Gold Buddha Monastery 30th Anniversary
Lễ Kỹ Niệm 30 năm Chùa Kim Phật
Lễ Kỹ Niệm 30 năm Chùa Kim Phật
Mọi người đều biết một trong những lời nguyện của Hòa Thượng là bất cứ nơi nào Ngài đến, thì nơi đó sẽ yên bình và thoát khỏi mọi tai ương. Một khiNgài rời khỏi nơi đó, thì là chuyện khác. Khi Hòa Thượng đến Hoa Kỳ, việc đầu tiên Ngài làm là cầu phước cho đất nước và dân chúng Hoa Kỳ đã tạo duyên lành để Ngài hoằng Pháp làm lợi lạc chúng sanh. Cuộc khủng hoảng nguyên tử vùng vịnh Cuba xảy ra vào năm 1962 (1). Chính quyền Hoa Kỳ đã khám phá ra rằng Liên Xô đã bí mật xây dựng các căn cứ hỏa tiễn tại Cuba. Bởi đảo Cuba nằm trong vùng biển Caribbean, nằm ngay “cửa sau” của Hoa Kỳ, do đó việc làm của Liên Xô là mối đe doạ cho nền an ninh Hoa Kỳ.
Nhiều người tu tập đã nhiều năm, nhưng vẫn chưa thành tựu được nhiều. Tại sao vậy? Đó là bởi vì lúc chúng ta lạy Phật, chúng ta không làm như mình đang lạy Phật, và khi chúng ta niệm danh hiệu Phật, thì chúng ta không như đang niệm Phật. Hành động của chúng ta luôn bị chút ô nhiễm. Ví dụ như khi chúng ta đang tụng kinh, chúng ta không nên bị chi phối bởi bất cứ những gì xảy ra chung quanh mình. Nếu có tiếng gõ cửa, chúng ta không nên quay lại nhìn để xem ai đến. Hoặc chúng ta cũng không nên nhìn coi là ai đang bước xuống lầu. Làm như vậy là đã bị chuyển bởi âm thanh. Chính vì chúng ta chưa bỏ được những thói quen xấu này nên chúng ta không được một sự cảm ứng nào khi tụng kinh.
Tại sao người ta phạm giới? Đó là vì người ta không hiểu. Người ta hồ đồ. Đó chính là nguyên nhân người ta tạo nghiệp. Và khi đã tạo nghiệp sát sanh, người ta sẽ phải chịu quả báo sát sanh. Nghiệp trộm cắp thì sẽ dẫn đến báo nghiệp mất trộm. Nghiệp tà dâm thì sẽ chịu báo ứng của tà dâm.
Con trai tôi là Christopher Clowery, trở thành một Phật tử sau khi học tiếng Trung Hoa, đầu tiên là tại trường Trung Học DeVilbiss, sau đó tại Đại Học Oakland, nơi anh nhận văn bằng Cử Nhân, và tại Đại Học Berkeley nơi được học bổng Danforth. Sau đó, anh phiên dịch bản Kinh Phật Giáo để làm luận án Cao Học tại Đại Học Berkeley và thấy rằng bản kinh đã cho anh câu trả lời cho việc tìm kiếm niềm tin
Tuyển Tập các bài khai thị của Hoà Thượng Tuyên Hoá
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA gồm có bảy quyển, chia thành hai mươi tám phẩm. Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ hai mươi lăm, nhưng trong bản kinh văn xưa thì là thứ hai mươi bốn, vì trong đó thiếu một phẩm Ðề-Bà-Ðạt-Ða (phẩm thứ mười hai). Phẩm Phổ Môn diễn bày công đức thần thông diệu dụng và cảnh giới không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Có mười nhân duyên nói phẩm Phổ Môn này; đó là 1) Nhân Pháp, 2) Từ Bi, 3) Phước Huệ, 4) Chơn Ứng, 5) Dược Châu, 6) Hiển Mật, 7) Quyền Thật, 8) Bản Tích, 9) Duyên Liễu, và 10) Trí Ðoạn.
...Ðức Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi: "Ví dụ trong cõi Tam Thiên Ðại Thiên thế giới có bao nhiêu cỏ, cây, lùm, rừng, lúa, đay, tre, lau, núi, đá, bụi bặm, cứ mỗi vật một số, mỗi số là một sông Hằng; rồi cứ số cát trong mỗi sông Hằng, mỗi hạt cát làm một cõi giới; rồi trong mỗi cõi giới, cứ mỗi hạt bụi làm một kiếp; rồi bao nhiêu số bụi chứa trong mỗi kiếp đều đem làm kiếp cả; thì từ lúc Ðịa Tạng Bồ Tát chứng quả vị Thập Ðịa đến nay, ngàn lần lâu hơn số kiếp tỷ dụ ở trên, huống là từ những thuở Ðịa Tạng Bồ Tát còn ở bậc Thanh Văn và Bích Chi Phật!"...
Liễu Phàm Tứ Huấn là quyển sách khuyến dạy tu thiện, giúp xây dựng lại và củng cố nền tảng căn bản làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,Tín. Khổng giáo nhắm đến xây dựng con người quân tử lương thiện, xã hội đại đồng, mọi người giúp đỡ lẫn nhau không vị kỷ. Khoa cử, công danh nhằm tuyển chọn hiền tài, nhưng qua thời gian các tư tưởng nguyên thủy của Khổng Tử bị biến chất, lạm dụng, diễn dịch sai lạc; người đời dùng khoa cử, công danh để làm phương cách tiến thân tìm hưởng thụ cho bản thân, trái hẳn tinh thần Đại Đồng nguyên thủy của Khổng Tử. Qua quyển Liễu Phàm Tứ Huấn, chúng ta có thể thấy được con người không bị vận mạng trói buộc, và có thể sửa đổi vận mạng tốt đẹp hơn bằng cách làm thiện, tu đức khiêm nhường, gây tạo âm đức.... Hy vọng người đọc dùng tinh thần giải thoát vô ngã của Phật giáo để hành thiện, giúp mình và người cùng tu phước huệ, vựợt qua vận mạng, đồng lên bờ giải thoát.
Trong những năm qua, tôi nhận thấy mọi người không còn nói rằng họ sẽ đến tham dự lễ Tưởng Niệm Niết Bàn Hòa Thượng Tuyên Hóa, mà thay vào đó là tham dự Đại lễ Truyền Cúng. Dấu hiệu đó đã cho thấy người ta đã quên đi ý nghĩa thực sự của sự tưởng niệm ngày Hòa Thượng Tuyên Hóa nhập Niết Bàn và biến Đại lễ Truyền Cúng trở thành lễ chủ yếu của ngày đó. Tại sao tôi đặc biệt nói về hiện tượng này? Là vì tôi không muốn ngày tưởng niệm trở thành ngày lễ ẩm thực cho tất cả chúng ta. Nếu như vậy, tôi thực sự cảm thấy buồn cho Hòa Thượng.