Để Ngừng Chiến Tranh Trước Hết Phải Ngừng Sự Đấu Tranh Trong Tâm Quý Vị
Bài nói chuyện ngày 11 tháng mười năm 1990 tại London, nước Anh.
Sức mạnh nào có thể ngăn chận chiến tranh? Là sức mạnh của sự thành tâm. Trong từng ý nghĩ của chúng ta không nên có lòng hận thù.
Chiến tranh gây nên tổn thất về sanh mạng, tổn thất về tài sản và tổn thất về tinh thần; chiến tranh cũng làm tăng sự ô nhiễm môi trường. Mặc dù chúng ta chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số người đang sống trên thế giới nhưng “nhân định thắng thiên”. Với nhóm ít người của chúng ta, chúng ta muốn cầu nguyện với chư Phật và Bồ Tát ở mười phương để chấm dứt chiến tranh (chiến tranh Trung Đông – 1990). Nếu chúng ta có thể thành tâm 120 ngàn phần trăm với ước nguyện chấm dứt chiến tranh thì dù khó khăn chúng ta nhất định sẽ có đựơc cảm ứng, nhân định thắng thiên.
Bây giờ tôi sẽ nói từng câu, mọi người lập lại theo tôi: “Chúng con – Tuyên Hóa và các đệ tử- nguyện cầu Tận Hư Không, Biến Pháp Giới Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo- Phật Pháp Tăng- phát đại thệ nguyện hộ trì cho tất cả chúng sanh trên toàn thế giới., làm cho cuộc chiến tranh Trung Đông sẽ chấm dứt và tất cả chúng sanh sẽ sớm có được hòa bình an lạc. Chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp đền đáp trọng ân của Tam Bảo. Với tất cả lòng thành kính chúng con hy vọng Tận Hư Không, Biến Pháp Giới Quá Hiện Vị lai Thường Trụ Tam Bảo -Phật Pháp Tăng- sẽ từ bi đáp ứng lời thỉnh cầu của chúng con.”
Pháp Hội hôm nay vô cùng quan trọng, mọi người nên trân trọng tâm nguyện cứu độ thế gian. Mọi người nên xem mạng sống của tất cả chúng sanh quan trọng hơn cả tánh mạng của mình. Chúng ta nên phát tâm chấm dứt tất cả cuộc chiến tranh trên thế giới.
Muốn chấm dứt chiến tranh, chúng ta không thể phản đối chiến tranh, nếu phản đối chiến tranh thì trong lòng quý vị lại có một cuộc chiến tranh phát khởi. Một khi quý vị phản đối một người nào đó hay cuộc chiến nào đó thì quý vị đang khơi dậy một cuộc chiến trong tâm mình. Chúng ta muốn chấm dứt chiến tranh. Sức mạnh nào có thể ngăn chận chiến tranh? Là sức mạnh của sự thành tâm. Trong từng ý nghỉ của ta không nên có lòng sân hận Nếu trong tâm chúng ta không có hận thù thì thế giới sẽ bất một phần cừu hận. Lâu dần, cuối cùng thì tự nhiên không còn tậm thù hận, không còn kẻ thù nữa.
Cho nên trong đạo Phật không có quân đội, không có Thập Tự Quân, Bát Tự Quân hoặc các loại tương tự. Chúng ta đối với mọi người đều với lòng Từ Bi Hỷ Xả. Ngày nay, vì nghiệp tội của chúng sanh đã tạo ra đảng Cộng sản, đảng Cộng Hòa, đảng Dân Chủ … . Quý vị có đảng quý vị, anh ta có đảng của anh ấy. Những người cùng chung quan điểm hợp lại với nhau và chống những người khác quan điểm với họ. Nếu quý vị không theo họ thì họ xem quý vị là kẻ thù. Đaọ Phật thì không có đảng phái. Đaọ Phật không chống ai cả. Đạo Phật thương mọi người như chính bản thân và không thù hận ai. Và Vạn Phật Thánh Thành đề xướng sáu con đường sáng lạn (quang minh đạo lộ), cũng là sáu loại trí huệ, sáu chày hàng phục ma hay sáu loại kính chiếu yêu. Sáu loại này là gì? Thứ nhất là Không Tranh. Tại sao quý vị không nên tranh? Một khi quý vị tranh giành cái gì đó với một người muốn thứ đó thì người ấy sẽ tranh đấu với quý vị. Nhưng tôn chỉ chùa Vạn Phật là “Nếu người ta bỏ, tôi sẽ nhặt lấy nó. Nếu người ta muốn, tôi sẽ cho họ”. Chúng ta nhận lấy tất cả những gì người khác không muốn; những gì người khác muốn thì chúng ta sẽ không lấy. Vạn Phật Thành là như thế.
Đều thứ nhì là “Không Tham”. Chúng ta không tham những vật mà người khác đang mong muốn. Nếu quý vị có lòng tham thì quý vị sẽ thành ích kỷ. Nếu không tham lam thì đó mới thật là không ích kỷ. Không có lòng ích kỷ thì không cầu điềugì cả (vô sở cầu). Tại sao người ta đi khắp mọi nơi tìm cầu đủ thứ? Là vì lòng tham. Chúng ta muốn không cầu và không ích kỷ. Vậy thì điều thứ ba là “Không Cầu”. Điều thứ tư là Không Ích Kỷ và thứ năm là Không Tự Lợi. Điều thứ sáu là không nói dối. Tất cả đều có hiệu lực giống nhau. Tại sao người ta nói dối? Vì họ muốn bảo vệ lợi ích, quyền lợi của họ. Tại sao họ ích kỷ? Vì họ có cầu mong, có ham muốn, có tranh giành.
Nếu người ta không ích kỷ, không tự lợi, không cầu, không tranh và không có lòng tham thì người ta không cần nói dối và lường gạt kẻ khác như người ta có thể làm trong các thương vụ buôn bán. Nếu có đồ vật nào đó rõ ràng đáng giá 10 đồng, người bán cố bán cho quý vị với giá 100 đồng. Họ nói “Đây là giá thật rẻ, tôi chẳng có lời được đồng nào trong vụ này”. Ông ấy phải tìm cách để bán cho được. Vì chúng ta không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ và không tự lợi, chúng ta không có lý do gì để nói dối. Chúng ta trân quý mạng sống kẻ khác hơn cả tánh mạng của chúng ta. Cho nên, bây giờ khi quý vị đã quy y với tôi ngày hôm nay, tôi sẵng sàng nhận lấy các nghiệp tội của quý vị như là của tôi vậy. Tôi muốn làm như vậy vì tôi có đọc về các bậc cổ đức thánh hiền, họ đều nhận lấy lỗi của người khác nhưng không hề đổ lỗi mình cho người khác. Vua Thang đời nhà Thương nói “Nếu trẫm có tội, xin đừng để lụy đến dân chúng vạn phương, nếu dân vạn phương có tội thì đó là tội của trẫm”.(1) Ông nói: Nếu tôi có tội, xin đừng để lụy đến trăm họ, nếu trăm họ có tội thì đều do một mình tôi tạo tội. Ông kêu nài với Ngọc Hòang, với Thượng Đế và có lẽ với Đức Phật, xin họ đừng thấy đó là lỗi của những thần dân của ông.
Ghi chú:
(1) Nguyên văn Hoa ngữ:
朕躬有罪,毋以萬方,萬方有罪,罪在朕躬。
Trẫm cung hữu tội, vô dĩ vạn phương, vạn phương hữu tội, tội tại trẫm cung。