Xiển Dương Giáo Dục
Giới Thiệu
Thiết Lập Trường Học Miễn Phí
Thiết Lập Đại Học Phật Giáo
Huấn Luyện Tăng Ni và Cư Sĩ
Giáo Dục Sa Di và Sa Di Ni
Kêu Gọi Tại UNESCO
Quỹ Học Bổng
Kính Trọng Cao Niên, Trân Quý Thiếu Nhi
Hệ Thống Giáo Chức Thiện Nguyện
Giới Thiệu: Giáo dục là nguyện vọng suốt cuộc đời tôi
Để tôi kể cho quý vị nghe, mặc dù tôi là người xuất gia, giáo dục luôn là nguyện vọng suốt cuộc đời tôi. Nếu có người nào trong quý vị tin tưởng tôi, xin hãy cống hiến bản thân mình cho giáo dục. Chúng tôi muốn cải cách trường học, nhưng không phải một cách mù quáng. Tôi đã từng lập một trường tình nguyện khi tôi chỉ mới mười tám tuổi, và một mình tôi đã dạy hơn ba mươi người. Giáo dục là nền tảng để làm người. Nó là nền tảng cho cả thế giới; và là sự bảo vệ quốc gia thật sự. Nếu quý vị không làm tốt việc giáo dục, đương nhiên vấn đề bảo vệ quốc gia cũng sẽ thất bại..
– Hòa Thượng Tuyên Hóa
Hòa Thượng chỉ bắt đầu đi học khi ngài được mười lăm tuổi. Sau hai năm rưỡi, khi ngài được mười tám tuổi, ngài nghỉ học để chăm sóc người mẹ già đang đau ốm. Chính đó là lúc ngài mở ngôi trường miễn phí. Ngài nói rằng:
Trong thời gian rảnh rỗi, tôi đã mở một trường học miễn phí. Tại sao vậy? Vì tôi chỉ được đi học lúc tôi đã lớn. Và tôi nhận thấy rằng hầu hết mọi người ở thôn tôi không có đủ tiền để đến trường đơn giản chỉ vì gia đình họ quá nghèo. Chính vì vậy, ở độ tuổi mười tám, tôi đã mở trường học miễn phí ngay tại nhà của tôi.
Ngài không bao giờ tính bất kỳ một học phí nào cho việc dạy học. Chẳng những thê,ngài còn cung cấp giấy, bút lông và mực.
Tại Hoa Kỳ, Hòa Thượng đã thiết lập rất nhiều trường học và cơ sở giáo dục. Trong những bài giảng của ngài , Ngài thường nhắc nhở mọi người về sự khẩn cấp cải cách giáo dục. Ngài không chỉ đáp lại lời mời đến thuyết giảng cho các sinh viên đại học, Ngài còn thuyết giảng cho các học sinh đến viếng thăm Ngài. Mọi người hẳn nhiên đều nhớ tiếc các lớp học về đối liễn của Hòa Thượng.
Thiết Lập Trường Học Miễn Phí
Hoà Thượng Tuyên Hoá thấy rõ rằng để có thể cứu lấy thế giới, ưu tiên khẩn cấp nhất là phát triển một nền giáo dục tốt. Nếu chúng ta muốn cứu vãn thế giới, chúng ta phải đem lại một sự thay đổi trong tu tưởng của mọi người và hướng dẫn họ bỏ đi những điều xấu và theo đuổi những điều tốt đẹp. Chính vì mục đích này mà Ngài đã thành lập Trường Tiểu Học Dục Lương vào năm 1976 và Trường Trung Học Bồi Đức vào năm 1980. Các trường này đều miễn phí, và học sinh không cần phải trả bất kỳ một học phí nào.
Hoà Thượng chỉ ra rằng trường tiểu học nên dạy những các em học sinh hiếu thảo với cha mẹ và tôn trọng thầy cô và những người lớn tuổi, trường trung học nên dạy học sinh trở thành những công dân tốt. Trường Tiểu Học Dục Lương và Trung Học Bồi Đức kết hợp những phương pháp đương thời và truyền thống tốt nhất của các nền văn hoá Tây Phương và Đông Phương. Nhằm mục đích nhấn mạnh sự phát triển đạo đức và tâm linh, ngoài những chương trình giáo dục kiến thức phổ thông theo yêu cầu còn có các khoá học về đạo đức, thiền định, nghiên cứu Phật Học, v.v… nhằm tạo cho học sinh một nền tảng đạo đức và hướng dẫn các em dần dần hiểu rõ bản thân mình và khám phá những chân lý của vũ trụ. Nam và nữ được dạy dỗ riêng biệt để tránh những sự sao nhãng không cần thiết và duy trì bản tánh tự nhiên thuần khiết của các em. Thêm vào đó, Hoà Thượng còn chỉ thị rằng các trường học chào Quốc Kỳ vào buổi sáng như một biểu tượng của sự tôn trọng quốc gia. Học sinh cũng được yêu cầu mặc đồng phục để thầm nhuần ý tưởng kỷ luật.
Tại Vạn Phật Thánh Thành, trường tiểu học và trường trung học giảng dạy chương trình song ngữ (Hoa ngữ và Anh ngữ). Vì trong ban giảng huấn và các học sinh có tiêu biểu về nhiều văn hoá và quốc gia khác nhau, nên nhiều lớp được sắp nhóm lại để giúp các học sinh uyển chuyển hơn trong tiến trình học tập. Học sinh được học tâm trí cởi mở để có thể tôn trọng và biết trân quý các truyền thống văn hoá khác nhau. Ngoài việc cống hiến một nền giáo dục dựa trên đạo đức,Trường Tiểu Học Tiểu Học Dục Lương và Trung Học Bồi Đức còn hy vọng hướng dẫn học sinh trở thành những công dân tốt của thế giới và có khả năng, như vậy sẽ làm lợi ích cho nhân loại. Ngoài cơ sở tại Vạn Phật Thánh Thành, các trường học chi nhánh cũng được hình thành tại nhiều Tu Viện chi nhánh khác với mục đích truyền bá rông rãi một nền giáo dục đề cao lòng hiếu thảo và đạo đức.
Thiết Lập Trường Đại Học Phật Giáo Pháp Giới
Năm 1976, Hòa Thượng Tuyên Hoá thành lập Đại học Phật Giáo đầu tiên ở Phương Tây là trường Đại Học Phật Giáo Pháp Giới. Tên của trường phản ánh một đâc tính chân thật và thâm sâu là lấy Pháp Giới làm thể và Chánh Pháp làm dụng.
Trường Đại Học Phật Giáo Pháp Giới không chỉ nhằm mục đích truyền bá kiến thức học thuật. Nó còn nhấn mạnh nền tảng căn bản của đạo đức, giúp mở rộng nghiên cứu trong việc giúp đỡ mọi người và tất cả chúng sanh trở về với tự tánh vốn có của họ. Vì vậy trường Đại Học Phật Giáo Pháp Giới. ủng hổ tinh thần tìm hiểu, chia sẻ và trao đổi tư tưởng, khuyến khích học sinh nghiên cứu nhiều văn bản khác nhau và sử dụng những kinh nghiệm khác nhau và các phương pháp học tập khác nhau để khai thác trí tuệ vốn có của họ và thấu hiểu ý nghĩa của những văn bản này. Sau đó sinh viên được khuyến khích thực hành những đạo lý mà họ đã thông hiểu và đem ứng dụng Phật Pháp vào cuộc sống của họ. Như vậy sau đó họ sẽ có thể nuôi dưỡng được trí tuệ và đạo đức một cách toàn vẹn. Trường Đại Học còn nhằm mục đích đào tạo những cá nhân đạo đức cao xuất sắc để có thể đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh.
Qua nhiều năm, Hòa Thượng đã mời rất nhiều người lỗi lạc như giáo sư Lin Yun, Cư Sĩ Men Yi-Ping và gần đây nhất là ông Chen Li-fu đến để thuyết giảng cho các sinh viên ở trường Đại Học Phật Giáo Pháp Giới.
Huấn Luyện Tăng Ni Và Cư Sĩ
Hòa Thượng đặt nặng việc đào tạo các đệ tử của ngài được thông thạo Phật pháp. Điều này quan trọng vì ngài thường xuyên nhắc nhở các các đệ tử rằng mọi người nên góp phần phát triển Phật giáo. Trong giai đoạn đầu, Hòa Thượng sử dụng một phương pháp gọi là “Phát triển trí huệ sẵn có” để huấn luyện bốn chúng đệ tử trên cơ sở bình đẳng. Họ sẽ lần lượt thỉnh Pháp, thuyết giảng, và đánh giá các bài giảng.
Năm 1982, Hòa Thượng thành lập Chương trình Huấn Luyện Tăng Ni và Cư Sĩ tại Vạn Phật Thánh Thành. Mục tiêu của Chương trình Huấn Luyện Tăng Ni là nâng cao năng lực của Tăng đoàn trong việc đảm đương trách nhiệm khác nhau liên quan đến Phật giáo trong các tu viện, các cơ sở, và những nơi khác trong khi Chương trình Huấn Luyện Cư Sĩ nhắm giáo dục cư sĩ về chánh tri và chánh kiến.
Năm 1988, Hòa Thượng đã tiếp tục thành lập Học Viện Chánh Pháp tại Đài Loan. Học viện được dành cho việc huấn luyện sinh viên có quan điểm rõ ràng và thấu suốt để có thể truyền bá Chánh Pháp.
Ngoài việc thiết lập các lớp học chính thức, Hòa Thượng cũng chịu khó giáo dục các môn đệ của mình bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào có thể. Ngài nói, “Bất cứ nơi nào quý vị đang ở, nơi đó là một trường học. Không có nơi nào là không là chỗ để học; và không có một phút giây nào không phải là thời gian cho việc học.” Đặc trưng bởi sự kiên nhẫn, khoan dung và trí tuệ vô hạn, Hòa Thượng thật sự là một vị thầy của mọi thời đại.
Đối với nhiều thập kỷ, bất cứ khi nào Hòa Thượng có một buổi giảng, ông luôn luôn đặt chỗ cho các môn đệ bên cạnh chỗ ngồi của mình và để cho các môn đệ nói chuyện đầu tiên. Để đào tạo những người nói Phật Pháp, ông luôn luôn cho đệ tử của ông cơ hội để thực hành. Ông đã làm điều này ngay cả khi ông được mời tới Nhà Trắng. Sau mỗi bài giảng Pháp, ông sẽ hỏi lại cụ thể về những chi tiết các đệ tử của ông đã nói trong cuộc hội đàm, đệ tử sẽ đề sự tôn trọng Phật pháp một cách tự nhiên.
Qua nhiều thập niên, bất cứ khi nào Hòa Thượng thuyết Pháp, ngài luôn đặt những ghế ngồi cho các đệ tử bên cạnh chỗ ngồi của mình và để cho các đệ tử nói chuyện trước. Để huấn luyện mọi người thuyết Pháp, ngài luôn luôn cho đệ tử cơ hội để thực hành. Ngài đã làm điều này ngay cả khi được mời tới Toà Bạch Ốc. Sau mỗi bài Pháp, ngài sẽ hỏi chi tiết các đệ tử đã nói gì trong bài nói chuyện của họ, giúp đệ tử tôn trọng Phật pháp một cách tự nhiên.
by Dharma Brilliance
Giáo Dục Sa Di và Sa Di Ni
Chính con người có thể hoằng dương Đạo Phật; và chính Tăng Đoàn phải hoằng dương Phật Pháp. Các thành viên trong Tăng Đoàn phải đại diện dòng Chánh Pháp thanh tịnh trong thế giới ô trược khổ đau này; chỉ khi đó các Thầy Cô mới có thể đảm đương trách nhiệm như một ngọn đèn soi đường và là con tàu cứu độ. Vì vậy Hoà Thượng Tuyên Hoá xem việc giáo dục tăng chúng là đặc biệt quan trọng. Trẻ em là nền tàng của quốc gia, Sa Di (những người nam và nữ mới tu học) là gốc rễ của Tăng Đoàn. Nếu gốc rễ của một cái cây cứng cáp và khoẻ mạnh, thì cành lá và quả của nó tự nhiên sẽ phát triển sum sê. Chính vì vậy, Hoà Thượng đã cống hiến nỗ lực hết sức mình để giáo dục những sa di trẻ tuổi với mong mỏi rằng họ sẽ trở thành những bậc Pháp Khí trong tương lai.
Nói một cách đơn giản, “Sa Di” là một đứa trẻ trong Tăng Đoàn, và “Sa Môn” (nghĩa là một Tỳ Kheo) là một người đã trưởng thành của Tăng Đoàn. Sa Di là tên tiếng Phạn có nghĩa là “Tức Từ” – nghĩa là diệt trừ mọi tham vọng xấu xa và hành đạo từ bi. Sau khi Sa Di đã thọ cụ túc giới (toàn giới), người đó sẽ được gọi là Sa Môn. Sa Môn mang ý nghĩa là “Cần Tức” – là tình tấn tu hành theo giới, định, huệ và tiêu trừ tham, sân, si. Hoà Thượng muốn những Sa Di trẻ này mau chóng phát triển trí tuệ bậc trượng phu, nuôi dưỡng đức hạnh của bậc trượng phu và thể hiện hành vi của bậc trượng phu.
Với tầm nhìn xa trông rộng, Hoà Thượng đào tạo người mới trẻ dựa trên Ba Đại Tông Chỉ và Sáu Đại Tông Chỉ của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới. Ngài hy vọng rằng các em sẽ phát triển đức tính cao cả, cao quý của một thành viên Tăng Đoàn sở hữu đức tính chính trực, liêm chính trong sạch vững chắc không phan duyên, cầu kợi, cầu duyên, tranh giành, tham lam, mong cầu, ích kỷ, tự lợi và dối trá. Bởi vì những Sa Di này đã rời xa gia đình để xuất gia theo Phật, khoác trên mình Pháp Y của Như Lai, họ cần phải tu học theo những lời giáo huấn của Đại Thừa như là trách nhiệm căn bản, để xây dựng một nền tảng vững chắc và vững vàng trong đường Đạo. Hoà Thượng cũng kèm theo việc huấn kuyện các Sa Di với chương trình phổ thông mà những đứa trẻ cùng tuổi như các em đều được thọ nhận. Hy vọng rằng các Sa Di sẽ trở thành những bậc Pháp Khí trong việc hoằng bá Phật Pháp, hiểu rõ được Pháp thế gian và Pháp xuất thế gian, vẫn vô nhiễm dù đang ở trong thế gian ô trược, hành đại hạnh của Bồ Tát cứu độ thế gian, trở về nguồn, và đắc chánh giác.
“Để có thể vươn lên cao, chúng ta phải bắt đầu từ chỗ thấp. Để đi đến những nơi xa, chúng ta ta phải khời hành từ nơi gần. Thời khoá biểu hằng ngày của Hoà Thượng quy định cho những Sa Di là tụng Kinh, học giới luật, tham thiền, lạy sám hối, thuyết Pháp, học thuộc Kinh, thực hành Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn v.v … từng bước từng bước một, xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc hoằng Pháp năm Tông Phái chính truyền: Thiền Tông,Giáo Tông, Luật Tông, Mật Tông và Tịnh Độ trong tương lai.
Excerpt from an article by Dharma Master Heng Tung,
Vajra Bodhi Sea, February 1995
Kêu Gọi tại UNESCO
Trong chuyến đi Châu Âu năm 1990, Hòa Thượng đã chỉ ra sự phá sản của nền giáo dục hiện đại và những nguy hại ảnh hưởng đến thế hệ ngày nay do nền giáo dục này mang lại. Ngài đã kêu gọi mọi người:
Chúng tôi hy vọng đánh thức mọi người trên thế giới này, và chúng tôi cầu khẩn những người chúng tôi gặp gỡ hãy cải cách hệ thống giáo giục. Bằng cách này chúng ta muốn tránh kéo thế hệ kế tiếp tránh khỏi bờ vực của thảm họa, để cứu thế giới này khỏi sự tận diệt, và bảo vệ nhân loại khỏi tận thế.
Mục đích của tôi muốn nói ra những điều này không phải để làm mọi người hoảng hốt, hay đưa ra những tin giật gân hay đe doạ ai khác . Hãy nhìn những đứa trẻ học sinh của chúng ta. Ngay cả trong khi học trường tiểu học, học sinh đã học sự giết hại, đốt nhà, và cư xử tà loạn. Tôi thử hỏi quý vị, đây là phương pháp giáo dục gì? Đó là một sự cảnh báo nghiêm trọng về những vấn đề đang diễn ra ngay cả với cấp tiểu học. Chúng ta có thể mong đợi loại tương lai nào cho thế giới này ? Chúng ta giống như đang cắt bỏ gốc rễ của những thế hệ mai sau của chúng ta. Một khi những gốc rễ này bị cắt bỏ đi, chúng ta sẽ đương đầu với sự tuyệt chủng của nhân loại và là sự tận diệt của nền văn minh nhân loại. Không cần tới những vụ nổ nguyên tử hay hơi độc để chấm dứt thế giới này. Nền giáo dục của chúng ta cũng đủ nguy hại như thế vì nó dẫn dắt những học sinh này đi vào con đường đen tối xa rời con đường sáng lạng.
Ở trung học, học sinh học dùng ma tuý. Những kẻ dẫn dắt đến ma túy có mặt khắp nơi, làm những chất độc hại này có sằn khắp thế giới và dạy những học sinh vô tội sử dụng chúng. Nếu quý vị suy nghĩ về chuyện này, vấn đề này có tiềm năng gây nguy hiểm cho toàn nhân loại. Đây là một mối đe doạ quốc tế. Tuy nhiên các chính phủ của chúng ta không giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Họ xây dựng hệ thống quốc phòng thủ quốc gia để chống lại sự xâm lược bởi các quốc gia khác, nhưng họ không ai nhận ra rằng giáo dục là hình thức hệu quả và căn bản nhất của nền quốc phòng. Nếu một quốc gia không giáo dục công dân của họ tốt đẹp, thì bất cứ sự phòng thủ quốc gia nào của nước đó cũng đều vô dụng. Quốc gia đó có thể có vũ khí nguyên tử và có kỹ thuật về chiền tranh hoá học, nhưng chẳng có ai biết sử dụng chúng. Do đó dù quốc gia đó có bất kỳ loại vũ khí nào, cũng chỉ là vô dụng
Công dân của mọi quốc gia hãy mau chóng thức tỉnh giấc mộng và không nền chìm đắm trong ngũ dục tiền bạc, sắc đẹp, danh vọng, thức ăn và ngủ nghỉ. Chúng ta sống có ý nghĩa hơn là chỉ có ăn uống, nhậu nhẹt và tận hưởng cái mà được gọi là “sung sướng”. Nếu chúng ta không quan tâm nghiêm túc đến giáo dục, thế giới của chúng ta sẽ rất nguy hiểm.
Ngài cũng đưa ra những giải pháp đơn giản đối với vấn đề toàn cầu này: bát đức của nền văn hoá Trung Hoa – hiếu (hiếu thảo), để (kính trọng anh chị em), trung (trung thành), tín (tín nhiệm), lễ (lễ phép), nghĩa (nghĩa khí), liêm (liêm khiết), sỉ (hổ thẹn).
Quỹ Học Bổng
Trải qua nhiều năm trời, Hoà Thượng Tuyên Hoá đã dành dụm được nhiều tiền từ đóng góp và dùng tiền này để gây quỹ học bổng cho các đệ tử xuật gia và tại giatheo đuổi việc học. Ngài nói rằng,
“Trong những năm này, tôi đã dành dụm toàn bộ tiền đóng góp từ mọi người, và đã để dành được những 250,000 Mỹ Kim. Tôi dự trù dùng tiền này như tiền học bổng cho những người xuất gia và tại gia tiếp tục học tập. Tôi sẵn sàng trao học bổng cho bất cứ ai mà chịu học, dù cho người đó là người xuất gia hay tại gia. Mặc dù số tiền này không nhiều, nó vẫn có thể hỗ trợ nhiều người theo đuổi việc học, và chúng ta sử dụng số tiền này cho việc đó. Do đó bây giờ chúng ta có người xuất gia và người tại gia mà đang học bằng Tiến sĩ, bằng Cử Nhân và bằng Thạc Sĩ. Ví dụ, tất cả quý vị đều không biết rằng Quả Đình (1), Quả Chân và vài cư sĩ đang đeo đuổi việc học nhờ tiền quỹ học bổng này. Tôi cũng sẽ nói với mọi người ngay bây giờ rằng tôi đã rất tiết kiệm với số tiền đóng góp của mọi người. Trải qua ba chục năm qua, tôi đã để dành được số tiền chừng này và bây giờ tôi đang tạo cho một số người cơ hội để học. Đây là cách mà tôi sử dụng số tiền này.”
Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ VPTT:
(1) Quả Đình: Thầy Hằng Triều
(2) Quả Chân: Thầy Hằng Thật
Kính Trọng Cao Niên, Trân Quý Thiếu Nhi
Triết lý của Hoà Thượng Tuyên Hoá trong việc giáo dục dựa trên đạo lý “Chăm sóc người người thân lớn tuổi của người khác như người thân lớn tuổi của mình; nuôi dưỡng con cái của người khác như con cái của mình.” Điều này là do hiếu thảo là nền tảng của con người. Và vì vậy, Ngài Hoà Thượng đã chỉ thị Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới tổ chức lễ Trân Quý Thiếu Nhi vá Quý Kính Cao Niên hằng năm.
Ngài nói:
“Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới sẽ lễ Trân Quý Thiếu Nhi giữa mùa xuân và mùa hè, để mừng những học sinh trong khu vực và dạy chúng về những đạo lý. Giữa mùa thu và đông, chúng ta sẽ tổ chức lễ Quý Kính Cao Niên. Như thế dù những người cao niên không có con cháu sẽ nhận được sự kính trọng từ người trẻ, và trẻ em không cha mẹ cũng sẽ nhận được sự chăm sóc, quan tâm của người lớn. Bằng cách này, tất cả mọi người sẽ tôn trọng và trân quý lẫn nhau. Đây là những việc thông thường của tình cảm con người. Mục tiêu của chúng ta là thay đổi trào lưu bằng việc quan tâm và chăm sóc con người.”
“Không chỉ trong quốc gia này, mà khắp các quốc gia trên thể giới này, chúng ta mong mỏi rằng mọi người sẽ học những phong tục này. Được như vậy thì trong tương lai, những người già sẽ có thể sống những năm cuối đời của họ trong an lạc, những người trong tuổi hoa niên sẽ có thể sử dụng tài năng của họ, và những đứa trẻ sẽ trưởng thành tốt đẹp. Mục tiêu của chúng ta là đạt được sự đại đoàn kết trên thế giới. Do đó mọi người nên cố hết sức mình để phát huy phong tục Trân Quý Thiếu Nhi vá Quý Kính Cao Niên này. Mỗi người làm con phải hết sức tôn trọng cha mẹ của mình. Đừng trở nên ngỗ nghịch khi mà cha mẹ đã nuôi lớn chúng ta, chúng ta ném họ vào sọt rác và lãng quên họ.”
Hệ Thống Giáo Chức Thiện Nguyện
Gần đây, nhằm mục đích cải cách toàn diện việc giáo dục và làm sống lại đức tính thanh liêm đã bị quên lãng, Hòa Thượng Tuyên Hoá đã dốc hết mọi nỗ lực của mình, không quản khó nhọc đảm đương khó khăn trong việc thiết lập hệ thống “giáo chức thiện nguyện” tại những trường học ở chùa Vạn Phật Thánh Thành. Chúng ta biết rằng giáo chức giống những người làm vườn. Chỉ bằng sự chăm sóc tỉ mỉ thì ngôi vườn mới ngập tràn những đóa hoa nở rộ. Chúng ta có thể nói rằng nguyên nhân chính của nền giáo dục ngày nay đang ở bờ vực sụp đổ vì thiếu những thầy cô giáo dạy học vì mục đích giáo dục. Hòa Thượng đã khóc khi thấy gốc rễ của sự suy đồi này. Với tầm nhìn cao xa và sâu rộng của Ngài, việc sử dụng những giáo chức thiện nguyện không những chỉ giải quyết được tình trạng nguy hiểm này, mà còn là sự biểu hiện tấm lòng đại bi của Ngài.
Hệ thống giáo chức thiện nguyện này cũng tạo thành mẫu mực tránh sự suy đồi đạo đức của thầy cô giáo. Vì là giáo chức thiện nguyện nên tự nhiên đưa đến sự cống hiến hoàn toàn. Hòa Thượng đã mô tả lý tưởng này như sau:
Mỗi người giáo chức phải đem bản thân mình làm tấm gương. Người giáo chức phải thành thật và tự trọng, truyền đạt lại trí tuệ và niêm hứng khởi của mình cho thế hệ kế tiếp. Họ không nên tranh đấu để tăng lương hay đình công.
Bằng cách này, họ có thể tận tâm tận lực dạy dỗ. Họ sẽ không chỉ là “giáo chức của sách” mà còn là “giáo chức của mọi người”. Như câu “Đạt đến chỗ không mong cầu, thì phẩm hạnh cao cả” (Đáo vô cầu xứ phẩm tự cao). Chỉ khi các giáo chức không tìm cầu tiền bạc và danh vọng thì mới mới có thể truyền được cho học sinh niềm hứng khởi cao cả và lý tưởng rộng lớn, và như vậy đảm đương công việc khó khăn là chấn chỉnh đời sống của mọi người và phát triển hoà bình lâu dài. Khi đức Khổng Tử du hành giữa các quốc gia phong kiến, Ngài đã dạy dỗ hơn ba ngàn đệ tử, bảy mươi hai người trong số đó là bậc hiền nhân học rộng; đức Khổng Tử đã giúp mọi người và gìn giữ quốc gia. Triết lý dạy cho tất cả mọi người không phân biệt của đức Khổng Tử có thể được xem như là sự biểu lộ chân thật của việc dạy dỗ vì mục đích giáo dục. Triết lý này cũng có thể được xem như tiên phong trong lịch sử về việc dạy học thiện nguyện. Đặc biệt trong thời đại ham muốn vật chất lan tràn này, quyết tâm anh hùng của Hòa Thượng tiếp nối các phương thức thuở xưa và gây hứng khởi cho hậu thế thật sự là “cách duy nhất khi mà không còn cách nào” và là “hy vọng duy nhất khi dường như không còn hy vọng.” Ngài đã làm được điều đó mà tưởng chừng như không thể làm được.
Excerpt from an article by Shi Heng Shi, Jennifer Sun, Yvonne Chen,
p. 86 – 87 “In Memory of the Venerable Master Hsuan Hua, Vol. I”