Phật Pháp

Đạo Tràng Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm Hải Hội

Hôm nay sau buổi giảng kinh sẽ có một lớp học tiếng Hoa về bài luận văn do tôi viết, tựa là “Diễn Giải Tổng Quát Về Phái Mật Tông”. Phần lớn người ta ai cũng đều xem phái Mật Tông rất tuyệt. Thật tuyệt vời vì đó là một pháp môn bí mật! Hầu như những ai tu theo pháp môn Mật Tông đều ích kỷ bởi thái độ muốn giấu pháp, không cho người khác biết. Quý vị nên biết nguyên tắc này – rằng đa số những kẻ theo Mật Tông đều ích kỷ và chỉ có một số ít là có tinh thần vị tha. Trước hết, đa số những kẻ theo phái Mật Tông đều ăn thịt và uống rượu. Họ nghĩ, “Thế này không tệ, mình có thể lấy vợ và cũng có thể thành Phật” – coi như là vừa có bánh và cũng vừa ăn nó luôn, nói nôm na là như thế.

Đạo Tràng Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm Hải Hội2017-06-22T15:59:08-07:00

Về bài Kệ Tiếng Chuông (Chung Thanh Kệ)

Chúng ta luôn tụng bài Kệ Tiếng Chuông (1) trước buổi giảng kinh. Khi quý vị tụng, các nốt nhạc nên được ngân nga càng dài càng tốt, và hay nhất là tụng với âm vang tròn đầy rõ ràng. Và cũng không tụng kệ Thỉnh Pháp quá nhanh. Thực ra quý vị nên tụng chậm rãi thay vì chỉ đọc, không giống như tiếng súng đại liên nổ như thể quý vị muốn đọc cho xong sớm.

Về bài Kệ Tiếng Chuông (Chung Thanh Kệ)2017-06-22T15:48:57-07:00

Về việc thỉnh Pháp

Từ nay trở đi, mỗi lần một người có thể thỉnh Pháp. Quý vị có thể thay phiên nhau. Vì hiện nay chúng ta không có nhiều người nên chỉ cần một người là đủ. Khi có nhiều người hơn thì hai người có thể thỉnh pháp.  Không có điều gì là chắc chắn - đơn giản là theo con đường Trung Đạo.

Về việc thỉnh Pháp2017-06-22T15:45:17-07:00

Tam thập tam thế Ngưu Đầu Trí Nham Thiền Sư

Thiền sư Trí Nham họ Hoa, người Khúc Dương. Năm 20 tuổi trí tuệ và lòng dũng khí của ngài đã vượt bội mọi người. Ngài thân cao 7 thước 6. Vào đời nhà Tùy năm Đại Nghiệp, ngài vốn là một lang tướng, đã lập được nhiều chiến công. Đến đời nhà Đường năm Vũ Đức, ngài được 40 tuổi, bèn đi đến núi Hoãn Công thuộc huyện Thư Châu xin theo Thiền sư Bảo Nguyệt xuất gia tu học. Một hôm đang lúc ngồi tĩnh tọa, bỗng ngài trông thấy một vị Hòa thượng rất kỳ lạ, thân cao hơn một trượng, đến nói với ngài rằng: “ông đã xuất gia trong suốt 80 kiếp rồi, nay phải nên tinh tấn”. Nói xong Hòa thượng liền biến mất. Thiền sư Trí Nham ngồi nhập định trong động, nước trong núi bỗng dâng cao. Sau đó, ngài lại tìm đến tham bái Thiền sư Pháp Dung và đã phát minh được việc lớn.

Tam thập tam thế Ngưu Đầu Trí Nham Thiền Sư2017-05-23T22:36:58-07:00

Tam thập nhị thế Ngưu Đầu sơn Pháp Dung Thiền Sư

Thiền sư họ Vi, người Nhuận Châu. Năm 19 tuổi, ngài đến núi Mao cạo tóc xuất gia. Sau ngài dựng Thạch Thất ở phía Bắc của núi Ngưu Đầu, ngụ tại đó tĩnh tọa tu tập pháp quán tâm. Ngay lúc đó Tứ tổ Đạo Tín đi đến và hỏi: “người quán đó là ai? Tâm là vật gì?” Thiền sư không đáp, bèn mời Tổ vào trong am. Tổ nhìn thấy lang hổ vây quanh nên tỏ vẻ như hoảng sợ. Thiền sư hỏi: “Ngài cũng còn cái đó ư?” Tổ bước đến viết chữ Phật ngay trên tòa ngồi của Thiền sư, Thiền sư nhìn thấy sợ hãi không dám ngồi xuống. Tổ nói: “ông cũng còn cái đó ư?”

Tam thập nhị thế Ngưu Đầu sơn Pháp Dung Thiền Sư2017-05-23T22:37:57-07:00

Tầm Quan Trọng Của Các Khóa Lễ Sám Hối Trong Việc Tu Hành Đạo Phật

Một trong những điều đầu tiên tôi luôn luôn nói với học trò của mình ở trường Trung học, lớp cao cấp về Phật Giáo rằng những lời dạy của Đức Phật rất đặc biệt và độc nhất vô nhị. Không giống như bất kỳ tôn giáo hay triết học nào khác, Đạo Phật dạy rằng cho dù quý vị có ác đến chừng nào hay quý vị có làm xấu đến đâu, thì quý vị luôn có thể sửa chữa bản thân mình để cho tốt lên. Thậm chí những thành phần tồi tệ hơn của những thực thể trong vũ trụ như Ma Vương Ba Tuần - cũng vẫn có khả năng thay đổi và trở thành những vị Phật giác ngộ hoàn toàn. Điều này thật tuyệt vời và đáng kinh ngạc: không có chúng sinh nào trong vòng sinh, tử luân hồi bị kết án để mãi mãi làm kẻ xấu hay bị mắc vào vòng sinh tử mãi. Tất cả mọi người, cho dù họ là ai hay là cái gì, thì cũng có tiềm năng để thay đổi thành tốt đẹp hơn và cuối cùng sẽ thành Phật.

Tầm Quan Trọng Của Các Khóa Lễ Sám Hối Trong Việc Tu Hành Đạo Phật2017-05-19T16:05:36-07:00

Linh Văn Của Trời Đất Cứu Thế Giới

“Nay giảng chú Lăng Nghiêm này, là phát xuất từ trong lòng tôi, cũng có thể nói đó giống như máu của tôi, mồ hôi của tôi vậy--tôi đã dùng chân tâm của chính mình để giảng giải.” Hòa Thượng Tuyên Hóa cả đời ra sức hoằng dương, tận tụy hộ trì Chú Lăng Nghiêm, và Ngài đã dùng từng bài kệ bốn câu để chú giải cho mỗi câu văn chú, đơn giản rõ ràng tiết lộ được hàm nghĩa thâm sâu của Chú Lăng Nghiêm.

Linh Văn Của Trời Đất Cứu Thế Giới2017-05-19T15:45:15-07:00

Về Việc Nghiêm Trì Giới Luật

Những người đã thọ giới không thể tùy tiện phá giới . Nếu quý vị có phạm giới, quý vị phải nhanh chóng thú tội, sám hối và cải thiện trước đại chúng. Một tỳ kheo hay tỳ kheo ni khi đã phá giới một cách nghiêm trọng nên xếp hàng ở phía sau và đi chung với các sa di hay ngay cả với các vị cư sĩ. Người xuất gia không được phép tiếp tục hành động một cách cẩu thả và coi thường việc phá giới.

Về Việc Nghiêm Trì Giới Luật2017-04-13T15:28:00-07:00

Về Việc Cố Gắng Chấp Cánh Bay Quá Sớm

Một trong các đệ tử xuất gia của tôi là Quả Hộ (1) muốn dọn đi qua một tu viện ở Nữu Ước (New York). Cái gì khiến cho ông nghĩ là ông có thể dọn qua ở bên đó? Không phải ai họ cũng cho phép sống tại đó đâu, ông biết không? Đặc biệt là ông – nếu như ông một mình sống bên ngoài, ông nhất định sẽ phá giới...

Về Việc Cố Gắng Chấp Cánh Bay Quá Sớm2017-04-13T15:13:31-07:00

Về Việc Không Lợi Dụng Kẻ Khác

Khi chúng ta đến đó, chúng ta sẽ không lợi dụng các vị phật tử tại gia để có chỗ ở.  Tôi dự định sẽ  ở qua đêm tại một công viên mà không ở tại nhà của các đệ tử tôi...

Về Việc Không Lợi Dụng Kẻ Khác2017-04-13T15:09:27-07:00
Go to Top