Phật Pháp

Vâng lời dạy bảo tu hành báo đáp ơn Thầy [1]

Thượng Nhân lúc còn tại thế dạy rằng người tu hành điều căn bản nhất là phải học tập rèn luyện tinh thần nhẫn nại, phải nhịn khát, nhịn đói, nhẫn nóng, nhẫn lạnh, chịu đau, chịu mắng, nhẫn chịu nhục, vân vân …; phải nhẫn những điều mà người khác không thể nhẫn, ăn những món mà người ta chẳng thích ăn, làm những việc mà mọi người không thể làm, thì tương lai mới đặng thành tài.

Vâng lời dạy bảo tu hành báo đáp ơn Thầy [1]2016-10-12T16:15:24-07:00

Nếu thực sự tu hành, thì thiên ma không thể nào nhập vào được

Hòa Thượng giảng “Năm Mươi Ngũ Ấm Ma” trong Kinh Lăng Nghiêm vào năm 1968 tại Phật Giáo Giảng Đường, San Francisco. Năm 1988, tại Vô Ngôn Đường, Vạn Phật Thánh Thành, quý Thầy Cô cùng các vị Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di bắt đầu hiệu đính lại bản dịch (Anh ngữ) dưới sự chủ trì của Hòa Thượng; khi hiệu đính, Hòa Thượng có giảng giải thêm cho một số chỗ trong kinh văn, đồng thời trả lời những nghi vấn của đệ tử. Những đoạn giảng thêm và vấn đáp gồm có 42 đoạn, dài ngắn khác nhau, được kết tập lại dưới mục Notes hay Ghi Chú cho quyển “Ngũ Ấm Ma Thiển Thích”

Nếu thực sự tu hành, thì thiên ma không thể nào nhập vào được2016-10-12T16:15:24-07:00

Thân Mang Bệnh Khổ Bởi Duyên Nào?

Tôi đến bất cứ địa phương nào, thường ngày vẫn gặp những người đau bệnh đến xin được cứu chữa. Mang bệnh là do nghiệp nặng từ kiếp quá khứ, nếu như không thế, đương sự tất không bị quái tật. Những người đến kiếm tôi, đều mang những chứng bệnh lạ, Tây y và Ðông y đều bó tay, không cách gì chữa hết. Ða số những người mang quái tật trong mình, là do trong kiếp quá khứ ham lợi dụng người mà không muốn bị thua thiệt;

Thân Mang Bệnh Khổ Bởi Duyên Nào?2016-04-12T21:23:34-07:00

Giải Thích Sơ Lược Về Bài Tựa Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Bộ Kinh Hoa Nghiêm này chính là kinh của Pháp Giới, cũng chính là kinh của Hư Không. Tận cõi hư không cùng khắp Pháp Giới, không một nơi nào chẳng phải là trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm. Mà trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm chính là trú xứ của Phật cũng chính là trú xứ của Pháp, cũng chính là trú xứ của Hiền Thánh Tăng, cho nên khi Phật mới thành Chánh Giác, liền nói bộ Kinh Hoa Nghiêm này giáo hóa tất cả Pháp thân Bồ Tát. Bộ Kinh Hoa Nghiêm này vì nó là bộ kinh mầu nhiệm không thể nghĩ bàn, thế nên đem cất giữ nó trong cung rồng để Long Vương giữ gìn. Sau này do Bồ Tát Long Thọ đến long cung và trở về chép lại theo sự ghi nhớ của mình.

Giải Thích Sơ Lược Về Bài Tựa Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm2016-10-12T16:15:24-07:00

Xa cách Hiền Thánh, tà kiến sâu

Than ôi! Mạt pháp, thời thế ác
Chúng sinh phước mỏng khó điều phục
Xa cách Hiền Thánh, tà kiến sâu
Ma mạnh, pháp yếu, nhiều ác tệ,
Nghe Như Lai truyền pháp đốn tu
Tiếc chẳng nghiền tan như ngói bể.
Than ôi! là lời bày tỏ qua tiếng thở dài tiếc nuối cho thời mạt pháp. Thời đại ác xấu có nghĩa là thời này có rất nhiều ma quỷ và sự đồi bại, rất nhiều loài quỷ quái đều xuất hiện khắp nơi.
Xa cách Hiền Thánh, tà kiến sâu2016-04-12T20:49:37-07:00

Đệ tử của Thượng Nhân Tuyên Hóa bái kiến Đại Lão Hòa Thượng Quảng Khâm

...đệ tử của Lão Pháp Sư Độ Luân ở Hoa-Kỳ, sang Chùa Thừa Thiên tham bái Lão Hòa Thượng, buổi tối hôm đó, Lão Hòa Thượng cùng hai vị khách ni, ngồi ngoài hiên Chánh Điện hóng mát, Lão Hòa Thượng hỏi thăm:  “Lệnh Sư (Thầy của hai vị) có thần thông vượt bực hơn người, thế thường khi có hay dạy các đệ tử phép thần thông hay không?”..

Đệ tử của Thượng Nhân Tuyên Hóa bái kiến Đại Lão Hòa Thượng Quảng Khâm2016-10-12T16:15:26-07:00

Ðại trượng phu

"Phú quý bất năng dâm,

bần tiện bất năng di,

uy vũ bất năng khuất,"

ai theo được như vậy thì gọi là đại trượng phu.

Ðại trượng phu2016-04-10T04:43:01-07:00

Sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên

Sáu độ gồm có bố thí, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, bát nhã (trí huệ). Bố thí thì độ được nết keo kiệt, trì giới độ làm việc quấy, nhẫn nhục độ lòng tức giận, tinh tấn độ sự lười biếng, thiền định độ tán loạn, bát-nhã độ ngu si. 

Sáu độ vạn hạnh thể tròn nguyên2016-04-10T04:28:14-07:00

Đại Sư Thường Nhân   – tức Vương Hiếu tử

Đại sư quê quán Tứ Đồn Chánh Huỳnh Kỳ, huyện Song Thành, tỉnh Kiết Lâm. Ngài sanh vào cuối đời nhà Thanh. Tuy chưa từng được đi học, nhưng tính tình chất phác đôn hậu. Năm 18 tuổi, do chịu ảnh hưởng về hạnh thủ hiếu cạnh mộ của ngài Dương Nhất sớm hôm trông nom mộ phần, nên Ngài khởi lòng trọn hiếu đối với cha mẹ....

Đại Sư Thường Nhân   – tức Vương Hiếu tử2016-10-12T16:15:26-07:00

Mẹ Tôi và Đạo Phật  

Chính mẹ tôi là người đã đưa tôi đến đây cách nay 11 năm, lúc tôi còn đang học trung học. Lần thăm viếng đó của chúng tôi là vào dịp Thất Quán Âm và những điều tôi còn nhớ về lần cuối tuần đó là những bài kệ tán tuyệt vời, thời khóa tu tập tính tấn, và thức ăn ngon miệng. Tuy nhiên, hầu hết cuộc đời của tôi trước và sau lần viếng thăm đó, mặc dầu tôi tự gọi mình là Phật tử, tôi đã không có được sự hiểu biết sâu xa về giáo pháp......

Mẹ Tôi và Đạo Phật  2016-04-10T04:12:23-07:00
Go to Top