Kinh Điển

Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược Giảng

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA gồm có bảy quyển, chia thành hai mươi tám phẩm. Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ hai mươi lăm, nhưng trong bản kinh văn xưa thì là thứ hai mươi bốn, vì trong đó thiếu một phẩm Ðề-Bà-Ðạt-Ða (phẩm thứ mười hai). Phẩm Phổ Môn diễn bày công đức thần thông diệu dụng và cảnh giới không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Có mười nhân duyên nói phẩm Phổ Môn này; đó là 1) Nhân Pháp, 2) Từ Bi, 3) Phước Huệ, 4) Chơn Ứng, 5) Dược Châu, 6) Hiển Mật, 7) Quyền Thật, 8) Bản Tích, 9) Duyên Liễu, và 10) Trí Ðoạn.

Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược Giảng2016-05-11T18:04:37-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

...Ðức Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi: "Ví dụ trong cõi Tam Thiên Ðại Thiên thế giới có bao nhiêu cỏ, cây, lùm, rừng, lúa, đay, tre, lau, núi, đá, bụi bặm, cứ mỗi vật một số, mỗi số là một sông Hằng; rồi cứ số cát trong mỗi sông Hằng, mỗi hạt cát làm một cõi giới; rồi trong mỗi cõi giới, cứ mỗi hạt bụi làm một kiếp; rồi bao nhiêu số bụi chứa trong mỗi kiếp đều đem làm kiếp cả; thì từ lúc Ðịa Tạng Bồ Tát chứng quả vị Thập Ðịa đến nay, ngàn lần lâu hơn số kiếp tỷ dụ ở trên, huống là từ những thuở Ðịa Tạng Bồ Tát còn ở bậc Thanh Văn và Bích Chi Phật!"...

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện2016-10-12T16:15:01-07:00

Kính Chiếu Yêu

Chân lý chính là vàng thật (chân kim), mà kinh Lăng Nghiêm chính là một bộ kinh được ví như tấm kính chiếu yêu trong Phật giáo. Tại sao tôi nói “Kinh Lăng Nghiêm” là chân thật? Là vì nghĩa lý trong kinh được Phật giảng giải rất rõ ràng, rất chính xác, cho nên dù thiên ma hay ngoại đạo cũng đều phải hiện nguyên hình, cho đến những kẻ giả mạo thiện tri thức cũng bị lộ sạch bản chất khi kính này soi tới. Vì vậy “Kinh Lăng Nghiêm” chính là một bộ kinh được ví như tấm kính chiếu yêu trong Phật giáo.

Kính Chiếu Yêu2016-10-12T16:15:04-07:00

Ý nghĩa Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Phật thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy ngài Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con phải thường nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứ mà cử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đức mà cha mẹ đã nuôi dưỡng mình." Ngài Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.

Ý nghĩa Lễ Vu Lan2016-10-12T16:15:04-07:00

Tôn Giả Mục Kiền Liên – Thần Thông Đệ Nhất

Mục Kiền Liên là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “phục lai căn,” còn dịch là “thái thúc thị”. Tên của Tôn giả là “Câu Luật Đà”, vốn là tên của một loại cây. Sự chào đời của Tôn giả cũng có một nhân duyên như Tôn giả Đại Ca Diếp vậy--Tôn giả Đại Ca Diếp là do cha mẹ cầu khẩn dưới cây mà sinh ra; thì Tôn giả Mục Kiền Liên cũng vậy, cũng do cha mẹ cầu tự dưới cây Câu Luật Đà mà sinh ra, cho nên lấy tên của cây nầy đặt tên cho con.

Tôn Giả Mục Kiền Liên – Thần Thông Đệ Nhất2016-10-12T16:15:04-07:00

Kinh Vu Lan Bồn

Ta từng nghe lời tạc như vầy:

Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ
Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung,
Mục-liên mới đặng lục-thông,
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
...

Kinh Vu Lan Bồn2016-05-05T22:01:29-07:00

Kinh Ðại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân

Tôi nghe thế nầy : một khi Phật ở, trong một Tinh Xá, vườn Cấp-cô- độc, cây của Kỳ-Ðà, cùng các Tăng-già, có trên hai vạn, thêm tám nghìn người , cùng chư Bồ-Tát. Bấy giờ Thế-Tôn, cùng với Ðại chúng, nhân buổi nhàn du đi về phía nam, thấy đống xương khô chất cao như núi Ðức Phật Thế Tôn liền sụp lạy ngay đống xương ấy. Tôi bạch Phật rằng : Lạy Ðức Thế Tôn, Ngài ở trên ngôi chí Tôn, chí Qúy, Thầy cả ba cõi Cha lành bốn loài thiên thựơng nhân gian thảy đều tôn kính, sao Ngài lại lễ đống xương kia.

Kinh Ðại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân2016-05-05T21:28:29-07:00

Noi Gương Ðịa Tạng Vương Bồ Tát

Thế nào gọi là Bồ Tát Ðịa Tạng? Vị Bồ-tát này cũng như đại địa, chứa hết vạn vật. Hết thảy vạn vật do đất mà sanh ra, nương đất mà lớn lên. Bất kể chúng sanh hữu tình hay vô tình, không thể rời khỏi đại địa mà tồn tại được, từ đó mà suy ra con người chúng ta mỗi một lần thở ra, thở vào, một cử một động, một lời nói một hành động, từng giờ từng khắc, đều sinh hoạt ở trên pháp thân của Bồ Tát Ðịa Tạng, chẳng qua chính chúng ta không hay biết đó mà thôi.

Noi Gương Ðịa Tạng Vương Bồ Tát2016-05-05T21:19:18-07:00

Tông chỉ Kinh Ðịa Tạng

Bộ Kinh này lấy gì làm tông chỉ? Tông chỉ của bộ Kinh này gồm có bốn điều và được bao hàm trong tám chữ "Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân." Tám chữ này nói lên điều gì? Ðó là "tinh nghiên hiếu đạo" - đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người nếu biết giữ hiếu đạo thì trời đất sáng ngời rạng rỡ. Ðiều khiến cho trời đất cảm động cũng chính là lòng hiếu thảo, nên nói: ""Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên" (trời đất đều xem trọng đạo hiếu, hiếu là trước nhất).

Tông chỉ Kinh Ðịa Tạng2016-05-05T21:14:10-07:00

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phần Duyên Khởi

Tất cả mọi nơi đều là đạo tràng, Pháp Hội, cho nên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chúng ta cũng đều có thể giảng Kinh thuyết Pháp, tu tập, hành trì được cả. Mọi lúc đều có thể tu hành, mọi chốn đều là nơi để dụng công. Tu hành thì không nên phân biệt nơi chốn, chẳng nên phân biệt xa gần; đến nơi nào cũng thấy như nhaụ Ngoài ra, cũng không nên phân biệt về sự tốt xấu của Pháp Hộị Nếu ở bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể giảng Kinh thuyết Pháp, nghiên cứu giáo lý Phật Ðà, thì chúng ta sẽ có thể "kết thành một đoàn, luyện thành một khối." Cho nên, tập được thói quen đến đâu cũng nghiên cứu Phật Pháp là điều quan trọng nhất vậy.

Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích-Phần Duyên Khởi2016-10-12T16:15:04-07:00
Go to Top