Khai Thị

TRÌ CHÚ TRƯỚC TIÊN PHẢI CHÁNH TÂM THÀNH Ý

Học Chú thì trước tiên cần phải chánh tâm, thành ý; tâm không chánh thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học Chú mới có cảm ứng. Chánh tâm cũng chưa đủ, cần phải thành ý. "Thành" tức là lúc nào mình cũng hết sức chuyên chú, chuyên tâm, không xao lãng, không làm những chuyện cẩu thả, tắc trách. Ðược vậy thì mới có cảm ứng.

TRÌ CHÚ TRƯỚC TIÊN PHẢI CHÁNH TÂM THÀNH Ý2016-10-12T16:14:43-07:00

Nhất tâm Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Quán Âm

Chúng ta niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Âm phải nên liên tục không ngừng, như một dòng suối luôn chảy, niệm cho đến khi mọi thứ thành một. Đi, đứng, nằm, ngồi, chúng ta đều niệm danh hiệu Quán Âm. Chúng ta phải chú tâm và chớ quên niệm danh hiệu Ngài trong từng ý nghĩ. Mỗi niệm phải được rõ ràng, dứt khoát; và chúng ta nhất định không được hôn trầm hoặc có vọng tưởng trong khi niệm.  Phải nhất tâm niệm, không  có  nghĩ tưởng gì cả ngoài những từ: “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, không được rời danh hiệu dù chúng ta đang đi, đứng, nằm, ngồi.

Nhất tâm Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Quán Âm2016-10-12T16:14:43-07:00

Chánh Tín, Chánh Nguyện và Chánh Hạnh

Tín, Nguyện, Hạnh là ba thứ tư lương của người tu theo pháp môn Tịnh độ, như người trước khi đi xa cần phải dự bị lộ phí và lương thực. Bạn muốn đi sang thế giới Cực Lạc cũng phải chuẩn bị ba thứ tư lương là Tín, Nguyện, và Hạnh thực hành trì niệm danh hiệu Phật. Trước tiên phải có lòng tin, nếu không thì sẽ không có duyên với Phật A Di Ðà ở thế giới Cực Lạc. Trừ việc tự tin nơi chính mình, cũng phải tin ở người khác, tin nhơn tin quả, tin sự tin lý.

Chánh Tín, Chánh Nguyện và Chánh Hạnh2016-10-12T16:14:43-07:00

Lành thay, lành thay. Tỉnh thức “Ai” ?

Trong tiến trình thiền thiền, hành giả có thể đạt đến cảnh giới sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Trước khi đạt được cảnh giới Sơ Thiền, hành giả đầu tiên sẽ có được một trạng thái nhẹ nhàng và khinh an, là một cảm giác hoàn toàn an lạc và hoan hỷ. Khi hành giả đạt được trạng thái Pháp Hỷ tràn đầy, hành giả có thề hành thiền mà không cần thức ăn không thấy đói, không buồn ngủ và không cảm thấy mệt mỏi, và thậm chí khi không mặc y phục vẫn không cảm thấy lạnh. Đây là một trạng thái thành tựu trong giai đoạn đầu của sự tu tập.Cho dù quý vị đang ngồi hoặc đi, quý vị cảm thấy như là không còn có cái tự ngã. Quý vị không biết cái tôi của quý vị đã đi đâu...

Lành thay, lành thay. Tỉnh thức “Ai” ?2016-10-12T16:14:43-07:00

Giới thiệu – 84.000 Pháp Môn

Chúng ta tu Đạo cần nên tu không dính mắc, cho dù đó là thiện hay ác, đẹp hay xấu, đúng hay sai, quan trọng hay không quan trọng, to lớn hay nhỏ bé  – không nên để cho các điều này dính mắc vào chúng ta. Và chúng ta nên tu hành tất cả 84.000 Pháp môn, vì mỗi Pháp môn đều là tối thắng. Không có chuyện 84.000 Pháp môn thứ yếu, hoặc cho rằng 84.000 Pháp môn thì quan trọng, hay không quan trọng...

Giới thiệu – 84.000 Pháp Môn2016-10-12T16:14:43-07:00

Lá Thư Tịnh Ðộ

Ấn Quang Ðại Sư là một vị Cao Tăng cận đại, là Tổ thứ mười ba của Tịnh Ðộ Tông, và theo lời của Cố Hòa Thượng thượng Tuyên hạ Hóa, Ngài là hóa thân của đức Bồ Tát Ðại Thế Chí. Lá Thư Tịnh Ðộ là thủ bút của Ðại Sư, khai thị hướng dẫn người tu niệm Phật. Nhân dịp vía Ðức Phật A-Di-Ðà , chúng tôi xin trích đăng bài "Thơ Ðáp Cư Sĩ Cao Thiệu Lân"; trong thơ Ðại Sư chỉ dạy phương pháp "Thập Niệm Ký Số" rất thù thắng. Mong rằng bài thơ sẽ đem lại nhiều hữu ích và nguyện rằng mọi người đừng "lãng quên cõi Tịnh chẳng lo về".

Lá Thư Tịnh Ðộ2016-10-03T22:01:47-07:00

Ấn Quang Ðại Sư Pháp Ngữ

Niệm Phật, ăn chay là căn bản để hộ quốc tức tai. Ấn Quang vốn là một ông tăng tầm thường, vô tri, vô thức, chỉ biết đến cơm cháo, chỉ biết niệm Phật dăm câu, tuy sống uổng quang âm hơn bảy mươi năm, nhưng thực chưa hề triệt để nghiên cứu Phật pháp. Pháp hội Hộ Quốc Tức Tai lần này, các vị kèo nài tham gia, chẳng từ khước được. Vả lại, đây là chuyện quan hệ đến phước lợi quốc gia mà cũng là trách nhiệm tôi phải tận lực nên tôi chẳng nề mình giản lậu, đến dự pháp hội này...

Ấn Quang Ðại Sư Pháp Ngữ2016-10-03T21:59:16-07:00

PHẢI LẠY PHẬT TRONG NỘI TÂM

Chúng ta ngày ngày tu Phật, song lại chẳng biết học theo vị Phật chân chánh, mà chỉ vận dụng công phu trên hình tướng bên ngoài, không truy tìm nguồn gốc của Phật trong tự tánh. Tìm nguồn gốc của Phật tức là đoạn sạch hết thảy tư dục (những ham muốn riêng tư) để hiển lộ trí huệ quang minh vốn có. Có tư dục thì không có trí huệ, có trí huệ thì không có tư dục—trí huệ không thể tách rời tư dục, tư dục không thể tách rời trí huệ. ..

PHẢI LẠY PHẬT TRONG NỘI TÂM2016-10-03T21:54:36-07:00

Thức Ăn Cho Tinh Thần

Lý do khiến người ta đọa địa ngục, làm ngạ quỷ, hoặc chuyển thành súc sanh thì không ngoài sự chi phối của Lục Căn. Con người sở dĩ thành A-tu-la, sanh lên cõi trời hay làm người cũng không ngoài tác dụng của sáu căn này. Cho đến con người được thành A-la-hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát hay Phật cũng đều không rời công năng của sáu căn này. Vì sao sáu căn này có sức mạnh lớn lao như vậy? Thậm chí con người dù sanh lên thiên đàng hay đọa xuống địa ngục cũng đều không thể tách rời chúng được? Phải chăng sáu căn này có khả năng chi phối con người trong vấn đề thành Phật hoặc làm quỷ?..

Thức Ăn Cho Tinh Thần2016-10-03T21:50:47-07:00

Về Những Sự Kiện Kỳ Diệu

Không chỉ có Bồ Đề Đạo tràng nơi Đức Phật đã Giác ngộ là không thể nghĩ bàn, mà chính Đạo Tràng này nơi chúng ta đang giảng giải Kinh Hoa Nghiêm đây cũng không thể nghĩ bàn, nơi đây diễn ra đủ loại sự kiện. Nhiều ngày trước, một “người đá”  đã đến đây nghe giảng Kinh. Có thể một ngày nào đó sẽ có “người gỗ” xuất hiện cũng nên. “Người đá” này đã ở đây vài ngày, nhưng không ai nhận ra ông ta. Trước khi ông ta đến, có một con ma tới – một trường hợp không thể nghĩ bàn. Nó không phải là một con ma tốt, mà nó thích ăn mọi thứ, đặc biệt là táo. Đó quả là một điều kỳ diệu. Tôi không đùa đâu. Khi quý vị gặp một ai đó mà không nhận ra, thì ông ta/hoặc cô ta rất có thể là Bồ tát hoặc Chư Phật hoặc A la hán. Hoặc người đó cũng có thể là ma, quỷ hay ác quỷ - điều này cũng không chắc. Nói chung, mọi điều này đều là có thể...

Về Những Sự Kiện Kỳ Diệu2016-10-12T16:14:44-07:00
Go to Top