Phật Pháp

Năm đóa hoa sen của Phật giáo Hoa Kỳ

Ngày 30 tháng 1 năm 1968, tức Tết Âm lịch năm Mậu Thân, Hòa Thượng đã về lại ngôi đền Thiên Hậu ở khu phố Tàu và giảng dạy về kệ truyền Pháp của bảy vị Phật. Vị Phật thứ bảy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xoay một bông hoa trước đại chúng và Tôn Giả Đại Ca Diếp mỉm cười. Vì vậy Như Lai truyền cho ngài diệu pháp, đó là Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, và thật tướng tức vô tướng. Từ đó, pháp được truyền thừa qua 28 đời thì đến tôn giả Bồ Đề Đạt Ma, là người sau đó đã đến Trung Hoa, nơi ngài trở thành vị sư tổ đầu tiên ở Trung Hoa.

Năm đóa hoa sen của Phật giáo Hoa Kỳ2016-05-24T18:51:42-07:00

Vữa Xi Măng và Cát

...Tòa nhà gần như sắp sụp đổ, và mỗi lần quét vào tường đều làm rớt ra những miếng vữa và cát.. Không cách nào giữ bên trong sạch sẽ được nếu chúng tôi không giải quyết được vấn đề này. Thầy Hằng Khiêm mang vấn đề này để Hòa Thượng lưu tâm, và ngài lập tức có cách giải quyết. Ngài bảo mang đến một ít xi măng nguyên chất, nước, và cái chổi. Ngài biểu chúng tôi trộn nước vào thành một hỗn hợp xi măng lỏng. Sau đó ngài dùng chổi nhúng vào trong thùng nước xi măng lỏng và đánh chổi đó vào tường gạch. Sau vài lần thứ nghiệm thêm hoặc bớt xi măng và các cách đánh chổi vào tường khác nhau, và với vài cái chổi cũ, ngài tuyên bố là cách làm đã thành công...

Vữa Xi Măng và Cát2016-05-13T15:42:42-07:00

PHẬT NÓI KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT

Nhân mùa An cư 2005 chúng tôi có duyên được đọc bộ Càn Long Đại Tạng Kinh, quyển 58, phần Phật nói kinh Nghiệp Báo Sai Biệt. Chúng tôi nhận thấy kinh này nói rõ nhân quả nghiệp báo sai biệt rất gần gũi với đời sống chúng ta: Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi. Vì thế, chúng tôi phát tâm chuyển sang Việt ngữ ngõ hầu giúp cho mọi người tin sâu nhân quả. Từ đó có thể giúp cho con người biết được điều ác cần phải tránh xa, và siêng năng tu tập các thiện nghiệp...

PHẬT NÓI KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT2016-05-13T15:42:08-07:00

Về Phép Lạ

Cả Ấn Độ giáo và Phật giáo đều xác định rất rõ ràng về các loại “thần thông” hay còn gọi là "các siêu kiến thức" mà một vị thiền sư có thể đạt được. Một trong số đó là khả năng biết được các kiếp trước của con người, khả năng đi rất xa chỉ trong thời gian ngắn và thấu hiểu được được ý nghĩ của người khác. Nhưng các thánh nhân Phật giáo đặc biệt rất cảnh giác đối với việc hiển lộ thần thông cho người khác thấy, vì sợ sẽ gia tăng bản ngã mà họ đang cố gắng vượt qua. Hòa thượng Tuyên Hóa, một nhà sư Phật giáo, người đã thành lập Thiền viện tại San Francisco vào năm 1970. Tại Á Châu người ta thuật lại rằng ngài có thể chữa lành bệnh cho những ai có lòng tuân theo giáo pháp nhà Phật. Nhưng tại Hoa Kỳ, nơi Ngài viên tịch năm 1995, Hòa Thượng Tuyên Hóa cho rằng việc sử dụng thần thông như một công cụ giảng dạy sẽ phản tác dụng trong một xã hội thiên về lý trí và khoa học.

Về Phép Lạ2016-05-13T15:40:49-07:00

Khai Thị – Quyển 3

Con người ở thế gian này gặp đủ thứ chuyện kỳ lạ, vì sao? Ðó là vì trước kia người ta đã trót trồng cái nhân kỳ lạ nên bây giờ mới sanh ra cái quả kỳ lạ. Nếu các bạn chẳng gieo loại nhân ấy thì sẽ không gặt phải loại quả này. Vì thế, nếu mọi người hiểu được đạo lý nhân quả thì hãy:

Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành.
(Chớ làm điều ác,
Chỉ làm việc lành.)
...
Khai Thị – Quyển 32016-05-12T23:28:52-07:00

Khai Thị – Quyển 2

Người học Phật Pháp cần phải luôn luôn thành thật dụng công mà tu hành, như hai chân đứng vững trên mặt đất (cước đạp thực địa), không được mưu đồ hư danh. Ham thích hư danh thì chẳng ích lợi gì cho việc tu Ðạo. Muốn làm những việc "hữu thực vô danh" thì không được tham cầu chuyện "hữu danh vô thực"; nghĩa là không tham cầu cái danh giả dối, có tiếng mà không có miếng. Còn như làm những việc chân thật được biểu hiện ra ngoài thì được gọi là "hữu thực vô danh"!

Khai Thị – Quyển 22016-05-12T23:16:14-07:00

Thử Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học

Những cống hiến trong suốt cuộc đời của Hòa Thượng cho nền Phật Học đã được các đệ tử của Ngài sưu tập rất chi tiết, đặc biệt là trong bộ kỷ yếu Tuyên Hóa Lão Hòa Thượng Truy Tư Kỷ Niệm Chuyên Tập quyển I và II mới xuất bản gần đây nhất. Những tập sách này, nói chung, đã giới thiệu quan điểm của Ngài về vấn đề giáo dục, phiên dịch kinh điển, hoằng dương Phật Pháp, chế độ Tăng Già, tinh thần yêu nước yêu dân, luân lý đạo đức, đoàn kết Đại Thừa và Tiểu Thừa, dung hợp tất cả các tôn giáo, v. v...một cách tường tận; do đó ở đây sẽ không tra cứu bình luận lại nữa.

Thử Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học2016-10-12T16:14:58-07:00

Thiền Thoại giữa Hoà Thượng Quảng Khâm và Đại Pháp Sư Tuyên Hóa

Lão hòa thượng: Tọa là nghĩa gì?
Đại pháp sư: Không có ý nghĩa!
Lão hòa thượng: Không có ý nghĩa, có phải giống như một cục đá không?
Đại pháp sư: Có ý nghĩa cũng là cục đá. Không nên trụ vào đâu để sanh cái tâm như vậy. Vì thế không ý nghĩa, không phải trí cũng chẳng có gì để chứng đắc. (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm , cố vô ý tư, vô trí diệc vô đắc!)
Lão hòa thượng: Không nên tiếc thân thể!
....

Thiền Thoại giữa Hoà Thượng Quảng Khâm và Đại Pháp Sư Tuyên Hóa2016-05-12T18:54:55-07:00

Quốc sư Thanh Lương và Kinh Hoa Nghiêm

Quốc sư Thanh Lương chính là hóa thân của Bồ-tát Hoa Nghiêm, vì sao nói Ngài là hóa thân của Bồ-tát Hoa Nghiêm? Vì Ngài chuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm, không giảng những kinh khác. Quốc sư Thanh Lương tên Trừng Quán, tự Đại Hưu, người Cối Kê, họ Hạ Hầu. Sinh vào thời vua Đường Huyền Tông, niên hiệu Khai Nguyên (713-741) năm Mậu Dần (738). Thân ngài cao chín thước bốn tấc, hai tay dài quá đầu gối và có bốn mươi cái răng. Thông thường răng của chúng ta có ba mươi mấy cái thôi, còn răng có bốn mươi cái là bậc quý nhân, người được như thế rất ít. Răng của Đức Phật có bốn mươi hai cái, còn Quốc sư Thanh Lương thì có bốn mươi cái;

Quốc sư Thanh Lương và Kinh Hoa Nghiêm2016-10-12T16:14:59-07:00

Ngữ Lục

Ngữ Lục của Hoà Thượng Tuyên Hoá (PDF-1.1 Mb)

Ngữ Lục2016-05-12T18:36:37-07:00
Go to Top