Khai Thị

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Phạn: वैरोचन, Vairochana, hoặc Maha-Vairochana), Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là "tỏa sáng", là ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu). Ngài là Đức Phật ở trung tâm, một trong những vị Phật của Ngũ Phương (Năm Phương). Màu của thân Ngài là màu trắng. Ngài ngồi chính giữa trên một đài sen do tám con sư tử lớn hợp thành. Ngài có thể diệt trừ si độc của ngũ độc, si độc của chúng sanh và có thể chuyển thức A Đà Na ( thức "duy trì") thành Pháp Giới Thể Tánh Trí...

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na2017-03-10T18:01:50-08:00

Tương Lai của Nhân Loại

Trong thời đại hiện nay, khi kỹ thuật và chủ nghĩa vật chất lan tràn, chúng ta cần xem xét cẩn thận sự suy nghĩ của thời đại và tự hỏi xem đây có phải là thời kỳ tốt đẹp để cho chúng ta sống hay không. Khoa học đã đạt những bước tiến lớn về kỹ thuật và điều này chắc chắn phải được coi là một điều tốt. Nhưng chúng ta cũng cần nên nhận thức đạo lý của câu: "Vật cùng tắc phản," có nghĩa là sự vật phát triển đến cực điểm thì quay ngược lại.

Tương Lai của Nhân Loại2017-03-06T21:37:04-08:00

Lão Tử và Trang Tử

Lý do chương này được gọi “Lão Tử và Trang Tử” vì có liên hệ nhiều đến triết lý của Lão Tử hiện diện trong những khai thị và thực hành của Hòa Thượng. Trong Thủy Kính Hồi Thiên Lục”, Hòa Thượng đề cập về cảnh giới của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp: “Hóa thân thành Lão Tử, rong chơi khắp Trung Hoa; Đón kẻ hữu duyên đăng bỉ ngạn.” Dĩ nhiên Hòa Thượng nhận ra Lão Tử là hóa thân của Tôn Giả Ca Diếp. Mặc dầu Lão Tử chỉ để lại năm ngàn lời, những lời này đã được nhiều thế hệ hành giả và phàm phu trân quý sâu xa và thích thú.

Lão Tử và Trang Tử2017-02-27T16:15:57-08:00

Tam Sinh Thạch

Vào đời Ðường, triều vua Huyền Tông, lúc ấy có loạn An Lộc Sơn hưng binh tác quái phá hoại đông đô là Lạc Dương. Vị thủ tướng của thành là quan lễ bộ thượng thư, tên Lý Ðăng, vì không hàng giặc nên bị giết chết. Các người con của Lý Ðăng đều theo cha nên bị hại cả, chỉ có người con tên Lý Bàng vì nhậm chức ở Hàm Ninh nên không bị nạn. Một người con khác là Lý Nguyên, mới lên tám tuổi, đã tự đào thoát, rồi phiêu bạt, làm tôi tớ cho người, lưu lạc trong nhân gian.

Tam Sinh Thạch2017-02-27T16:20:45-08:00

Kinh Địa Tạng -Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân

Bộ Kinh này lấy gì làm tông chỉ? Tông chỉ của bộ Kinh này gồm có bốn điều và được bao hàm trong tám chữ "Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân." Tám chữ này nói lên điều gì? Ðó là "tinh nghiên hiếu đạo" - đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người nếu biết giữ hiếu đạo thì trời đất sáng ngời rạng rỡ. Ðiều khiến cho trời đất cảm động cũng chính là lòng hiếu thảo, nên nói: ""Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên" (trời đất đều xem trọng đạo hiếu, hiếu là trước nhất).

Kinh Địa Tạng -Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân2017-03-10T18:00:11-08:00

Tướng Trạng Của Tâm

Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng : Tướng trạng này tổng quát thì có tám loại. Tám loại là gì ? là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.

Tướng Trạng Của Tâm2017-02-15T17:31:15-08:00

Về Việc Lợi Dụng Hoàn Cảnh

...Những cay đắng chúng ta nhận chịu là một phần cách sống của chúng ta, chúng ta không muốn ai thương hại cả. Một số cư sĩ thấy chúng ta sống trong thùng nước đá lạnh lẻo này và đã ngỏ ý gắn lò sưởi cho chúng ta, nhưng chúng ta đã từ chối món quà này. Tại sao? Vì càng lạnh chừng nào thì chúng ta càng ít sợ chừng đó. Chúng ta muốn như cây thông vững chãi vẫn luôn xanh tươi ngay cả trong mùa đông...

Về Việc Lợi Dụng Hoàn Cảnh2017-02-08T17:12:03-08:00

Diệu Hạnh Vô Trụ

Ðoạn kinh này gọi là phần "Diệu hạnh vô trụ". Vô trụ nghĩa là không được chấp trước, chẳng chấp trước thì sẽ được giải thoát, giải thoát tức là sẽ được tự do, tự do nghĩa là không có cái gì trói buộc.

Diệu Hạnh Vô Trụ2017-02-07T17:06:11-08:00
Go to Top