như những người bình thường”. Tổ hỏi tiếp: “đó là họ gì?” Đứa bé đáp: “đó là Phật tính” (đó là họ Phật)

Tam thập nhị tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư – Đông độ Ngũ tổ2016-11-17T18:05:03-08:00
Go to Top