Phật Pháp

Làm Thế Nào Để Được Tự Do Sanh Tử?

Chúng ta sanh ra ở thế gian nầy, đa số là không biết để làm gì; chúng ta cứ hồ đồ sanh ra, rồi lại hồ đồ chết đi. Trong khoảng thời gian từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, chúng ta vì danh mà điên đảo...

Làm Thế Nào Để Được Tự Do Sanh Tử?2016-04-10T04:08:56-07:00

Không Giữ Giới Là Biểu Hiện Của Thời Mạt Pháp

Khi thọ giới rồi thì chúng ta cần phải giữ giới. Giới chính là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”—có nghĩa là “không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành.” Giới cũng là “chỉ ác phòng phi,” có nghĩa là “ngưng làm các việc ác, tránh phạm điều lầm lỗi.” Sau khi đã thọ giới, chúng ta phải dựa trên căn bản “chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà làm theo, đó chính là chúng ta đang giữ giới vậy.

Không Giữ Giới Là Biểu Hiện Của Thời Mạt Pháp2016-04-08T22:44:00-07:00

Khai Thị Quyển 1

  • Phật Pháp là Thực Hành,Không Phải Chỉ Nói Suông
  • Chú Ðại Bi Tiêu Trừ Tai Nạn
  • Cực Lạc Thế Giới Ở Ngay Trước Mắt
  • Sám Hối tức là Cải Quá Tự Tân
  • Xúi Người Khác Làm Ác,Tội Mình Tăng Gấp Ba
  • ...
Khai Thị Quyển 12016-04-08T21:51:13-07:00

Chúng ta vì sao chưa thành Phật? Bởi vì chúng ta vẫn còn “lậu hoặc”!

“Thần Thông”. Thế nào gọi là “thần”? Thế nào gọi là “thông”? “Thần” là “thiên tâm”, là tâm của trời; “thông” là “huệ tánh”, tức là có trí huệ. “Thông” còn là “thông đạt vô ngại” – chẳng có gì không thông suốt; và “thần” cũng hàm ý thần kỳ bí ẩn.

Chúng ta vì sao chưa thành Phật? Bởi vì chúng ta vẫn còn “lậu hoặc”!2016-04-08T21:52:39-07:00

Bắc cầu qua hố ngăn cách giữa tu sĩ và cư sĩ

Khi đi vào những tu viện truyền thống, thường có những hố ngăn cách về văn hóa cần được bắc cầu. Ví dụ, chúng ta cần phải ý thức vấn đề các chủ nghĩa thượng tôn: nam giới, văn hóa, và tổ chức. Xã hội truyền thống có thứ bậc của Trung Hoa rất khác với xã hội Ấn Độ nguyên thủy mà trong đó Đạo Phật được sinh ra, và cũng rất khác với những lý tưởng bình đẳng xã hội của Tây phương. Khi đi vào những tu viện truyền thống, thường có những hố ngăn cách về văn hóa cần được bắc cầu. Ví dụ, chúng ta cần phải ý thức vấn đề các chủ nghĩa thượng tôn: nam giới, văn hóa, và tổ chức. Xã hội truyền thống có thứ bậc của Trung Hoa rất khác với xã hội Ấn Độ nguyên thủy mà trong đó Đạo Phật được sinh ra, và cũng rất khác với những lý tưởng bình đẳng xã hội của Tây phương. Trong nước Ấn Độ cổ xưa, xã hội đặt tu sĩ ra ngoài những trách nhiệm của hệ thống xã hội. Cộng đồng tu viện ở Ấn Độ có thể là chế độ dân chủ trực tiếp cổ xưa nhất trên thế giới, tuy thế nó đã phát triển hưng thịnh giữa các giai cấp phong kiến của Ấn Độ. Ở Trung Hoa và hầu hết các quốc gia Đông Á, những mô hình hệ thống có thứ bậc của xã hội Nho giáo cổ xưa được du nhập vào trong các tu viện Phật giáo, và phần lớn mô hình dân chủ nguyên thủy bị biến mất. Sự nỗ lực của Đức Phật nhằm giải phóng tinh thần của phụ nữ cũng bị chống đối mạnh mẽ vừa tại Ấn Độ vừa tại các xã hội Trung Hoa. Để phần nào du nhập thành công Đạo Phật tại Tây phương,  điều cần thiết là  tìm ra những mô hình quan hệ nào trong các cộng đồng Phật giáo là dựa trên Phật pháp, và mô hình quan hệ nào là do văn hóa. Bởi vì có sự khác biệt giữa những mô hình dân chủ của xã hội Tây Phương tân tiến và những mô hình độc đoán của đa số xã hội Á châu truyền thống, điều đặc biệt quan trọng là những mô hình độc đoán không nên được giới thiệu tại Tây Phương như là dựa vào Phật pháp.

Bắc cầu qua hố ngăn cách giữa tu sĩ và cư sĩ2016-04-08T20:22:11-07:00

Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích

“Nhị Phật diễn hóa tại Ta-bà, Đông A-súc, Tây Di-đà”.
Hai câu này nghĩa là Phật A-súc, tức Phật Dược Sư, và Phật Di-đà đều giáo hóa chúng sanh tại thế giới Ta-bà. Hai vị Phật, một vị ở phương Đông, một vị ở phương Tây, nhưng cả hai đều có nhân duyên rất sâu đậm với chúng ta nơi cõi Ta-bà, do đó Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật chính là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, còn Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật chính là A-di-đà Như Lai...
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích2016-10-12T16:15:26-07:00

Khai Thị 4

Nước sông Ni-la vẫn chảy hàng ngày; Vạn Phật Thánh Thành vẫn hàng ngày giảng pháp. Bởi nguyện cho chánh pháp trụ thế, nguyện chuyển thời mạt phát trở thành chánh pháp cho nên ngày ngày phải giảng kinh thuyết pháp không có lúc nào là ngưng nghỉ. Ðể tiếp tục huệ mạng Phật, để hoằng dương Phật giáo cho huy hoàng, để cho pháp âm truyền bá khắp thế giới, khiến cho đông đảo chúng sanh được nhiều lợi lạc, mà Vạn Phật Thánh Thành phải đứng ra làm Phật sự, nhận lãnh trách nhiệm này. Do đó Vạn Phật Thánh Thành là đạo tràng của chánh pháp trụ thế. Phàm những ai trú tại Vạn Phật Thánh Thành đều phải có thiện căn thâm hậu, nếu không sẽ không trú được chỗ này. Có được hoàn cảnh tốt đẹp như vậy, ắt chúng ta phải cố gắng tu đạo, dụng công làm việc đạo. Phải ráng chịu khổ, chịu cực, phải có tâm khí không lay chuyển, phải có ý chí sắt đá, mới đủ khả năng gánh vác việc đạo, và hoằng dương chánh pháp tại các nới, cải thiện lòng người, đó là sứ mạng của Phật giáo đồ vậy. Có người do đức hạnh chưa đủ, thiện căn còn mỏng, nên sau khi đến Vạn Phật Thánh Thành thì ngày ngày chất đầy vọng tưởng, thấy ở đây quá khổ sở, mỗi ngày ăn một bữa, cơm nước đạm bạc, công khóa nặng nề, quy củ nghiêm ngặt, tự cảm thấy không chịu nổi và cuối cùng không qua được thử thách, bèn đổi ý không ở nữa, phải bỏ nơi thanh tịnh này....

Khai Thị 42016-10-12T16:15:27-07:00

Ánh sáng trí tuệ “vô lậu “

Tất cả các chư Phật, Bồ tát, Thánh Hiền Tăng đều có ánh sáng trí tuệ tối thắng. Trí tuệ của các ngài vô lậu và vô tận. Chúng sanh thì hữu lậu bởi vì họ vô minh. Phật và Bồ tát không có lậu hoặc bởi vì các ngài không có vô minh. Vô minh nghĩa là không hiểu biết bất cứ điều gì. Nó có nghĩa là ngu si, và không thể phân biệt đúng sai hoặc đen trắng.

Ánh sáng trí tuệ “vô lậu “2016-05-12T18:31:10-07:00

Chớ Mong Cầu

Dù cho quý vị áp dụng phương pháp nào trong việc tu Đạo đi nữa –có thể là niệm danh hiệu Phật, trì chú, nghiên cứu giáo lý, giữ giới, thiền định, tu theo Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông v.v…quý vị không nên tham cầu đạt kết quả nhanh chóng. Nếu có lòng tham cầu thành tựu mau chóng, quý vị sẽ mắc phải sai lầm. Mong muốn được thành công nhanh chóng chung quy cũng từ tâm tham và sẽ ngăn che trí tuệ của quý vị ngay từ ban đầu (nhân địa). Nó cũng sẽ ngăn che ánh sáng tự tánh của quý vị bởi vì ánh sáng của tự tánh của quý vị đâu có bất kỳ sự tham lam nào trong đó.

Chớ Mong Cầu2016-04-07T21:49:39-07:00

Giới thiệu – 84.000 Pháp Môn

Chúng ta tu Đạo cần nên tu không dính mắc, cho dù đó là thiện hay ác, đẹp hay xấu, đúng hay sai, quan trọng hay không quan trọng, to lớn hay nhỏ bé  – không nên để cho các điều này dính mắc vào chúng ta. Và chúng ta nên tu hành tất cả 84.000 Pháp môn, vì mỗi Pháp môn đều là tối thắng. Không có chuyện 84.000 Pháp môn thứ yếu, hoặc cho rằng 84.000 Pháp môn thì quan trọng, hay không quan trọng. Vì vậy khi quý vị tu Đạo, thậm chí nếu quý vị tu theo Pháp môn dường như kém quan trọng nhất và tu cho đến khi thành tựu,thì Pháp môn đó sẽ đem lại kết quả, và rồi chính việc tu tập của quý vị sẽ làm cho Pháp môn đó rộng lớn như núi Tu Di....

Giới thiệu – 84.000 Pháp Môn2016-05-12T18:29:09-07:00
Go to Top