Khai Thị

TỌA THIỀN KHAI THỊ

Tham thiền là pháp môn ấn tâm vi diệu do đức Thích Ca thân truyền tại đỉnh Linh Sơn. Dạo ấy, đức Phật cầm một cành hoa trong tay và đưa lên, miệng mỉm cười. Không ai trong pháp hội hiểu đặng ý Phật, duy chỉ có ngài Ma Ha Ca-Diếp minh bạch ý chỉ của Phật. Ngài liền mỉm cười. Đây là lần đầu tiên pháp môn “dĩ tâm ấn tâm” được truyền và  từ đó, pháp môn ấy được các vị Tổ truyền thừa cho các thế hệ tiếp nối...

TỌA THIỀN KHAI THỊ2016-06-02T17:05:09-07:00

Điều Thiết Yếu Khi Niệm Phật

Pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ nguyên là việc trọng đại liễu sanh thoát tử nên nói niệm Phật liễu sanh tử. Nay kẻ phát tâm vì muốn liễu sanh tử do đó mà niệm Phật.   Song nếu không biết gốc của sanh tử ở đâu thì tâm niệm hướng vào đâu mà tu? Nếu cái tâm dùng niệm Phật, không thể chặt phăng được gốc rễ sanh tử thì làm sao giải thoát tử sanh? Đâu là gốc sanh tử? ..

Điều Thiết Yếu Khi Niệm Phật2016-06-02T17:04:38-07:00

KHUYẾN PHÁT BỒ ÐỀ TÂM VĂN

Thế nào là tâm Bồ đề ? Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay vềø giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm. Trong chân tâm, không có các tướng ủy khúc quanh co, cũng chẳng có các hành vi bất chánh. Tâm Bồ đề cũng có thể nói rằng là tâm lợi người, tâm tự giác giác tha, tâm tự lợi lợi tha. "Bồ đề" là tiếng Phạn, dịch là "giác đạo". Giác đạo có nghĩa là hiểu rõ đạo, khiến chúng ta hiểu rõ đạo này, hiểu rõ con đường này. Hiểu rõ đạo, mới có thể tu hành ; nếu không hiểu đạo, thì không thể tu hành. Thường hay điên đảo, cho phải là trái, cho trái là phải, trắng đen không rõ, nón giày lẫn lộn, vị trí đảo ngược. Hiểu rõ đạo thì có thể đi trên con đường chân chánh ;

KHUYẾN PHÁT BỒ ÐỀ TÂM VĂN2016-06-02T17:03:09-07:00

Sám Hối Nghiệp Chướng

Hỏi: Nhà Nho nói nhân ( ) và nhà Phật nói từ bi ( ). Các từ ngữ này có quan hệ với nhau ra sao?

Ðáp: Nhân là lòng thương người, thương vật. Từ bi thì rộng nghĩa hơn; có lòng từ mẫn ngay với người không có duyên (affinity) với mình, đó là đại từ; xem mọi người cùng một thể, đó là đại bi.

Cho nên, từ bi bao hàm lòng nhân ở trong đó. Nhân còn gọi là "thiện chủng tử," nghĩa là hạt giống lành không ngừng sanh trưởng trong trời đất. Nhân cũng được gọi là "Phật Giới chủng tử," tức là hạt giống của Giới Luật nhà Phật.

Sám Hối Nghiệp Chướng2016-06-02T16:34:15-07:00

Hư Vân Hòa Thượng-Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm cảm tác

Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy,
Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam.
Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan
Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
Quán Âm Tự, cùng phu nhân lễ bái
Dâng tấc lòng chí thiết trọn niềm tin
Dây nhân duyên se kết mối thâm tình
.....

Hư Vân Hòa Thượng-Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm cảm tác2016-06-05T05:21:56-07:00

Thường Xuyên Niệm Phật, Quốc Thái Dân An

..nói đi nói lại thì chỉ cần thật sự lắng nghe được một câu, rồi chân chánh áp dụng, theo đó mà thực hành, không hề xao lãng, thì sẽ được ích lợi vô cùng. Chúng ta không nên ôm đồm, tham nhiều, “nhiều thì nhai không nhuyễn” được! Người đang tu pháp môn niệm Phật đừng vì nghe người ta trầm trồ Mật Tông hay mà chạy theo Mật Tông; kẻ tu Mật Tông cũng chớ vì nghe khen niệm Phật tốt bèn chạy theo niệm Phật. Đừng chạy khắp nơi như đánh “du kích,” tu tới tu lui suốt cả một đời mà cũng không thành gì cả...

Thường Xuyên Niệm Phật, Quốc Thái Dân An2016-06-02T15:58:46-07:00

Khai Thị Thiền giả Quý chùa Kim Sơn

Sầu bạc đầu khó giải
Đường trần lại mịt mờ
Thân ở tại nhân gian
Tâm hòa với núi ngàn
Ngày ngày chốn trần lao
Sớm sớm bao thương ghét
Chẳng rõ do nhân nào
...

Khai Thị Thiền giả Quý chùa Kim Sơn2016-10-12T16:14:46-07:00

Kệ Khai Thị Niệm Phật

Vì siêu sanh tử niệm Phật danh Trước cần rõ thấu sanh tử tâm Si, Ái: gốc nguồn chuỗi tử sanh, Gốc mà không chặt: khó tự do.

Kệ Khai Thị Niệm Phật2016-06-02T15:44:42-07:00

Khai Thị Của Ðại Sư Hám Sơn

Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch. Ngoài ra, nhiều người do tin tưởng thuyết 'An Mạng (an phận thủ thường)' của Khổng Tử nên thường đổ trút cho vận mạng, và chỉ cầu phước báo, cùng thích nghe những điều tốt lành mà bỏ ngoài tai những việc xấu xa tai họa. Ðây là những kẻ hàm hồ ngu muội. Thật ra, cuộc đời sanh tử chỉ như một ngày đêm. Khái niệm luân hồi trong ba thời (quá khứ hiện tại vị lai) giống như hôm nay và ngày trước...

Khai Thị Của Ðại Sư Hám Sơn2016-06-02T15:40:13-07:00

Về Một Bậc Vĩ Nhân Từ Thế Giới Ô Trược Mà Không Nhiễm Trược

Một nhóm phật tử gồm người Trung Hoa, Mỹ, Việt Nam và Canada đã tụ tập lại dưới sự lãnh đạo hiền đức của Hòa Thượng Tuyên Hóa, lúc đó đã hơn 72 tuổi. Họ cùng nhau tu tập lối sống khổ hạnh tại Chùa Vạn Phật Thánh Thành, nằm về phía bắc của San Francisco. Họ ăn ngày một bữa và mặc áo quần cũ. Họ chưa hề chấp thuận phỏng vấn hay cho chụp hình từ các giới truyền thông báo chí. Lần đầu tiên khi tôi xin phép phỏng vấn Hòa Thượng, Ngài đã từ chối. Lần thứ nhì, sau khi nói rõ về mục đích của nguyệt san Lão Thiên, Hòa Thượng đáp: "Vì báo Lãng Thiên đã gởi ông đến đây, chúng ta hãy nói chuyện với nhau một chút". Nhưng Ngài có một điều kiện là không được chụp hình...

Về Một Bậc Vĩ Nhân Từ Thế Giới Ô Trược Mà Không Nhiễm Trược2016-06-02T15:31:15-07:00
Go to Top