Khai Thị

Hướng Dẫn Thiền Tập

Tiếng Hán, ngồi thiền là “đả tọa”. Tọa là ngồi, còn đả nghĩa là đánh. Ngồi chịu đòn, chịu đánh. Song ai đánh ai đây? Bạn tự đánh bạn đấy! Thế nghĩa là lý gì? Đa số người khi bắt đầu tập ngồi, họ không thực hành một cách thành thật, hễ ngồi vào thì thân nghiêng qua vẹo lại, đầu chúi tới gật lui, loay hoay nhúc nhích hoài mà không an định được. Tóm lại, họ ngồi không yên định được. Tuy vậy, chính cái chỗ, chính cái lúc không an định này mình phải làm chủ: đó gọi là định. Thân không muốn định, mình phải quản thúc, kiềm chế nó, cũng giống như “đập” nó vậy. Do đó gọi là "đả tọa”. Bạn cũng không để tâm ngó ra ngoài. Mỗi khi ý niệm chạy rong bạn phải lập tức kéo nó về lại, khiến cho tâm mình không chạy ra ngoài. Bạn sẽ cảm giác cái việc “kéo lại” này đau khổ thật chẳng khác gì sự khổ sở của kẻ bị đánh vậy. Do đó gọi là "đả tọa”.

Hướng Dẫn Thiền Tập2016-10-12T16:15:12-07:00

Gậy Kim Cang Hét – Quyển 1

...Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp. Chúng ta sẽ tìm thấy các câu trả lời tuy đơn giản thẳng thắn, không khách sáo nhưng rất vi diệu, và không vì thế mà thiếu sự vui nhộn pha chút khôi hài chứa đầy hương vị Phật pháp...

Gậy Kim Cang Hét – Quyển 12016-10-12T16:15:13-07:00

Giới Thiệu: Con Đường Khó Khăn

Với việc thành lập Tăng Đoàn Hoa Kỳ mới, Hòa Thượng lúc đó đã sẵn sàng khởi sự một chương trình vĩ đại cho Phật giáo Hoa Kỳ. Hòa Thượng giải thích rằng công việc trong cuộc đời của ngài nằm trong ba lãnh vực chính

Giới Thiệu: Con Đường Khó Khăn2016-04-28T23:08:56-07:00

Giới Thiệu: Giáo dục là nguyện vọng suốt cuộc đời tôi

Để tôi kể cho quý vị nghe, mặc dù tôi là người xuất gia, giáo dục luôn là nguyện vọng suốt cuộc đời tôi. Nếu có người nào trong quý vị tin tưởng tôi, xin hãy cống hiến bản thân mình cho giáo dục. Chúng tôi muốn cải cách trường học, nhưng không phải một cách mù quáng. Tôi đã từng lập một trường tình nguyện khi tôi chỉ mới mười tám tuổi, và một mình tôi đã dạy hơn ba mươi người. Giáo dục là nền tảng để làm người. Nó là nền tảng cho cả thế giới;

Giới Thiệu: Giáo dục là nguyện vọng suốt cuộc đời tôi2016-04-28T23:07:03-07:00

Giới Thiệu: Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo

Khi tôi xuất gia, tôi muốn tìm ra lý do tại sao nghĩa lý vi diệu của Phật gíao chỉ được một số ít người trên thế gian tu học, còn giáo lý của đạo Tin Lành cùng Thiên Chúa lại được phổ cập toàn cầu. Nghiền ngẫm nghiên cứu mãi, tôi phát giác ra rằng vì các đệ tử của Phật chưa phiên dịch kinh điển Phật gíao ra ngôn ngữ văn tự của các nước trên thế giới. Ngược lại, đạo Thiên Chúa và Tin Lành đã phiên dịch 'Thánh Kinh' của họ ra ngôn ngữ của mọi quốc gia, khiến ai ai đọc qua liền hiểu ngay.

Giới Thiệu: Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo2016-04-28T23:01:20-07:00

Giới Thiệu: Xây Dựng NềnTảng Phật Giáo Tại Hoa Kỳ

Tôi biết tôi chỉ là một người tầm thường, lời nói của tôi không có giá trị gì ở Trung Hoa cả. Tôi không có bất kỳ địa vị nào, và vì vậy dầu tôi có la đến đau rát cổ họng cũng chẳng có ai muốn tin tôi. Vì vậy mà tôi phát nguyện sẽ làm một sự khởi đầu mới tại phương Tây bằng cách chấn chỉnh lại Phật giáo, khiến cho Phật giáo nơi này được hưng thịnh, để mọi người biết rõ Phật giáo thật sự là gì.

Giới Thiệu: Xây Dựng NềnTảng Phật Giáo Tại Hoa Kỳ2016-04-28T22:56:57-07:00

Hòa Thượng Hải Đăng

Thầy Hằng Thật vẫn còn nhớ rõ ngày đầu tiên Hòa thượng Hải Đăng đến phi trường San Francisco.  “Thầy Hải Đăng ra khỏi máy bay và mặc một chiếc áo lạnh cũ có mũ trùm, không phải là loại áo tốt mà là một loại áo lạnh thường thấy ở Costco hoặc Walmart.  Thầy còn mang một chiếc túi xách lỗi thời được làm bằng ny lông mà hãng hàng không thường phát cho bạn để đựng giày hoặc những vật dụng khác của bạn mỗi khi đi máy bay...

Hòa Thượng Hải Đăng2016-10-12T16:15:13-07:00

Biết Cách Ăn Cơm

Tại Chùa Kim Phật, lúc chúng ta dùng cơm, không có ai nói chuyện, như thế là để làm gì? Chính là để chuyên chú nhứt tâm của mình vào bữa ăn, không cho vọng tưởng điên đảo, chỉ chú tâm ăn cơm. Quý vị phải biết, con người chúng ta không biết cách ăn cơm, sẽ sanh ra bịnh; nếu như các vị biết phải ăn cơm thế nào, sẽ không bị bịnh. Quý vị biết ăn, tức có thể tiêu tai sống thọ, tăng trưởng phước huệ; quý vị không biết cách ăn, sẽ dễ sanh bịnh, chuốc phải một thứ bệnh khó chữa trị.

Biết Cách Ăn Cơm2016-04-27T22:16:28-07:00

Đừng Nuôi Dưỡng Lòng Tham Trong Việc Thắp Hương và Lễ Phật

Thắp hương như là một biểu hiện về lòng kính trọng của chúng ta. Nếu như đã có một vài cây hương trong lư hương rồi thì chúng ta không cần phải thắp thêm hương nữa. Hương đốt ngày nay lại rất tốn kém, vậy thì tại sao chúng ta lại lãng phí như vậy. Quý vị nên quan tâm về vấn đề này. Bất kỳ việc gì, chúng ta đều muốn hiểu những đạo lý đằng sau việc đó, đừng nên mù quáng làm theo người khác, nghĩ rằng “Mọi người đang  đổ xô đi thắp nhang, như vậy việc đó hẳn là một điều tốt”. Thật ra, những người đó đang gây tạo nghiệp trong Phật giáo.

Đừng Nuôi Dưỡng Lòng Tham Trong Việc Thắp Hương và Lễ Phật2016-04-27T22:13:23-07:00
Go to Top