Kinh Điển

Kinh Địa Tạng -Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân

Bộ Kinh này lấy gì làm tông chỉ? Tông chỉ của bộ Kinh này gồm có bốn điều và được bao hàm trong tám chữ "Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân." Tám chữ này nói lên điều gì? Ðó là "tinh nghiên hiếu đạo" - đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người nếu biết giữ hiếu đạo thì trời đất sáng ngời rạng rỡ. Ðiều khiến cho trời đất cảm động cũng chính là lòng hiếu thảo, nên nói: ""Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên" (trời đất đều xem trọng đạo hiếu, hiếu là trước nhất).

Kinh Địa Tạng -Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân2017-03-10T18:00:11-08:00

Tam thập tam Thế Tung Nhạc Huệ An Thiền sư

Sư họ Vệ, người Chi Giang, Kinh Châu. Vào đời Tùy, năm Khai Hoàng, ra lệnh tập họp những người dân chưa được quan binh cho phép, tự mình thế phát xuất gia làm tăng, nghe tin này Đại sư trốn vào hang núi. Vào đời Đại Nghiệp, nhà Tùy lại ra lệnh cho những người trai tráng khỏe mạnh tự mình khai mở kênh mương, sông ngòi để cứu giúp cho dân chúng. Lúc bấy giờ, nhiều người đói khát đến chết, họ nằm gối đầu nhau trên đường, Đại sư đi khất thực để cứu sống họ.

Tam thập tam Thế Tung Nhạc Huệ An Thiền sư2016-12-09T05:37:32-08:00

Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Ly Thế Gian

Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Ly Thế Gian, Thứ ba mươi tám Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà. Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh

Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Ly Thế Gian2016-06-02T17:04:13-07:00

KHUYẾN PHÁT BỒ ÐỀ TÂM VĂN

Thế nào là tâm Bồ đề ? Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay vềø giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm. Trong chân tâm, không có các tướng ủy khúc quanh co, cũng chẳng có các hành vi bất chánh. Tâm Bồ đề cũng có thể nói rằng là tâm lợi người, tâm tự giác giác tha, tâm tự lợi lợi tha. "Bồ đề" là tiếng Phạn, dịch là "giác đạo". Giác đạo có nghĩa là hiểu rõ đạo, khiến chúng ta hiểu rõ đạo này, hiểu rõ con đường này. Hiểu rõ đạo, mới có thể tu hành ; nếu không hiểu đạo, thì không thể tu hành. Thường hay điên đảo, cho phải là trái, cho trái là phải, trắng đen không rõ, nón giày lẫn lộn, vị trí đảo ngược. Hiểu rõ đạo thì có thể đi trên con đường chân chánh ;

KHUYẾN PHÁT BỒ ÐỀ TÂM VĂN2016-06-02T17:03:09-07:00

Đại Bi Chú Cú Giải

Chú Ðại Bi bao gồm 84 câu và đã được Lão Hòa Thượng lược giải; chúng tôi sẽ lần lượt đăng lên báo với ước nguyện rằng nhiều người sẽ nhận chân Chú Ðại Bi. Hiện tại là thời kỳ "đấu tranh kiên cố", thế giới không an lành, đầy hiểm họa chiến tranh & tai ách, ngưỡng mong nhiều người hơn, nhất là những người con Phật, phát tâm trì tụng Chú Ðại Bi cầu nguyện cho thế giới được an lành, cho người người được an lạc. Ngưỡng nguyện chú lực sẽ vãn hồi kiếp vận và khai phát lòng từ bi sẳn có của mỗi chúng ta...

Đại Bi Chú Cú Giải2016-06-02T16:23:13-07:00

Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch Về Tánh Thanh Tịnh

Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh (Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối) trong Kinh Lăng Nghiêm là: "Ðoạn dâm, Ðoạn sát, Ðoạn thâu, Ðoạn vọng" (dứt dâm dục, dứt giết chóc, dứt trộm cắp, dứt nói dối). Bốn điều đó tương quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu phạm giới dâm thì dễ dàng phạm giới sát và cũng dễ dàng phạm giới thâu, tức là ăn cắp, và giới vọng ngữ tức là nói láo. Bởi vì phạm giới dâm thì sát, đạo, vọng, đều đã bao gồm trong đó rồi, cho nên tuy chia làm bốn, nhưng hợp lại mà nói thì là nhất thể! Phật thật là vô cùng từ bi, hết lòng hết dạ dạy bảo chúng ta hết sức rõ ràng Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh.

Bốn Điều Răn Dạy Minh Bạch Về Tánh Thanh Tịnh2016-06-02T16:21:23-07:00

Kinh Phật Thuyết A Di Ðà

...

Kinh này là từ kim khẩu của Phật giảng nói lý vi diệu, không cần phải thưa thỉnh. Các kinh điển khác thì phải có người thưa hỏi Phật mới nói ra. Chỉ riêng kinh A Di Ðà này là không có ai thưa hỏi, Phật tự nói ra. Tại sao thế? Vì nghĩa lý kinh này rất huyền diệu, trí huệ của hàng Thanh văn không thể đạt đến được, tất cả hàng Bồ tát cũng không thể hiểu rõ, cho nên không có nhân duyên người thưa hỏi về pháp môn Tịnh độ. Chỉ vì pháp môn này đáng được nói ra, cho nên Ðức Phật xem thấy căn cơ thành thục bèn tự nói kinh này. Kinh này vì thế rất trọng yếu trong Phật giáo.

Tại sao kinh này lại rất trọng yếu? Khi Phật Pháp sắp diệt, diệt trước nhất là Kinh Lăng Nghiêm, vì tất cả Ma vương đều rất sợ chú Lăng Nghiêm. Sau khi Kinh Lăng Nghiêm diệt, các kinh khác lần lượt diệt theo. Lúc bấy giờ dù có giấy đi nữa, nhưng trên giấy không có chữ. Sau cùng chỉ còn Kinh A Di Ðà lưu lại thế gian một trăm năm để hóa độ vô lượng vô biên chúng sanh mà thôi...

Kinh Phật Thuyết A Di Ðà2016-06-01T23:00:34-07:00

Dược Sư Sám Pháp

Giọt nước cành dương, rưới khắp ba ngàn thế giới,

Tánh không tám đức lợi nhân thiên,

Phước huệ lại càng thêm,

Núi lửa hóa hồng liên.

Nam Mô Thanh Lương Ðịa Bồ Tát (3 lần)

Dược Sư Sám Pháp2016-06-01T21:01:00-07:00

ÐẠI THỪA CHÁNH TÔNG

Mấy chữ "Các vị Bồ-tát" là nói nhiều Bồ-tát, cũng có thể chỉ tất cả các vị Bồ-tát, mà cũng có thể chỉ một vị Bồ-tát. Ðó là vị Bồ-tát nào? Chính là vị nào muốn hàng phục tâm. Tại làm sao giảng chữ "các" (chư) lại có thể giảng là tất cả, có thể giảng là nhiều, mà cũng có thể giảng là một vị vậy? Chúng ta nên hiểu rằng, nhiều chính là một, một chính là nhiều. Nhiều là do hợp lại từng vị một mà thành, nên một tức nhiều, nhiều tức một. Nhìn qua thì tựa như có hai, chẳng đồng một thứ, kỳ thật chẳng phải là hai thứ khác nhau...

ÐẠI THỪA CHÁNH TÔNG2016-06-01T20:35:09-07:00
Go to Top