Kinh Điển

Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp – Ba Anh Em Ca Diếp

Ưu Lâu Tần Loa là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “mộc qua lâm” (rừng đu đủ), ý nói là Tôn giả thích ở trong rừng đu đủ tu đạo. Già Da dịch là “thành” (thành thị). Na Đề dịch là “hà” hoặc “giang,” và có nghĩa là sông. Ba anh em này trước kia là ngoại đạo thờ lửa; họ cho rằng lửa là linh thiêng nhất, là mẹ của vạn vật, cho nên nhất mực cung kính, khấu đầu đảnh lễ lửa. Qúy vị nói xem như thế có ngu si hay không? Quý vị lạy lửa có lợi ích gì? Chẳng có lợi ích gì cả, nhưng họ vẫn lạy lửa.

Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp – Ba Anh Em Ca Diếp2016-10-12T16:15:24-07:00

A La Hán – Các Lậu Đã Dứt, Không Còn Phiền Não

La hán có bốn bực: sơ quả A la hán, nhị quả A la hán, tam quả A la hán và tứ quả A la hán. Sơ quả A la hán còn có tên gọi là “quả Tu đà hoàn”; quả Tu đà hoàn nầy là quả đầu tiên của A la hán. Chứng được sơ quả La hán, sanh tử không còn, gọi là “quả vị kiến đạo” (ở vào trình độ thấy được đạo), đây là quả vị thứ nhất. “Tu đà hoàn” là tiếng Phạn, dịch “nhập lưu”, tức là nhập vào dòng chảy pháp tánh của bậc Thánh, đi ngược lại dòng chảy sáu trần của phàm phu”.

A La Hán – Các Lậu Đã Dứt, Không Còn Phiền Não2016-04-13T22:06:16-07:00

“Tâm Pháp Diệu”  

Tâm pháp diệu! Tại sao mà diệu? Toàn thể sơn hà đại địa, sum la vạn tượng, cho đến nhà cửa phòng ốc, hết thảy những thứ đó từ đâu mà có? Đều do từ một niệm hiện tiền trong tâm của mỗi người sanh ra. Mọi thứ nẩy ra từ tâm chúng sanh, quý vị nói xem, vậy chẳng phải là diệu sao? Thế nào từ trong tâm mà có thể sanh ra tất cả?

“Tâm Pháp Diệu”  2016-04-13T22:03:56-07:00

Giải Thích Sơ Lược Về Bài Tựa Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Bộ Kinh Hoa Nghiêm này chính là kinh của Pháp Giới, cũng chính là kinh của Hư Không. Tận cõi hư không cùng khắp Pháp Giới, không một nơi nào chẳng phải là trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm. Mà trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm chính là trú xứ của Phật cũng chính là trú xứ của Pháp, cũng chính là trú xứ của Hiền Thánh Tăng, cho nên khi Phật mới thành Chánh Giác, liền nói bộ Kinh Hoa Nghiêm này giáo hóa tất cả Pháp thân Bồ Tát. Bộ Kinh Hoa Nghiêm này vì nó là bộ kinh mầu nhiệm không thể nghĩ bàn, thế nên đem cất giữ nó trong cung rồng để Long Vương giữ gìn. Sau này do Bồ Tát Long Thọ đến long cung và trở về chép lại theo sự ghi nhớ của mình.

Giải Thích Sơ Lược Về Bài Tựa Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm2016-10-12T16:15:24-07:00

Chúng ta vì sao chưa thành Phật? Bởi vì chúng ta vẫn còn “lậu hoặc”!

“Thần Thông”. Thế nào gọi là “thần”? Thế nào gọi là “thông”? “Thần” là “thiên tâm”, là tâm của trời; “thông” là “huệ tánh”, tức là có trí huệ. “Thông” còn là “thông đạt vô ngại” – chẳng có gì không thông suốt; và “thần” cũng hàm ý thần kỳ bí ẩn.

Chúng ta vì sao chưa thành Phật? Bởi vì chúng ta vẫn còn “lậu hoặc”!2016-04-08T21:52:39-07:00

Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích

“Nhị Phật diễn hóa tại Ta-bà, Đông A-súc, Tây Di-đà”.
Hai câu này nghĩa là Phật A-súc, tức Phật Dược Sư, và Phật Di-đà đều giáo hóa chúng sanh tại thế giới Ta-bà. Hai vị Phật, một vị ở phương Đông, một vị ở phương Tây, nhưng cả hai đều có nhân duyên rất sâu đậm với chúng ta nơi cõi Ta-bà, do đó Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật chính là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, còn Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật chính là A-di-đà Như Lai...
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích2016-10-12T16:15:26-07:00

ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN

  Kệ khai kinh:                               Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,                               Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu.                               Con [...]

ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN2016-10-12T16:15:30-07:00
Go to Top