Tin Tức

Học Cho Giỏi Mới Trọn Vẹn Đạo Hiếu

Quán-Âm Thất kỳ này có nhiều học sinh tới tham gia. Các em phải hiểu rõ đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Lúc còn ở nhà thì mình nghe lời, giúp đỡ cha mẹ dọn dẹp phòng ốc nhà cửa, quét tước sạch sẽ, giúp cha mình cắt cỏ, làm những việc cần làm. Lúc đi học ở trường thì phải nghe lời thầy giáo, chuyên tâm nghe giảng bài, dụng công học tập, không nên để thời gian trôi qua lãng phí. Một ngày mình phải biết thêm được một chữ, học thêm một câu hay; đó là biểu hiện hiếu thảo với cha mẹ rồi đấy.

Học Cho Giỏi Mới Trọn Vẹn Đạo Hiếu2016-10-06T15:39:19-07:00

Hãy Làm Đạo Đức Lan Tỏa Rộng Khắp

Trong bài nói chuyện với lớp 2016 tại Đại Học Phật Giáo Pháp Giới (DRBU), Nipun Mehta, người sáng lập của ServiceSpace đã trình bày giải thích về sức mạnh của tâm tĩnh lặng, sự nhận biết sâu sắc và sự thực hành những việc mà ông gọi là 3S: small – nhỏ, service – phụng sự, và surrender – đầu hàng. Trong bối cảnh một thế giới thay đổi với tốc độ chóng mặt và coi trọng tiền bạc, danh tiếng và quyền lực, bài nói chuyện của ông có đầy các ví dụ truyền cảm hứng của những mô hình ngược lại. Dựa trên hiểu biết từ người nông dân Masanobu Fukuoka với cuộc cách mạng Nông nghiệp tự nhiên, những câu chuyện dụ ngôn Sufi, những câu chuyện từ Tòa Bạch Ốc, một tu sĩ bái lạy và hơn thế nữa, những lời của ông Mehta chính là lời kêu gọi âm vang trở về những giá trị chung của nhân loại. Sau đây là bản ghi chép lại.

Hãy Làm Đạo Đức Lan Tỏa Rộng Khắp2016-10-12T16:14:44-07:00

Thư Bạn Đạo ở Paris

Vào sáng thứ bảy, ngày 14 tháng 11, năm 2015, tôi thức dậy và đang chuẩn bị đi làm. Đột nhiên, bà con tôi ở bên Mỹ gọi điện đến. Dì tôi nói “Con biết chuyện gì xảy ra không?”. Thoạt đầu, tôi bị bối rối cho đến lúc dì tôi nói rằng có những vụ tấn công khủng bố ở Paris. Theo uớc tính, khoảng 130 chết và khoảng 300 người bị trọng thương...

Thư Bạn Đạo ở Paris2016-10-12T16:14:44-07:00

Trích Từ Buổi Vấn Đáp Của Nhóm Phiên Dịch Ngôn Ngữ Tây Ban Nha Với Pháp Sư Hằng Trì

Nhóm phiên dịch ngôn ngữ Tây-ban-nha bao gồm nhiều thành viên từ các nước Ecuador, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Á Căn Đình và Venezuela. Ngày hôm đó có 7 người tham dự trực tuyến online và có 5 người có mặt trong phòng thư viện. Tỳ Kheo Ni Cận Đăng là người điều hợp chương trình tại thư viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới và giúp phiên dịch.

Trích Từ Buổi Vấn Đáp Của Nhóm Phiên Dịch Ngôn Ngữ Tây Ban Nha Với Pháp Sư Hằng Trì2016-10-03T18:04:51-07:00

Xiển Dương Giáo Dục

Để tôi kể cho quý vị nghe, mặc dù tôi là người xuất gia, giáo dục luôn là nguyện vọng suốt cuộc đời tôi. Nếu có người nào trong quý vị tin tưởng tôi, xin hãy cống hiến bản thân mình cho giáo dục. Chúng tôi muốn cải cách trường học, nhưng không phải một cách mù quáng. Tôi đã từng lập một trường tình nguyện khi tôi chỉ mới mười tám tuổi, và một mình tôi đã dạy hơn ba mươi người. Giáo dục là nền tảng để làm người. Nó là nền tảng cho cả thế giới; và là sự bảo vệ quốc gia thật sự. Nếu quý vị không làm tốt việc giáo dục, đương nhiên vấn đề bảo vệ quốc gia cũng sẽ thất bại..

Xiển Dương Giáo Dục2016-05-26T23:13:29-07:00

Thuyết Trình Về Kế Hoạch Học Viện Phật Giáo Diệu Giác

...Tuy nhiên, việc khai phát Khu vực phía Đông không phài là một công việc dễ dàng, bởi vì biến đổi một vùng đất nông nghiệp thành vùng đất sử dụng khác là một việc vô cùng khó khăn, đầy cam go thử thách. Cho nên, Hòa Thượng đã dành rất nhiều thời gian và công sức để xin phép được sử dụng Khu vực phía Đông; và cho đến trước khi nhập Niết Bàn, Ngài còn dặn dò chúng ta phải tiếp tục công việc khai phá và phát triển Khu vực phía Đông. Hòa Thượng nhập Niết Bàn đến nay đã 20 năm, thì chúng ta, những đệ tử, phải kế thừa và thực hiện di nguyện của Ngài về công cuộc khai phát Khu vực phía Đông này...

Thuyết Trình Về Kế Hoạch Học Viện Phật Giáo Diệu Giác2016-10-12T16:14:55-07:00

Thử Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học

Những cống hiến trong suốt cuộc đời của Hòa Thượng cho nền Phật Học đã được các đệ tử của Ngài sưu tập rất chi tiết, đặc biệt là trong bộ kỷ yếu Tuyên Hóa Lão Hòa Thượng Truy Tư Kỷ Niệm Chuyên Tập quyển I và II mới xuất bản gần đây nhất. Những tập sách này, nói chung, đã giới thiệu quan điểm của Ngài về vấn đề giáo dục, phiên dịch kinh điển, hoằng dương Phật Pháp, chế độ Tăng Già, tinh thần yêu nước yêu dân, luân lý đạo đức, đoàn kết Đại Thừa và Tiểu Thừa, dung hợp tất cả các tôn giáo, v. v...một cách tường tận; do đó ở đây sẽ không tra cứu bình luận lại nữa.

Thử Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học2016-10-12T16:14:58-07:00

Liệng Bỏ Súng Đi

Tại sao chúng tôi đi Vạn Phật Thánh Thành?  Đó là vì  một vài tháng trước khi đến đây, tôi nằm mơ thấy môt vị sư ngồi trong thế kiết-già bay về hướng tôi. Trong giấc mơ tôi tự biết đây là thầy của mình và gọi Ngài là “Sư Phụ” . Sau đó tôi cũng không bận tâm nhiều lắm về chuyện này, dù sao đây cũng chỉ là một giấc mơ. Về sau trong một tờ báo, tôi nhìn thấy ba chử “Kim Sơn Tự”, nó gây ra một cảm giác khá mạnh mẽ trong lòng tôi. Tôi tự nhủ, mình phải tìm ra chỗ này mới được, nó thấy quen quen sao ấy. Tôi cứ tưởng là nó nằm gần trên khu Mission hay gần đường số 15, cho nên tôi bắt đầu tìm kiếm hy vọng sẽ tìm ra chùa Kim Sơn. Tuy nhiên chúng tôi đã lái xe cả mấy ngày trời mà vẫn không có kết quả....

Liệng Bỏ Súng Đi2016-10-12T16:14:59-07:00

Bão Nhiệt Đới!

Khi Chùa Tây Lạc Viên gần hoàn tất, Hòa Thượng bắt đầu làm vườn cảnh chung quanh bằng những cây con của thông, đu đủ và tre. Hương Cảng hàng năm luôn bị các cơn bão lớn tàn phá, và năm đó khi các cơn gió thổi qua, lốc mạnh vào khu vườn của Đạo Tràng và làm tan tành các cây mới trồng. Khi Hòa Thương chứng kiến khu vườn bị tàn phá và các cây non bị trốc rễ, Ngài ban ra một tối hậu thư, nguyện rằng: “Hễ tôi còn ở Hương Cảng thì sẽ không còn bão nữa. Khi tôi rời khỏi đây là việc khác, nhưng hễ tôi còn ở đây thì các cơn bão tàn phá sẽ không đến Hương Cảng nữa”.

Bão Nhiệt Đới!2016-05-24T18:44:31-07:00
Go to Top