Khai Thị

Tam thập tam Thế Tung Nhạc Huệ An Thiền sư

Sư họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Vào đời Tùy, năm Khai Hoàng, ra lệnh tập họp những người dân chưa được quan binh cho phép, tự mình thế phát xuất gia làm tăng, nghe tin này Đại sư trốn vào hang núi. Vào đời Đại Nghiệp, nhà Tùy lại ra lệnh cho những người trai tráng khỏe mạnh tự mình khai mở kênh mương, sông ngòi để cứu giúp cho dân chúng. Lúc bấy giờ, nhiều người đói khát đến chết, họ nằm gối đầu nhau trên đường, Đại sư đi khất thực để cứu sống họ.

Tam thập tam Thế Tung Nhạc Huệ An Thiền sư2016-12-09T05:37:32-08:00

Tam thập tam tổ Huệ Năng Đại sư – Đông độ Lục tổ

Huệ Năng họ Lư, sinh tại Tân Châu, mồ côi cha từ năm lên ba, mẹ ở góa nuôi con. Một hôm đang lúc gánh củi giao cho khách, bổng nghe được tiếng tụng Kinh Kim Cang của người khách, ngài chợt tỉnh ngộ thông hiểu ý kinh. Sau đó với tư cách một cư sĩ đến đảnh lễ tổ Huỳnh Mai, được tổ thu nhận và cho xuống nhà trù giả gạo, làm những công việc cực nhọc trong suốt 8 tháng. Tổ Huỳnh Mai biết đã đến lúc truyền trao y pháp, bèn bảo đồ chúng trình kệ. Huệ Năng trình kệ trong đó có câu: “bồ đề vốn không cây”, Tổ đọc xong im lặng nhận biết Huệ Năng đã ngộ đạo..

Tam thập tam tổ Huệ Năng Đại sư – Đông độ Lục tổ2016-12-02T17:08:34-08:00

Khi Hòa Thượng Quay Trở Lại

Chúng ta đang rất gần tới lễ kỷ niệm ngày Hòa Thượng tới Mỹ. Ngài đến rồi đi, nhưng những Pháp bảo ngài đã trao cho chúng ta thì vẫn còn ở với chúng ta. Một trong những Pháp bảo giá trị nhất là Lục Đại Tông Chỉ - Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối (1). Liệu Hòa Thượng có trở lại không? Tất nhiên là Ngài sẽ trở lại, Ngài đã lập đại nguyện (2) để cứu tất cả chúng ta và công việc của Ngài chưa hoàn thành. Nhưng khi nào Ngài quay trở lại và làm sao chúng ta có thể nhận ra được Ngài đây?

Khi Hòa Thượng Quay Trở Lại2017-03-10T18:00:15-08:00

Không Thể So Sánh Ma Với Phật

Vào thời nhà Minh (Trung Hoa), Đại sư Liên Trì (1535-1615) sau khi xuất gia đã đi khắp nơi để tìm minh sư học đạo. Sau khi vào kinh đô, Ngài đến tham bái hai vị đại lão đạo cao đức trọng trong Thiền Tông là Biến Dung và Tiếu Nham. Sau khi được hai vị lão sư khai pháp chỉ điểm, Đại sư Liên Trì đến Đông Xương và khi nghe tiếng trống thì bỗng nhiên giác ngộ.

Không Thể So Sánh Ma Với Phật2016-11-23T20:55:39-08:00

Về Bản Kinh Không Lời

Trong nháy mắt, hai khoá  niệm Phật  và một  khóa thiền đã trôi qua. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục phần giảng kinh,và trong nháy mắt nữa chúng ta sẽ giảng xong  toàn bộ  Kinh Hoa Nghiêm. Sau khi hoàn tất một loạt bài giảng này, chúng ta sẽ tiếp tục giảng  về "Kinh Không Lời"

Về Bản Kinh Không Lời2016-11-15T21:00:04-08:00

Về Bốc Thăm Tên Trong Phật Giáo Dân Chủ

...Tất cả quý vị hãy nói lên. Mọi người cùng nói. Tôi có thể phân biệt từng người nói gì. "Ra đi! Ra đi! " Quý vị không thể trốn! Nói bất cứ điều gì quý vị có thể nói. Quan điểm của quý vị về tám câu kệ là gì? Đưa ra ý kiến của quý vị. Phần nào chưa được giải đầy đủ thì còn lại cho quý vị để hoàn tất. Nếu tất cả mọi điều đã được giải thích, quý vị có thể giải thích kỹ càng một chút. Đừng nghĩ rằng, chỉ nói một cách thật nhanh...

Về Bốc Thăm Tên Trong Phật Giáo Dân Chủ2016-11-03T18:39:13-07:00

Về Bảy Ngày Tái Tạo Sinh Lực

Tại sao chúng ta niệm Phật trong bảy ngày? Khí huyết trong cơ thể chúng ta đi theo một chu kỳ, hoàn thành trong vòng bảy ngày. Vào ngày đầu tiên, khí huyết của chúng ta bắt đầu quá trình chuyển hóa. Quá trình đó tiếp tục diễn ra trong ngày thứ hai và ngày thứ ba, cho đến ngày thứ bảy. Lúc  này khí huyết của chúng ta hoàn toàn được làm mới, điều đó giúp khai mở đại trí huệ. Làm mới có nghĩa là xua tan bóng tối. Chúng ta không còn vọng tưởng nữa, do đó có thể nhất tâm niệm Phật.

Về Bảy Ngày Tái Tạo Sinh Lực2016-11-03T18:37:41-07:00

Thật Tướng Niệm Phật

Thật tướng niệm Phật tức niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, lúc đó hành giả đi vào tham thiền. Cho nên người hiểu rõ niệm Phật chân chính không phản đối tham thiền; người hiểu rõ tham thiền chân chính cũng chẳng phản đối niệm Phật. Chẳng những không phản đối niệm Phật mà cũng chẳng phản đối Giáo, Luật, Mật, Tịnh nhưng hợp lại thì "nhất tông bất lập," một tông cũng chẳng có, tất cả đều hổ trợ lẫn nhau, tông này cùng tông nọ đều có mối tương quan với nhau.

Thật Tướng Niệm Phật2016-10-28T05:16:36-07:00

Về Bài Học Về Năng Lượng

Hôm nay tôi ghé thăm người đệ tử  đang thực tập nhịn ăn. Ông ta đói đến nỗi phải nằm bò ra. Ông không cử động khi tôi vào, nhưng khi tôi chuẩn bị đi thì ông ta ngoảnh đầu. Tôi hỏi ông ta thế nào rồi, ông ta nói không còn năng lượng nữa. Tôi bảo “Đó là điều tốt nhất đấy. Nếu không còn chút năng lượng nào thì con sẽ không nổi sân nữa. Không có gì tốt hơn việc bỏ đói cơn giận của con. Đây là nơi con phải thực tập nhẫn nại.

Về Bài Học Về Năng Lượng2016-10-24T17:28:30-07:00
Go to Top