Chinese | English | Vietnamese
Mặt Trời Phật Pháp Xuất Hiện Ở Thế Gian
Bài viết của Đẳng Trí 等智
Nguyên văn 法日出現於世間 《上人弘法篇》 – THE SUN OF THE DHARMA APPEARS IN THE WORLD “An essay on Venerable Master Hua’s Propagation of the Dharma“ – Pháp Nhật Xuất Hiện Ư Thế Gian – “Thượng Nhân Hoằng Pháp Thiên”
Trích dịch từ 宣化老和尚追思紀念專集 – IN MEMORY OF THE VENERABLE MASTER HSUAN HUA
Tuyên Hóa Lão Hòa Thượng Truy Tư Kỷ Niệm Chuyên Tập – Quyển Một.
Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Ðại Học Pháp Giới Phật Giáo Xuất Bản
Mục lục
-
-
-
- Gieo Trồng Hạt Giống Ở Phương Tây Để Đặt Nền Tảng Vững Chắc
- Tôn Trọng Luật Của Phật Và Nghiêm Trì Giới Luật
- Dạy người bằng đức hạnh, lấy bản thân làm gương khiến người quy phục
- Hoằng Nguyện Cứu Thế, Vì Pháp Quên Mình
- Nhìn Thẳng Vào Giáo Dục Và Cứu Vãn Khủng Hoảng
- Thuyết Pháp, Giảng Kinh và Nhiếp Thọ Các Tôn Giáo
-
-
Gieo Trồng Hạt Giống Ở Phương Tây Để Đặt Nền Tảng Vững Chắc
Một đêm nọ đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi dưới cội cây Bồ Đề, Ngài nhìn thấy một ngôi sao và ngộ đạo. Ngài thở dài,
“Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật, nhưng chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà không chứng ngộ được.” (1)
Lý do chúng sanh làm chúng sanh là vì họ xoay lưng lại với giác ngộ và đắm chìm trong trần cấu ô uế của thế gian (bội giác hiệp trần). Họ bị vô minh phiền não che mờ, ở nơi tăm tối triền miên mà không hề biết lối thoát. Vì thế, họ mãi trôi lăn trong vòng luân hồi mà không bao giờ thoát ra được. Vì đại sự này mà đức Phật xuất hiện trên thế gian. Nhờ đó chúng sanh mới có thể được giải thoát tùy theo khả năng của họ, dần dần đoạn trừ cấu nhiễm và tâm chuyển thành thanh tịnh trong sáng, hướng về Bồ Đề tự tánh. Sau khi Thế Tôn nhập Niết Bàn, các đệ tử của Ngài đã kết tập kinh điển để truyền lại cho hậu thế. Tuy nhiên, “Người có thể hoằng truyền Đạo, nhưng Đạo không thể hoằng truyền người.” Trong thời đại Mạt Pháp hiện nay, giáo pháp trân quý của Đức Phật cần con người lưu truyền hoằng dương để các chúng sanh hậu thế có thể hiểu Phật Pháp rõ ràng và noi theo để tiến bước trên con đường giải thoát.
Khi thấy Phật Giáo ở Trung Quốc chỉ chuyên chú vào các phương diện bề ngoài nên không thể bắt rễ sâu xa, Hoà Thượng vì mong muốn phát huy Phật Giáo nên nói:
Tôi biết tôi chỉ là một kẻ tầm thường, lời nói không có ảnh hưởng nào ở Trung Quốc. Tôi không có bất kỳ địa vị nào, thế nên dù tôi có gào thét khan cả cổ họng thì cũng chẳng ai tin tôi cả. Vì vậy, tôi đã lập nguyện sẽ chỉnh đốn làm mới lại Phật Giáo ở phương Tây và khiến Phật Giáo phát triển rộng lớn ở đây, để mọi người biết Phật Giáo thực sự là gì.
Tại sao tôi đến Mỹ để truyền bá Phật Pháp? Bởi vì lịch sử đất nước này không dài lắm, và người dân chưa phát triển các thói quen xảo quyệt. Tất cả họ đều rất thành thật, vì vậy họ rất dễ tu hành y theo giáo pháp và dễ dàng tiếp nhận giáo lý nhà Phật. Đó là lý do tôi đến đất nước này để hoằng dương Phật Pháp. Tôi hy vọng tất cả mọi người sẽ có thể hiểu được giáo lý chân chánh của Phật Giáo.
Hòa Thượng đã phát nguyện rằng bất cứ nơi nào Ngài đến, Ngài sẽ không để cho thời Mạt Pháp tồn tại. Ngài sẽ chỉ cho phép Chánh Pháp ở lại thế gian. Ngài đã viết một bài kệ:
Phật Pháp chưa diệt, tăng tự diệt,
Đạo đức nên tu, người chẳng tu.
Thành thật chân chánh, bị chế giễu
Hư ngụy xảo trá, được ngợi khen.
Đời ngũ trược, hiếm người thanh khiết
Nhiễm tam độc, chẳng tỉnh bao giờ.
Tha thiết nhắn gửi Tăng chúng trẻ:
Chấn hưng Phật Giáo nhờ Tỳ Kheo. (2)
Với bài kệ này, Hòa Thượng đã khuyến khích toàn tăng chúng gánh vác nhiệm vụ quan trọng là làm sống lại và chấn hưng Phật Giáo. Ngài cũng nói:
Lúc Phật Giáo chỉ mới sơ khai ở phương Tây, đừng biến nó thành thời Mạt Pháp. Chánh Pháp chắc chắn phải tồn tại lâu dài trên thế gian. Chánh pháp trụ ở thế gian có nghĩa gì? Nếu quý vị chân thật tu hành, không tìm cầu hư danh giả lợi, và không tham đồ cúng dường, thì đó là Chánh Pháp đang trụ thế vậy.
Nếu mọi người xuất gia đều có thể giữ giới không đụng đến tiền bạc (ngân tiền giới), đều có thể ngồi Thiền, có thể ngày ăn một bữa lúc giữa trưa, có thể luôn luôn mặc giới y và nghiêm trì giới luật, thì đó là Chánh Pháp đang trụ thế vậy! Điều đó cũng có nghĩa là cung kính thực hành theo lời Phật dạy. Nếu quý vị muốn hộ trì Phật Giáo, quý vị phải chân chánh hoằng dương Phật Pháp, làm gương cho người khác, chú ý vào tứ đại oai nghi, giữ gìn năm giới và dùng bốn vô lượng tâm từ, bi, hỉ, xả để độ chúng sanh, dùng sáu đại tông chỉ không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi và không nói dối làm tiêu chuẩn cho hành vi của mình. Nếu quý vị sử dụng những quy tắc này trong việc thực hành Phật Pháp, thì bất cứ lúc nào cũng là Chánh Pháp, Sẽ không có Mạt Pháp xuất hiện.
Do đó, Hòa thượng bắt đầu với các nguyên tắc cơ bản, làm gương cho người khác, nghiêm trì giới, giữ vững các tông chỉ của mình, tôn trọng giới luật của Phật, và bao dung mọi thứ với tâm quảng đại vô lượng. Không sợ khó khăn gian khổ, Ngài đến phương Tây hoằng Pháp lợi sanh, đề xướng giáo dục, nỗ lực dịch kinh và thành lập các đạo tràng. Bằng cách đó, Ngài đã đưa Phật Pháp vào trái tim mọi người, để cho những hạt giống Bồ Đề nảy mầm ở phương Tây và tạo nên một nền tảng vững chắc cho Phật Giáo.
Tôn Trọng Luật Của Phật Và Nghiêm Trì Giới Luật
Giới luật là huyết mạch của Phật Pháp. Không có giới luật, Phật Pháp sẽ suy vong. Nếu một người xuất gia hy vọng bước đi trên con đường tu đạo kiên định và bền bỉ, và luôn là một người xuất gia chân chính, điều đó phụ thuộc vào việc họ có thể hiểu sâu sắc ý nghĩa của giới luật và nghiêm túc, chân thành giữ giới hay không. Vì vậy, Hòa Thượng nói:
Pháp do Tăng chúng truyền bá. Chỉ có con người mới truyền bá Phật Pháp. Tuy nhiên, giới luật phải là nền tảng căn bản. Nếu đệ tử Phậ không trì giới, thì đó sẽ là Mạt Pháp.
Phật Giáo vốn viên dung vô ngại, không có sự phân biệt Đông Tây, cũng không phân biệt giữa truyền thừa Bắc tông hay Nam tông, càng không phân phân biệt giữa năm tông phái. Có sự phân biệt này là do chúng sanh có căn tánh chấp trước giữa ta và người, chia rẽ Phật Giáo khi họ tấn công lỗi lầm của người khác. Thậm chí còn đau lòng hơn, sau một thời gian dài, những chấp trước và thiên kiến này đã ảnh hưởng rất nhiều tới hành giả sơ cơ các thế hệ sau này, sinh ra thái độ hành trì không chính xác. Ví dụ, một số người hành thiền hoàn toàn thờ ơ với mục đích của giới luật. Họ tuyên bố rằng thiền tông bất lập văn tự, không chấp hình tướng, và không cần tuân theo các giới luật rườm rà phức tạp. Thậm chí một số người cho rằng Phật chế giới luật để đáp ứng nhu cầu của tình hình hồi đó, nhưng thời thế đã thay đổi và giới luật có thể được xem là phương tiện. Sau một thời gian dài xen là phương tiện như vậy, đạo đức của họ bị suy đồi.
Tuy Hòa Thượng thừa kế dòng thiền Quy Ngưỡng, nhưng các đệ tử của Ngài đều nhận thức rõ về thái độ nghiêm cẩn của Ngài đối với giới luật. Khi Hòa Thượng lần đầu tiên đến Mỹ để truyền bá Phật Pháp, Ngài mong muốn các đệ tử phương Tây của mình hiểu rõ tam tạng kinh điển. Do đó, ngoài việc tự mình giảng giải “Sa Di Luật Nghi”, Ngài cũng thỉnh một số cao tăng đại đức đến thuyết giảng về giới luật. Với mong muốn khuyến khích các đệ tử nghiên cứu giới luật, Hòa Thượng đồng hành cùng họ mỗi khi họ rời Vạn Phật Thành vào lúc bốn hoặc năm giờ sáng và lái xe ba tiếng đồng hồ đến San Francisco để nghe một vị Pháp Sư khác giảng về giới luật. Trong buổi thuyết giảng, Hòa Thượng luôn quỳ ở phía sau phòng và lắng nghe. Các đệ tử của Ngài sẽ quỳ phía trước nghe giảng. Đó là cách Hòa Thượng làm gương để dạy đệ tử.
Hòa Thượng thường dạy các đệ tử rằng việc tu hành là xem xét lại chính mình chứ không phải là lo giúp người khác “giạt đồ dơ của họ”. Ngài nhắc nhở họ rằng tinh thần tu tập cơ bản là thanh tịnh chính mình. Giới luật dùng để ngăn chặn cái ác và ngăn ngừa sai lầm (chỉ ác phòng phi). Mục đích của việc học giới luật là học cách bảo vệ thân, khẩu, ý, để thân không làm việc ác, miệng không nói lời ác và tâm không khởi ý ác. Đó là, không nhìn, không nghe, không nói hoặc không làm bất cứ điều gì không hợp lễ nghĩa. Tất cả lời nói, cử chỉ và hành động nên y theo tinh thần giới luật. Tuy Hòa Thượng không bao giờ dạy đệ tử một lớp đặc biệt về giới luật, nhưng trong từng bài kinh mà Ngài giảng giải cũng như trong các bài khai thị của mình, Hòa Thượng luôn giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của giới luật.
Hòa Thượng đặc biệt nhấn mạnh rằng những người xuất gia với ngài cần phải nghiêm trì giới luật của Phật, ăn một bữa một ngày vào giờ ngọ và luôn đắp giới y. Bất luận người ngoài có chỉ trích, bài bác hay thậm chí phỉ báng cho rằng chúng ta muốn làm vẻ khác biệt, Hòa Thượng cũng không bao giờ bị lay chuyển để thay đổi các gia phong này. Trước những lời đồn đại không căn cứ này, Hòa Thượng chỉ nói: “Tôi không phải là người lập ra những quy tắc này. Đức Phật đã lập ra chúng. Chúng ta phải tuân giữ giới luật của Phật lập ra.” Tuy nhiên, Hòa Thượng vẫn phương tiện cho phép người xuất gia lớn tuổi ăn ba bữa một ngày.
Hòa Thượng cũng yêu cầu các đệ tử xuất gia của mình phải học thuộc, ghi nhớ 250 giới Tỳ Kheo hoặc 348 giới Tỳ Kheo Ni, phải luôn giữ oai nghi, và lưu tâm đến lời nói và hành vi của mình. Với các đệ tử xuất gia cũng như các đệ tử tại gia, Hòa Thượng nhiều lần nhấn mạnh việc nghiêm trì ngũ giới. Sau khi giữ được năm giới tốt đẹp rối, người ta có thể tiến lên giữ mười giới, và sau đó là cụ túc giới đối với người xuất gia. Một người phải rất trung thực và tu tập dựa trên những điều căn bản. Người ta không thể thọ giới rồi bỏ bê không giữ giới. Nhiều người không dám thọ giới vì sợ sẽ phá giới. Hòa Thượng cho rằng mọi người không thể bị ép phải thọ giới hoặc xuất gia. Để học Phật và tu hành, phải có quyết tâm kiên trì, sự chân thành và tâm lâu dài (kiên, thành, hằng). Lúc nào cũng nên nuôi dưỡng thiện căn phước đức. Nếu không, sẽ khó mà đi trên con đường tu đạo. Khi Hòa Thượng nói về giới luật, ngài nói rất rộng. Nhưng thâu tóm lại, Hòa Thượng đi thẳng vào vấn đề: “Giữ giới có nghĩa là không có dục niệm, không có vọng tưởng, đoạn dục khử ái.” Hòa Thượng cũng nói:
Giữ giới là gì? Là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi và không nói dối.
Chúng ta sở dĩ sinh ra ở cõi Ta Bà này là do ái dục và vô minh. Hòa Thượng giải thích vô minh là “không biết”. Chúng ta không biết tại sao chúng ta đến, chúng ta cũng không biết tại sao chúng ta sẽ đi. Chúng ta không biết tại sao nữ lại yêu nam hay tại sao nam lại yêu nữ. Mục tiêu của tu hành là chấm dứt sinh tử, đoạn trừ vô minh và đắc đại tự tại. Hòa Thượng đã làm sáng tỏ những câu hỏi cơ bản này một cách rất rõ ràng và dễ hiểu. Giới luật dùng để ngăn chặn cái ác và ngăn ngừa sai lầm (chỉ ác phòng phi). Chúng ta không chỉ không phạm giới về thân, khẩu, chúng ta thậm chí không được phạm giới về ý. Chúng ta không thể đắm chìm trong bất thiện dù là một chút ít, mà chúng ta phải làm điều thiện dù là điều thiện nhỏ nhất. Hòa Thượng giải thích về giới rất sinh động. Ngài không khiến mọi người bị cuốn theo ngôn ngữ của giới luật và lãng phí nhiều thời gian ở đó trong khi không hiểu được ý nghĩa căn bản của giới luật.
Hòa Thượng không bao giờ yêu cầu đệ tử của mình thực hành hạnh không ngủ nằm vào ban đêm và không ăn thức ăn có dầu và muối. Tuy nhiên, Ngài luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành thiền. Những người muốn hành thiền sẽ thấy cách ăn uống của họ ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến việc tu tập thiền định của họ. Để cò định thì không được tham món ăn ngon, bổ dưỡng, không nên ăn quá nhiều, và tất nhiên không được dùng chất say, ăn thịt, hoặc ăn một trong năm loại thực vật cay nồng (tỏi, hành, v.v…). Vì vậy, nhiều đệ tử, ngoại trừ những người già, yếu, hay ốm yếu, đều noi gương Hòa Thượng, đó là không ngủ nằm và không ăn dầu và muối. Sư Phụ cũng nhắc nhở các đệ tử rằng trong việc tu hành, càng nghèo càng tốt. Như có câu, “Con Phật nghèo, miệng xưng nghèo, Rõ thực thân nghèo Đạo chẳng nghèo.” (3). Vì vậy, các đệ tử xuất gia của Hòa Thượng chưa bao giờ nhận tièn cấp phát đều đặn hay nhận cúng dường cá nhân. Tu viện cung cấp tất cả các nhu cầu thiết yếu của họ, để họ không phải nghĩ về tiền bạc. Nhiều người trong số họ đã phát tâm trì giới không giữ tiền để họ có thể hoàn toàn đoạn tuyệt nhiễm duyên với tiền để tu hành thanh tịnh, viên mãn hơn.
“Không có thước và com pa thì không thể vẽ hình vuông và hình tròn.” (4). Hòa Thượng nhấn mạnh nhiều lần rằng trong thời Mạt Pháp, ma cường pháp nhược, chúng ta có thể biết một người đang thực hành Chánh Pháp hay tà pháp bằng cách xem người đó có giữ giới hay không. Kinh Lăng Nghiêm viết, “nhiếp tâm vi giới.” Nhiếp tâm bất loạn chính là giử giới. Các tăng sĩ và cư sĩ nên phát tâm trì giữ giới, luôn tự thâu nhiếp thân tâm và chú ý đến lời nói, hành vi và oai nghi của mình. Do đó, quy củ tại các chùa chi nhánh của TổngHội Phật Giáo Pháp Giới rất nghiêm ngặt. Đặc biệt là nam nữ không tuỳ tiện nói chuyện với nhau, nam nữ cũng không nói chuyện chỗ riêng biệt. Giới hạn của khu vực nam và khu vực nữ được phân chia hoạch định rất rõ ràng. Trong mọi sinh hoạt hằng ngày, trong các nghi lễ và bữa ăn, nam và nữ luôn tách biệt và luông cẩn trọng nhiếp tâm giữ ý. Nhiều người khi lần đầu đến Vạn Phật Thành không thể quen với thái độ lạnh lùng, nghiêm khắc, nhưng sau khi sống ở đó một thời gian, họ thấy cần phải có những quy củ như vậy và rất vui vẻ tuân thủ.
Trong tu hành, chúng ta phải thay đổi tập khí bất thiện và lỗi lầm của mình, giải thoát bản thân khỏi ngũ dục lục trần. Lúc đầu, chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu, không thoải mái. Tuy nhiên, nếu muốn được tự tại, trước hết chúng ta phải chịu đựng sự khó chịu này. Tu hành cũng giống như chèo thuyền ngược dòng. Chúng ta đang đi ngược lại tập khí và ái dục của mình, cố gắng tiến lên, không thối chuyển. Do đó, quy củ giới luật giống như vật bảo vệ người tu hành, bảo vệ chúng ta khỏi phóng dật giải đãi và giúp chúng ta dũng mãnh tinh tấn trên đường Đạo.
Dạy người bằng đức hạnh, lấy bản thân làm gương khiến người quy phục
Lúc Hòa Thượng mới đến Hoa Kỳ thì cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba nổ ra, Hoa Kỳ và Liên Xô đang trên bờ vực chiến tranh. Tình hình vô cùng nguy cấp. Lúc đó, Hòa Thượng nói rằng, “Tôi vừa đến đất nước này và chưa đóng góp bất cứ điều gì cho người dân của đất nước này hay giúp đỡ họ bằng cách nào cả. Nếu chiến tranh nổ ra, cả hai bên sẽ mất đi vô số sinh mạng.” Hòa Thượng sau đó thắp nhang trước chư Phật và phát nguyện, “Con cầu cho chiến tranh chấm dứt, cầu hòa bình thế giới bằng cách sẽ nhịn ăn năm tuần.” Ba mươi lăm ngày trôi qua, chiến tranh không nổ ra ở Cuba. Các báo chí lúc đó đã đưa tin việc tuyệt thực của Hòa Thượng giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba.
Khi Hòa Thượng lần đầu đến Mỹ để hoằng pháp, nhiều người phương Tây thậm chí còn không biết Phật Giáo là gì, họ cũng chưa từng thấy người xuất gia, nên họ chắc chắn không biết cách cung kính cúng dường. Những khó khăn gian khổ mà Hòa Thượng gặp phải khi đến thiết lập Phật Pháp ở Mỹ thật không thể diễn tả và chỉ được một số ít người biết đến. Nhưng Hòa Thượng không bao giờ yêu cầu đệ tử cúng dường, và cũng không bao giờ bảo các đệ tử ra ngoài phan duyên. Ngài luôn giữ vững phương châm:
“Dù lạnh chết, không phan duyên.
Dù đói chết, không van nài.
Dù nghèo chết, không cầu cạnh.
Tùy duyên, không đổi.
Không đổi, tùy duyên.
Giữ vững Ba Đại Tông Chỉ.” (5)
Ngài không bao giờ phan duyên với cư sĩ hay giao tế với người quyền quý. Một số người đề nghị giới thiệu Hòa Thượng với Thống đốc California và Tổng thống Hoa Kỳ, nhưng Sư Phụ đã từ chối. Tuy nhiên, nếu những người quyền quý tìm đến Hòa Thượng xin chỉ giáo, Ngài đối xử bình đẳng với họ và tùy căn cơ mà giáo hóa.
Có một đại thương gia giàu có ở Đài Loan có người vợ bị bệnh về mắt. Một đệ tử của Hòa Thượng đề nghị Ngài chữa bệnh cho bà ấy để có được sự hỗ trợ của người thương gia. Khi Hòa Thượng nghe nói thế, Ngài đáp ngay:
“Tôi không chấp nhận những chuyện như thế! Người ta bình phục là do cảm ứng của chính người đó, không phải do năng lực của tôi. Tôi không làm chuyện buôn bán.”
Cũng có người đề nghị Hòa Thượng công khai quảng cáo, khi chùa gây dựng được danh tiếng, chùa sẽ trở nên rất bận rộn náo nhiệt. Điều họ thực sự muốn nói là khi có nhiều người đến thì sẽ có rất nhiều tiền. Tuy nhiên, những quan điểm này đi ngược lại các tông chỉ tu tập và thành lập các đạo tràng. Chúng ta không quảng cáo cho mình, vì tu hành không phải là để cho người khác thấy. Chúng ta tu hành cho chính mình; không cần phải tuyên truyền. Chùa là nơi để tu hành, không phải là nơi để thiết lập quan hệ giao tế với mọi người hoặc là nơi để cùng nhau trò chuyện cười đùa.
Dù trong bất cứ trường hơp nào hoặc bất cứ ở đâu, Hòa Thượng cũng không bao giờ tạo dáng vẻ bề ngoài. Đôi khi có những người không biết Hòa Thượng cứ lầm tưởng một trong những đệ tử của Hòa Thượng là đại pháp sư hoặc cao tăng. Tôi còn nhớ vào ngày lễ khai quang Chùa Kim Phong Thánh Tự ở thành phố Seattle, vào giờ thọ trai, các đệ tử xuất gia của Hòa Thượng được chỉ định ngồi lên phía trước, nơi mọi người có thể nhìn thấy họ. Còn Hòa Thượng bận công chuyện và đến trễ. Vì phòng ăn rất đông và ồn ào, Hòa Thượng đã tìm một chiếc bàn bình thường ở một góc và ngồi xuống thọ trai. Nhiều người tiếp tục đến thọ trai, nhưng dường như không ai để ý rằng Hòa Thượng đang ngồi ăn với mọi người. Ngài điềm đạm thọ trai xong, rồi ngồi đó nhìn mọi người. Đó là vị đại thiện tri thức của chúng ta, một vị tăng thanh tịnh chân chánh. Một hành giả chân chánh tu Đạo thì khiêm tốn và không lập dị ra vẻ hoặc cố gắng nổi bật, vị ấy cũng không tham đồ cúng dường hay cố làm hài lòng mọi người. Hòa Thượng thường nhấn mạnh:
“Một người xuất gia nên làm những bổn phận của mình. Nếu một người xuất gia để tu hành, về cơ bản, họ không nên tham đồ cúng dường, cầu danh lợi, không giở thủ đoạn, mưu đồ hối lộ hoặc chiêu mộ tín đồ. Họ nên đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, bất kể những người đó có ủng hộ Phật Pháp hay không.”
Tất cả những điều chúng ta nói ra đều nên là để giúp mọi người cải ác hướng thiện, thanh tịnh tâm ý, minh tâm kiến tánh; chúng ta không nên nói những lời trống rỗng, không thực tế. Chúng ta không nên chỉ nói về Thiền qua đầu môi chót lưỡi (khẩu đầu thiền). Chúng ta cũng không nên nói lời xảo quyệt hay dua nịnh. Chúng ta không nên ban bố Phật Pháp như một ân huệ cá nhân. Nếu chúng ta có thể duy trì loại tiết tháo này và làm một vị tăng thanh tịnh, thì đạo tràng theo đó cũng sẽ thanh tịnh. Khi mọi người đến một nơi tu hành như vậy và được ảnh hưởng bởi môi trường đạo phong chất phác vô nhiễm như vậy, thì họ sẽ tự nhiên phát tâm tu hành. Vậy hà cớ gì chúng ta phải nhọc tâm vắt óc nghĩ cách tuyên truyền cho mình để khiến mọi người chú ý đến chúng ta chứ?
Hòa Thượng thường nói rằng Ngài chẳng có gì ngoài xương cốt cứng. Do đó, bất kể Ngài gặp phải hoàn cảnh rắc rối hay khổ sở gì, Ngài cũng không bao giờ cúi đầu khuất phục hay bỏ cuộc. Ngài chỉ nỗ lực tiến tới. Trong mọi sinh hoạt hằng ngày, Ngài tự làm mọi thứ và không muốn người khác phục vụ mình. Trong nhiều chuyến đi hoằng pháp các nước ở châu Á và châu Âu, Hòa Thượng luôn tự xách hành lý và đi sau mọi người. Ngay cả trong những năm gần đây, khi Ngài đi máy bay và đến thăm các đạo tràng để thuyết pháp trong tình trạng bệnh tật, Hòa Thượng vẫn khăng khăng tự xách hành lý của mình. Ngài nói: “Tôi muốn tự lập tự cường. Tôi không muốn ỷ lại nương nhờ vào người khác.”
Một lần nọ, khi Hòa Thượng đến chùa Kim Phật Thánh Tự, Ngài bận rộn cả ngày cả trong lẫn ngoài chùa, và vào ban đêm, các cư sĩ vây quanh Ngài và liên tục hỏi Ngài cho đến gần mười giờ tối. Khi mọi người cáo từ và thỉnh Ngài về phòng an nghỉ, Hòa Thượng trả lời, “Tôi cần lên lầu giặt y phục của mình đây!” Hòa Thượng lấy chính mình làm gương, dạy cho các đệ tử xuất gia của mình rằng tu hành, chúng ta phải bắt đầu từ chỗ đơn giản nhất và thấp nhất. Chúng ta không nên nghĩ mình là đại pháp sư ngay khi xuất gia, và mong đợi người khác cung kính cúng dường chúng ta. Có câu, “Chịu khổ thì hết khổ. Hưởng phước thì hết phước.” Cho dù ở nơi nào, chúng ta cũng nên tu bồi phước đức. Nếu không, kiếp sau chúng ta có thể phải mang lộng đội sừng mà trả nợ. Lúc đó chúng ta có cầu cứu Sư Phụ thì cũng quá muộn rồi.
Không phải tất cả các đạo tràng chi nhánh của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới đều giống Vạn Phật Thành với không khí trong lành, không gian rộng rãi và môi trường cảnh đẹp tự nhiên chung quanh. Một số đạo tràng chi nhánh nằm trong thành phố ồn ào, thậm chí có thể ở những khu vực không an toàn. Trong những điều kiện này, Hòa Thượng đã huấn luyện các đệ tử đối phó với môi trường huyên náo và lòng người thế sự phức tạp, xem các đệ tử có thật sự tuân thủ tông chỉ, nghiêm giữ gia phong, tất cả chỉ dựa vào chính mình và tuyệt đối không phan duyên không.
Hòa Thượng từng giải thích rằng lòng tham lam là nguyên nhân khiến con người phan duyên, do đó bị người khác lợi dụng và đánh mất phương hướng. Do đó, Hòa Thượng luôn cảnh báo các đệ tử nên ít tham muốn và biết đủ, nên nhẫn nại thì được an lạc, nên nghiêm trì giới luật, và cần đặc biệt chú ý về uy nghi, cử chỉ. Tuy nhiên, khi đối mặt với các khảo nghiệm, một số người bị cảnh giới lôi cuốn lay chuyển. Trong những trường hợp đó, Hòa Thượng tùy căn cơ mà giáo hóa, đôi khi dùng phương thức khiển trách họ nghiêm khắc gần như vô lý, đến mức mọi người không thể hiểu hoặc chấp nhận nổi. Tuy nhiên, trí tuệ và lòng từ bi của Hòa Thượng vượt ngoài tầm hiểu biết của những người bình thường như chúng ta. Ngài từng nói: “Trên đời này không có gì là công bằng!” Người bình thường chỉ có thể đánh giá sự công bằng của những gì họ thấy trước mắt họ. Họ không thể suy ngẫm và hiểu chân tướng thực sự. Thay vào đó, họ tranh giành danh dự, thể diện, địa vị và “công bằng.” Đó là đặc tính của những chúng sanh trong thời Mạt Pháp.
Đối với những chúng sanh như vậy, Hòa Thượng đem lòng chí thành và từ bi giáo hóa . Chỉ cần họ có thể chân thành sámh hối, cải sửa lỗi cũ để thành con người mới thì Hòa Thượng sẵn sàng tự nguyện gánh chịu nghiệp tội và thọ nhận khổ đau thế cho họ. Hòa Thượng nói:
“Sau khi quý vị quy y Phật Pháp thì không nên tạo lại tội nữa. Thay vào đó, quý vị nên làm tất cả các loại việc thiện. Tất cả các nghiệp tội mà quý vị đã gây tạo trong quá khứ đều xem như là tội của tôi bởi vì hồi đó tôi đã không giáo hóa quý vị. Nếu quý vị lẽ ra đọa địa ngục do tạo tội trong quá khứ, tôi bảo đảm quý vị sẽ không đọa địa ngục. Nếu quý vị lẽ ra phải chuyển thành ngạ quỷ vì nghiệp tội trong quá khứ, nhưng quý vị sửa chữa lỗi lầm và bắt đầu lại, tôi sẽ trở thành ngạ quỷ và chịu hình phạt thay cho quý vị. Nếu quý vị lẽ ra sẽ trở thành súc sanh vì nghiệp tội trong quá khứ, nhưng bây giờ sau khi quy y, quý vị không làm các điều ác, chỉ làm các việc lành, thì tôi sẽ sẵn sàng làm súc sanh thay quý vị. Cho dù quý vị phạm tội gì trước đây, tôi đều sẵn sàng gánh hết cho quý vị.”
Nhiều khi đệ tử mắc lỗi, Hòa Thượng trách la họ, nhưng Ngài cũng nói: “Đó là vì tôi không biết làm một thầy nên đệ tử của tôi mới mắc lỗi.” Hòa Thượng thường dạy, “Chân thật nhận lỗi mình. Chớ bàn luận lỗi người. Lỗi người là lỗi mình. Đồng thể tức đại bi.” Khi các đệ tử không vâng lời, Hòa Thượng sẽ dùng phương thức lạy họ để làm họ thay đổi. Các bậc cao tăng đại đức, tổ sư trong lịch sử Phật Giáo, xưa nay chưa từng có ai cúi đầu lễ lạy nhận lỗi trước đệ tử. Hòa Thượng luôn nhấn mạnh rằng chúng ta phải tu phước tu huệ, không phải chỉ nói đầu môi. Đức phải được thực hành. Nếu không hành, làm sao có đức? Hòa Thượng tự thân thực hành đạo lý, do đó các đệ tử thấy và noi theo. Muốn trở thành Phật không phải là điều dễ dàng. Đức Phật phải đầy đủ phước huệ mới trở thành Phật được. Do đó, Hòa Thượng dạy các đệ tử rằng trên con đường tu đạo, ngay cả cơ hội nhỏ nhất để bồi dưỡng phước lành cũng không nên từ bỏ, và việc ác dù nhỏ nhất cũng không nên phạm.
Hòa Thượng thực sự bắt đầu bồi dưỡng đức hạnh khi còn nhỏ. Lúc nói về thời thơ ấu của mình, Ngài có đề cập về những sinh hoạt lúc còn nhỏ và có nói đến việc sám hối tội bất hiếu đối với cha mẹ của mình trong quá khứ. Và Ngài bắt đầu thực hiện việc lạy cha mẹ lạy ba lạy mỗi ngày biểu thị sự biết sai lầm và muốn sửa đổi. Sau đó, Ngài cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ, vì vậy Ngài bắt đầu mỗi ngày lạy trời đất ba lạy, rồi lạy nguyên thủ quốc gia ba lạy, và các vị thầy tương lai của mình ba lạy. Sau đó, Ngài tăng lên lạy những người đại hiếu thảo, đại thiện nhân, đại thánh nhân, và đại hiền nhân trên thế gian. Đến mức Ngài lạy tất cả những người tốt và tất cả những người xấu. Hòa Thượng lạy một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối, dù mưa hay nắng, năm tiếng mỗi ngày. Ngài lạy không gián đoạn trong sân của mình, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Khi một người không mong cầu bất cứ điều gì, thì phẩm cách của ngýời ðó sẽ tự nhiên trở nên cao thýợng. Hòa Thượng đã cảm hóa các đệ tử và hướng dẫn chúng sanh bằng đức hạnh của mình. Tại sao Hòa Thượng lạy người xấu? Đơn giản vì Ngài hy vọng một người xấu một ngày nào đó sẽ nhận ra lỗi lầm của mình và thực sự sửa đổi thành người tốt. Có một số đệ tử, vì họ quá phiền não và không thể sửa đổi lỗi lầm, phải rời bỏ đạo tràng và Hòa Thượng. Hòa Thượng luôn vô cùng đau lòng vì điều này, bởi vì Ngài đối xử bình đẳng với tất cả các đệ tử của mình. Ngài có kỳ vọng lớn dành cho các đệ tử. Ngài hy vọng tất cả các đệ tử của mình sẽ có thể giúp Phật Giáo hưng thịnh, do đó hoàn thành trách nhiệm của họ. Hòa Thượng nói:
“Những người đã quy y với tôi là máu thịt của tôi. Bất kể phần nào của cơ thể tôi bị cắt lìa, đều sẽ rất đau đớn. Bất kể phần nào của cơ thể tôi chảy máu, nguyên khí thân thể tôi cũng bị tổn thương. Do đó, tất cả quý vị nên đoàn kết với nhau. Để Phật Giáo hưng thịnh, quý vị phải chịu những thua thiệt mà người khác không muốn chịu và chịu đựng những lời lăng mạ mà người khác không chịu nổi. Quý vị phải mở rộng tâm lượng và cư xử chân chật. Nếu hành động của quý vị không chân thật, chư Phật và Bồ tát đều biết. Quý vị không có thể lừa dối các Ngài. Mọi người phải kiểm điểm lỗi lầm của mình và hết lòng sửa chữa sai lầm trong quá khứ. Chân chánh nhận thức hành vi điên đảo và bất thiện của mình trong quá khứ. Hãy trung thực. Hãy quên mình phụng sự Phật Giáo và toàn xã hội.
Trên thế giới này, mỗi tổ chức và mỗ xã hội đều có những phức tạp và đấu tranh nội bộ riêng. Tại Chùa Kim Sơn Thánh Tự, Vạn Phật Thành, Chùa Kim Luân Thánh Tự và tất cả các đạo tràng chi nhánh khác của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, chúng ta phải cải thiện tình hình đó. Đương nhiên, chúng ta không thể trở nên hoàn hảo ngay lập tức, nhưng chúng ta nên làm việc từng bước để thay đổi cho đến khi chúng ta đạt đến mức viên mãn nhất, chu đáo nhất và tộ cùng nhất. Sau đó, chúng ta phải giữ gìn hành vi thiện đó và quyết tâm trong từng suy nghĩ, để chúng ta có thể giúp Phật Giáo mở rộng và hưng thịnh. Mọi đệ tử nên có trách nhiệm và suy nghĩ, “Nếu Phật Giáo không hưng thịnh, thì đó là vì mình chưa làm tròn tận trách nhiệm của mình.” Đừng đổ trách nhiệm lên người khác. Nếu ai cũng có thể nghĩ như thế, thì trong tương lai gần Phật Giáo chắc chắn sẽ có thể hưng thịnh và lan rộng đến mọi nơi trên thế giới!”
Hòa Thượng luôn suy nghĩ, “Các đệ tử của mình có tu hành không?” Nhưng các đệ tử của Ngài có luôn nhớ đến kỳ vọng của Hòa Thượng đối với chúng ta không?
Mọi người đều biết sự khiêm tốn của Hòa Thượng không muốn ai biết công của mình. Tại nhiều nước ở Châu Á cũng như ở Hoa Kỳ, Hòa Thượng đã cứu nhiều người đang bên bờ tử vong. Những người khác thoát khỏi hiểm nạn nhờ sự trợ giúp vô hình của Hòa Thượng. Những câu chuyện về thần thông như vậy rất nhiều không kể xiết. Tuy nhiên, Hòa Thượng luôn nói rằng, “Đây là nhờ chư Phật và Bồ tát từ bi gia hộ, do cảm ứng từ lòng chân thành của người đó.”
Thần thông vốn có sẵn trong tất cả chúng ta. Ở vị trí phàm phu, chúng ta không có thần thông, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thực sự không có thần thông mà chỉ là vì thần thông bị vô minh che lấp nên không hiển hiện được. Ở quả vị thánh nhân, thần thông cũng không đến từ bên ngoà mà chúng tự nhiên hiển hiện. Có hay không có thần thông là điều không quan trọng. Có thần thông cũng không có nghĩa là đã chứng quả, đắc đạo. Những người thực sự có thần thông có thể giữ chúng và có thể sử dụng chúng bất cứ khi nào họ muốn. Đó không phải là một điều rất phi thường. Có thần thông không phải là sai, và hiện thần thông cũng có thể không sai. Tất cả phụ thuộc vào tâm của quý vị như thế nào. Nếu quý vị hiện thần thông để khoe khoang, để mọi người tôn kính và cúng dường, để đề cao danh tiếng, thì điều đó là sai rồi.
Đức Phật sở dĩ cấm các đệ tử hiện thần thông vì Ngài không muốn mọi người chỉ cúng dường riêng cho những đệ tử có thần thông. Ngài muốn mọi người đối xử bình đẳng với các đệ tử của mình và cúng dường cho toàn bộ Tăng chúng. Nếu nói rằng hiện thần thông là sai, thì khi chư Phật, Bồ Tát hay La Hán hiện thần thông thì đều là sai. Nếu một người có thần thông, thì vào đúng thời điểm, thị hiện cũng chẳng sao. Chỉ e rằng quý vị không có thần thông và không thể hiện thần thông ngay cả khi quý vị muốn. Có câu rằng, “Chánh nhân hành tà pháp, tà pháp biến thành chánh, tà nhân hành chánh pháp, chánh pháp biến thành tà.” Vậy quý vị phải quyết định nên cần phải làm gì.
Nhiều người đã đến gặp Hòa Thượng vì họ nghe nói về sự trợ giúp vô hình của Ngài mà Ngài có thể ban cho. Họ đến, nửa tin nửa ngờ, để cầu Hòa Thượng giúp. Sau khi được ban phước, họ nhét một phong bì màu đỏ vào tay Ngài, và thế là kết thúc. Họ sau đó không bao giờ đến để nghe Kinh hay Pháp. Có lần có người đã hỏi Hòa Thượng tại sao rất nhiều người bệnh đến cầu Hòa Thượng giúp thay vì đi gặp bác sĩ. Hòa Thượng trả lời, “Bởi vì đến đây thì rẻ hơn.”
Con người gặp khó khăn hoặc mắc đủ loại bệnh nan y, đều liên quan đến nhân quả kiếp trước. Tuy Hòa Thượng từ bi muốn tự mình gánh khổ đau cho chúng sanh, nhưng nếu chúng ta không nhìn thấy mọi thứ rõ ràng ở mức độ gốc rễ là nhân quả, ăn năn hối cải, và tu bồi phước đức, vậy thì chư Phật cũng không giúp nổi chứ đừng nói là Hòa Thượng. “Gieo nhân tốt gặp quả tốt. Gieo nhân xấu gặp quả xấu. Nếu chưa thấy quả báo thì là thời điểm chưa đến mà thôi.” Pháp thì không cố định. Trước khi quả thành sự thật, thì vẫn còn cơ hội để xoay chuyển sự việc, để cho chúng ta một sinh lộ mới. Tất cả hoàn toàn tùy vào lòng “tin” của chúng ta có chân thật hay không, tâm chúng ta có chân thành hay không và cách chúng ta làm như thế nào. Một Minh Nhãn Thiện Tri Thức có thể cho chúng ta biết rõ nhân quả báo ứng và chỉ cho chúng ta cách sửa đổi. Nhưng nếu chúng ta trao hết nghiệp lực của mình cho Thiện Tri Thức để bản thân chúng ta có thể tự do vô sự, thì chúng ta chắc chắn thiếu đức rồi.
Do ngu muội và tham lam của con người, khi có bệnh, họ đau khổ khóc lóc. Khi được chữa khỏi, họ quên đi nỗi khổ bệnh tật. Khi họ gặp rắc rối, họ tìm đến Hòa Thượng cầu cứu. Khi hết rắc rối, họ quay lại đường cũ, quên đi luật nhân quả. Kết quả là, bệnh của họ tái phát và họ còn gặp rắc rối lớn hơn trước. Tệ hơn nữa, một số người bắt đầu phỉ báng và làm những điều trái nhân quả và trái lời chỉ dạy của Hòa Thượng. Thật đáng thương! Tất nhiên, cũng có khá nhiều người nhờ Hòa Thượng chỉ dạy nên đã chân thành thừa nhận sai lầm. Sau khi nhận ra mức độ nghiêm trọng của việc phạm sai lầm theo nhân quả, họ chân thành tu tập để sửa đổi lỗi lầm, vun bồi phước đức, và tiêu trừ nghiệp chướng. Do đó, họ đã có thể chuyển họa thành phước và nhận được nhiều cảm ứng. Như Hòa Thượng thường nói:
“Đây đều là nhờ thành tâm mà họ có được cảm ứng, họ đã làm cảm động trời rồng hộ pháp, làm cảm động Bồ Tát đền gia hộ cho họ.”
Tuy có nhiều người theo Hòa Thượng vì có được nhiều cảm ứng kỳ dị, nhưng đó chỉ là một loại nhân duyên. Đó cũng có thể được coi là một phương tiện. Đối với Hòa Thượng, điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhận ra giáo lý chân thật của Phật Pháp, y pháp tu hành. Cũng có nhiều người theo Hòa Thượng bởi vì họ cảm động bởi đức tính cao cả, lòng bao dung vô biên và lòng từ bi vô lượng của Ngài. Một số đệ tử rất ngoan cố, cống cao ngã mạn, nhưng dưới sự giáo hóa đầy trí tuệ và từ bi của Hòa Thượng, dần dần họ học được cách điều phục cố chấp và nóng nảy. Có một số người thậm chí đã từ bỏ địa vị lương cao, từ bỏ danh tiếng khổ nhọc nhiều năm mới có được, và xuất gia theo Hòa Thượng, cống hiến cho việc nghiên cứu và thực hành Phật Giáo.
Lại còn có một số người phải chịu đủ loại khó khăn và tận cùng đau khổ. Hòa Thượng bảo họ, “Lúc này, cuối cùng quý vị đã nhận ra rằng xuất gia theo tôi, quý vị đã chấp nhận thiệt thòi lớn.” Ngài thường nói rằng chúng ta nên học cách chịu thiệt thòi. Những người la mắng chúng ta hoặc thậm chí đánh đập chúng ta đều là Thiện Tri Thức của chúng ta. Có câu rằng, “Quán lời xấu xa là công đức thì lời xấu xa trở thành Thiện Tri Thức.” (6). Người ta la mắng chúng ta, đánh đập chúng ta, họ giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng đó. Chúng ta cảm ơn họ còn không đủ, sao lại còn phiền não chứ? Bởi vậy Hòa Thượng không bao giờ biện bạch trước những chỉ trích của người khác. Ngài chỉ tiếp tục hành theo đạo lý và nói lời chân thật. Sư Phụ thường dạy chúng ta chân thực thực hành sáu đại tông chỉ: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi và không nói dối. Bởi vì mọi người đều nhìn thấy tấm gương mà Ngài đặt ra bằng hành vi của chính mình, họ tự nguyện tiếp thu lời dạy của Ngài, đó là một lời dạy bằng thân giáo, không cần lời nói. Vì vậy, có câu:
Đúng sai cải làm gì, chân ngụy tự hiểu rõ.
Người trí thấy sự thật, người ngu hành giả dối.
Người thiện học Bồ Tát, kẻ ác mắng la Phật
Bình đẳng đại từ bi, nhiếp khắp toàn chúng sanh. (7)
Hoằng Nguyện Cứu Thế, Vì Pháp Quên Mình
Vào ngày 9 tháng 4 năm 1956, Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân từ núi Vân Cư đã đặc biệt truyền cho Hòa Thượng là người kế thừa tông Quy Ngưỡng đời thứ chin, thuộc phái hệ Tuyên (8) và được đặt pháp danh là Tuyên Hóa. Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân đã viết một bài kệ cho Ngài, biểu thị niềm tin (kệ biểu tín):
Tuyên Quy diệu nghĩa chấn gia thanh,
Hóa thừa Linh Nhạc pháp đạo long,
Độ dĩ tứ lục truyền tâm ấn,
Luân toản vô hưu tế khổ luânDịch nghĩa:
Tuyên Quy diệu nghĩa thạnh gia môn,
Hóa thừa Linh Nhạc pháp đạo vượng,
Độ truyền Bốn Sáu (9) làm tâm ấn,
Luân chuyển không ngơi độ khổ nạn. (10)
Để thực hiện sứ mạng hoằng dương Phật pháp ở phương Tây, kế thừa tâm nguyện của lão Hòa Thượng Hư Vân trong việc đào tạo các thế hệ tương lai, và tiếp tục truyền thừa pháp mạch tông Quy Ngưỡng, Hòa thượng đã lấy pháp danh Tuyên Hóa sau khi đến Mỹ.
Hòa thượng nói: “Trong các loại bố thí, bố thí Pháp là quan trọng nhất. Vì vậy, chúng tôi giảng Kinh thuyết Pháp mỗi ngày, bố thí Pháp cho mọi người.” Mỗi khi Sư phụ giảng Kinh thuyết Pháp, số người có mặt không có gì khác biệt với Ngài. Cho dù có mười nghìn người hay chỉ một người, Ngài luôn thuyết Chánh Pháp rất nghiêm túc và cung kính. Trong 30 năm ở Hoa Kỳ, Hòa Thượng đã hoằng dương Phật pháp khắp Hoa Kỳ và Canada. Bất chấp di chuyển đường dài căng thẳng, nhiều lần Ngài đã bôn ba đến các quốc gia ở châu Á và châu Âu, và với tiếng đại sư tử hống, Ngài đã truyền tinh thần Phật Pháp vào tâm trí mọi người.
Hòa Thượng đã ban bố giáo lý theo căn cơ của mọi người và nguyện cứu độ chúng sanh. Nhiều người đã bỏ ác làm lành, thay đổi hoàn toàn cuộc sống hằng ngày và quan điểm của họ về cuộc sống sau khi nghe Pháp âm của Hòa Thượng. Ngài muốn mọi người chân chánh hiểu rõ về đạo lý Phật Giáo. Không phải Ngài muốn làm lợi ích cho Phật Giáo mà chỉ muốn mọi người tự phản tỉnh quán chiếu bản thân, nỗ lực tu tập để trừ bỏ nhiều thói quen và lỗi lầm mà họ đã có từ khi vô thủy, theo Pháp tu hành, và cuối cùng minh tâm kiến tánh, về lại ngôi nhà ban đầu của chính mình. Cảnh do tâm chuyển. Nếu một khi bỏ ác, thì các loại tai ương và hoạn nạn của chính mình sẽ được hóa giải. Nếu mọi người đều có thể làm thế, thì tự nhiên quốc thái dân an đồng thời mọi thiên tai nhân họa, tất cả những sự việc không tốt sẽ được hóa giải. Đó là tâm nguyện của Phật khi Ngài xuất hiện trên thế gian và thuyết Pháp để cứu độ chúng sanh. Đó cũng là tâm nguyện của mỗi người hoằng pháp – nguyện tất cả chúng sanh đều cùng thành Phật đạo.
Ngoài việc thuyết Pháp và cứu độ chúng sanh khắp nơi, Hòa Thượng còn tận tụy trí lực kiến lập các Đạo tràng (tu viện, chùa, trung tâm tu hành). Ngài nói:
“Đạo tràng được chuẩn bị cho mọi Phật tử sử dụng, cho mọi thành viên của mọi tôn giáo sử dụng và cho mọi chúng sanh trên thế gian sử dụng.”
Trong 30 năm ở Mỹ, Hòa thượng bắt đầu từ thành phố San Francisco với một nơi không đặc biệt và rất nhỏ bé là Giảng Đường Phật Giáo, nhưng sau đó mở rộng đến Vạn Phật Thánh Thành ngày nay, trên 488 mẫu đất (11). Với Vạn Phật Thánh Thành làm trụ sở, Hòa Thượng đã thành lập hơn 30 Đạo tràng trên khắp nước Mỹ, Canada và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Hòa Thượng đã nỗ lực kiến lập các Đạo tràng này mà không quan tâm đến bản thân. Bất luận Đạo tràng đó có xa đến đâu, lạnh đến đâu hay hẻo lánh đến đâu, Hòa Thượng luôn đích thân đến xem nơi đó, tham gia vào công việc hướng dẫn các đệ tử trong các vấn đề kiến lập Đạo tràng. Rất ít người biết về những hoàn cảnh gian nan và khó khăn mà Ngài đã trải qua. Sau khi việc kiến lập Đạo tràng xong xuôi, Đạo tràng liên tục theo dõi và hướng dẫn các đệ tử cách tu hành và xử lý các vấn đề của họ. Do đó, việc kiến lập Đạo tràng rất khó khăn, nhưng việc điều hành Đạo tràng còn khó khăn hơn.
Để tu hành, cần bốn điều: Tiền bạc, Pháp, bạn đồng tu, và một nơi chốn. Mục đích của Hòa Thượng trong việc kiến lập Đạo tràng là để cung cấp cho hành giả một nơi để an trú. Bất cứ khi nào Hòa Thượng biết có người phát tâm tu hành, Ngài sẽ rất vui mừng và sẽ làm mọi thứ có thể để cung cấp các nhu cầu cho người đó. Khi một Đạo tràng được thiết lập, một mặt cung cấp một nơi để các hành giả an định thân tâm, nơi dụng công tu Đạo; mặt khác còn dùng Đạo tràng hoằng dương Phật Pháp, để chánh pháp được luân lưu thường chuyển, để người không có thiện căn sẽ có thể trồng thiện căn, người chưa có duyên sẽ có cơ hội gieo duyên với Phật, để hạt giống bồ đề sẽ lan rộng khắp nơi. Do đó, Hòa Thượng thường nhắc đi nhắc lại đốc thúc các đệ tử tại các Đạo tràng đừng quên cần nhất tâm tu hành và đồng thời đừng bao giờ quên chuyển Đại Pháp Luân để các chúng sanh hữu hình cũng như vô hình đều được nghe Phật Pháp, theo Pháp tu hành và hướng về Phật Đạo.
Hòa Thượng đã rất nhiều lần dạy các đệ tử xuất gia phải giao phó thân tâm tính mạng của mình cho long thiên hộ pháp. Vì họ đã xuất gia, họ nên buông bỏ mọi nhiễm duyên của thế tục và bước đi trên con đường thanh tịnh. Nếu họ chân thành, tất có cảnh giới cảm ứng không thể nghĩ bàn. Hòa thượng hoàn toàn xả thân, bố thí triệt để, vì mục đích duy trì Phật chủng và tiếp tục mạch mạch trí huệ của Phật, rộng cứu chúng sanh. Ngài không bao giờ tính toán vì bản thân mình, có thể nói là không có một chút bản ngã. Mặc dù chúng sanh rất cố chấp, khó điều phục, Hòa Thượng không bao giờ tỏ ra mệt mỏi, cũng không bao giờ có một chút ý từ bỏ chúng sanh.
Vào mùa hè năm 1994, tôi nhớ rằng Hòa Thượng có bệnh một thời gian, sau đó có đỡ hơn một chút, nhưng cơn đau của Ngài vẫn còn dữ dội. Khi một vài người trong chúng tôi đến thăm Ngài, Ngài tự gắng ngồi dậy mặc dù còn yếu. Bằng một giọng rất yếu, Ngài tụng từ trí nhớ và giảng giải một đoạn trong Thiền Hải Thập Trân. (Mười Ngọc Báu Trong Biển Thiền). Sau đó, Ngài yêu cầu chúng tôi giải thích lại nội dung từng dòng một lần nữa trong khi Ngài chú tâm lắng nghe. Nếu phần nào chúng tôi không thể giải thích rõ, Hòa Thượng kiên nhẫn giải thích lại cho chúng tôi. Sau đó, ngài tụng đọc thêm từ trí nhớ một vài đoạn từ Thiền Hải Thập Trân và sách tấn chúng tôi tu hành. Hòa Thượng làm đúng với đại nguyện của Ngài, “Chỉ cần tôi còn hơi thở, tôi nhất định sẽ giảng Kinh thuyết Pháp.” Đó cũng là một chứng minh chân thật cho tinh thần vì Pháp quên mình của Hòa Thượng.
Vào cuối năm 1990, sau nhiều năm bôn ba đến tận châu Á và châu Âu hoằng dương Phật Pháp, Hòa Thượng đã suy sụp vì bệnh tật và vào bệnh viện. Sau đó, miễn là Hòa Thượng có thể đi bộ, Ngài nhất định về lại Vạn Phật Thành để gặp các đệ tử và thuyết Pháp, bất chấp bệnh tật. Nhiều người tiến bộ và lui sụt trong quá trình tu hành của mình. Nếu có người đạo tâm sắpị thối chuyển, chỉ cần nghe tin Hòa Thượng trở lại hoặc trông thấy mặt Hòa Thượng, đạo tâm của họ tự nhiên lại đề khởi. Cho dù các vấn đề của họ có lớn đến mức nào, tất cả vấn đề sẽ biến mất sau khi Hòa Thượng thuyết pháp. Cũng có nhiều người mỗi ngày đều mong muốn Hòa Thượng trở lại, nhưng khi Ngài trở lại thì họ lại sợ bị la mắng và sợ gặp Ngài. Hòa Thượng biết những điều này, nên Ngài nói: “Các vị thật mâu thuẫn với bản thân!” Dẫu vậy, Hòa Thượng đã làm thỏa tâm nguyện của chúng sanh và thường quay lại Vạn Phật Thành để gặp những đứa con của mình, những người không hiểu gì cả, như trong Kinh có dạy,
“Bồ Tát biết tất cả những mong muốn và hiểu tất cả những hiểu biết của tất cả chúng sanh.”
Một lần, khi Ngài trở lại Vạn Phật Thánh Thành và ngồi ở phía sau Phật Điện, nhiều đệ tử xuất gia và tại gia vây quanh Ngài và háo hức hỏi Ngài về tất cả các vấn đề, lớn và nhỏ, chuyện công và chuyện cá nhân. Nhìn thấy tất cả những người này với những câu hỏi bất tận của họ, Hòa Thượng nói trước khi Ngài rời đi:
“Chỉ cần quý vị trông thấy mặt tôi, ngay cả khi quý vị không nói chuyện với tôi, các vấn đề hoặc rắc rối của quý vị sẽ dần được giải quyết và dần dần biến mất. Đó là lời nguyện của tôi.”
Đột nhiên, toàn thể mọi người lặng thinh, kinh ngạc nhìn Hòa Thượng; họ cảm nhận được tấm lòng vô cùng chân thành, vô cùng từ bi của Ngài.
Trong vài năm qua, hầu như chúng tôi đều thấy Hòa Thượng mỉm cười và nói chuyện bình thường. Khi Ngài nghiêm túc, Ngài không để mọi người thối chuyểi. Khi Ngài trò chuyện bình thường, Ngài vẫn không làm cho mọi người đánh mất tâm tôn trọng cung kính. Mặc dù Hòa Thượng thường đau yếu, Ngài vẫn giảng Pháp, thăm viếng các nơi và tùy lúc hướng dẫn các đệ tử trong những vấn đề cần được quan tâm. Hòa Thượng thường sách tấn các đệ tử luyện tập thuyết Pháp. Ngài bảo họ đừng keo kiệt Pháp, không chỉ muốn tự cứu mình, mà còn dạy những gì họ biết cho những người chưa có hiểu biết. Ngài nói:
“Năm tôi 16 tuổi, tôi bắt đầu giảng Lục Tổ Đàn Kinh, Kinh Kim Cang, Kinh A Di Đà và các Kinh khác. Tôi hiểu đến đâu thì giảng đến đó. Nếu tôi biết một vài chữ nhưng lại không giải thích cho mọi người, mọi người sẽ không bao giờ biết Phật Pháp là gì hay Phật Giáo là gì. Vì vậy, từ năm 16 tuổi, tôi lấy việc hoằng dương Phật pháp là trách nhiệm của mình.”
Đại nghiệp hoằng dương Phật Pháp không phải là việc một cá nhân có thể gánh trên vai mà đòi hỏi nỗ lực của đại chúng và được truyền lại qua các thế hệ. Bất cứ ai lặng lẽ quán sát tình trạng hiện tại của thế giới và tâm trí con người sẽ không gặp khó khăn gì trong việc hiểu bi tâm và thệ nguyện từ bi của Hòa Thượng, khiến Ngài đi khắp nơi tuyên bố nhu cầu sửa đổi tâm chúng ta và cứu độ thế giới. Bất cứ khi nào Ngài đề cập đến những nguy cơ khủng hoảng mà chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay, Ngài sẽ nghiêm túc nói: “Tôi không nói đùa. Điều này thật sự rất đáng sợ.”
Những nỗ lực của Hòa Thượng trong việc hoằng Pháp và khuyến khích người thế gian bỏ ác làm lành nên được hoan nghênh, nhưng trong thời Mạt Pháp, lòng người hoàn toàn điên đảo. Họ nhận đúng là sai và sai là đúng, không thể phân biệt thiện với ác, tà với chánh. Ngay cả trong Phật Giáo, họ tìm kiếm tiện nghi, mưu lợii và bàn chuyện thị phi về người khác. Đối mặt với những chúng sanh cứng đầu và ngu si như vậy, thái độ của Sư Phụ là, “Tôi biết điều đó không thể làm, nhưng dù sao tôi cũng vẫn làm.” Ngài vẫn đi khắp nơi và nói những điều mọi người không muốn nghe, làm những điều người khác không thể làm, và chịu đựng những gì người khác không chịu đựng nổi.
Đối với các đệ tử của mình, Hòa Thượng luôn là một người từ phụ, và bất cứ khi nào có vấn đề dù lớn hay nhỏ không thể giải quyết được thì mọi người luôn nói: “Hãy hỏi Hòa Thượng.”. Đôi khi mọi người gặp phiền não, Hòa Thượng sẽ nói: “Con người cần nên sanh tâm hoan hỉ. Đừng lo lắng. Mọi thứ đều an ổn, không vấn đề gì!” Ngài thường khuyên nhủ mọi người khi nói: “Thầy là người dẫn con đến cửa, nhưng bản thân con thì phải tu hành.” Hòa Thượng muốn các đệ tử của mình độc lập, và Ngài sẽ bất ngờ cho các đệ tử xuất gia và tại gia các bài khảo nghiệm trong sinh hoạt, hiện thân thuyết pháp để các đệ tử học cách độc lập tự chủ, phát triển trạch pháp nhãn và chánh tri chánh kiến, không bị các cảnh giới lay chuyển. Có câu rằng:
“Hết thảy là khảo nghiệm. Coi thử mình ra sao. Đối cảnh lầm không biết. Phải luyện lại từ đầu.” (12)
Trên con đường tu hành, đôi khi chúng ta trượt ngã, hoặc va vấp. Đôi khi chúng ta chạy và đôi khi chúng ta đứng yên. Đôi khi chúng ta mạnh mẽ; đôi khi chúng ta thối chí và mất niềm tin. Trong nỗi đau buồn không thể gặp lại vị Thiện Tri Thức và nghe Ngài trực tiếp giảng giải, sẽ không đau đớn khi luôn suy nghĩ về những gì mà Hòa Thượng từng nói:
“Nếu quý vị có niềm tin đích thực nơi tôi và có thể y giáo phụng hành, thì dù có cách xa vạn dặm, quý vị cũng như đang ngay bên cạnh tôi. Nếu quý vị không có bất cứ niềm tin nào ở tôi và không tuân theo lời dạy bảo, thì dù có đứng trước mặt tôi, cách tôi chỉ một thước vẫn chẳng khác nào cách xa vạn dặm.”
Hòa Thượng cũng nói:
“Đừng theo tôi. Hãy nghe theo trí tuệ của mình. Tôi hy vọng tất cả các đồ đệ của tôi sẽ có trí tuệ và không mê tín.”
Hòa thượng muốn các đệ tử của mình đứng dậy và hòa thuận. Ngài hoan hỷ khi thấy các đồ đệ của mình chân chánh tu hành và chân chánh có thành tựu. Trong một bài hát do Hòa Thượng sáng tác có lời bằng tiếng Anh như sau:
Tôi nghĩ tôi sẽ sớm thành Phật quả,
Tôi mong như thế.
Các bạn đạo và tôi sẽ cùng thành chánh giác. (13)
Cách đây rất lâu, Hòa Thượng đã phát nguyện Ngài sẽ đợi cho đến khi tất cả các đệ tử đã quy y với Ngài thành Phật thì Ngài mới thành Phật. Ngài hy vọng tất cả các đệ tử của mình sẽ nỗ lực tinh tấn, không bao giờ giải đãi.
Nhìn Thẳng Vào Giáo Dục Và Cứu Vãn Khủng Hoảng
Kinh nói rằng, “Phật Pháp tại thế gian. Giác ngộ không lìa thế gian.” Dù là pháp thế gian hay pháp xuất thế gian đều nằm trong phạm vi của Phật Pháp. Nếu bỏ pháp thế gian mà cầu Bồ Đề, thì điều đó cũng vô vọng như kiếm cá trên cây vậy. Hòa Thượng có nói: “Thấy sự việc và tỉnh thức thì xuất thế gian. Thấy sự việc mà bị làm cho mê mờ thì đọa trầm luân.” Hòa Thượng đã phát đại nguyện đến Mỹ hoằng Pháp vì Ngài muốn cho mọi người hiểu rõ nghĩa lý chân chánh của Phật Pháp và y theo giáo pháp thực hành. Hòa Thượng không chỉ giảng các kinh điển Phật Giáo, mà còn giải giải các Luận ngữ, Mạnh Tử, và Ngài đã viết Thủy Kính Hồi Thiên Lục và các tác phẩm khác. Bằng cách đó, Ngài đã dạy các đệ tử dung hợp pháp thế gian với pháp xuất thế gian. Với sự lý vô ngại, sự sự vô ngại, Ngài đã mở ra một con đường dẫn đến giác ngộ.
Ngài đã sử dụng phép so sánh sau đây để mô tả Nho giáo, Đạo giáo và Phật Giáo: Nho giáo giống như trường tiểu học, Đạo giáo giống như trường trung học, và Phật Giáo giống như trường đại học. Do đó, Nho giáo, Đạo giáo và Phật Giáo bề mặt có vẻ không giống nhau nhưng đều dạy chúng ta cách tu hành với cấp độ khác nhau. Hòa Thượng cũng dạy các đệ tử bắt đầu với những đạo lý cơ bản là hiếu thuận với cha mẹ, tôn kính sư trưởng, sau đó dần dần tiến vào các đạo lý xuất thế gian của Phật Pháp.
Sau khi Hòa Thượng đến phương Tây, Ngài quan sát các sự kiện của thời đại và thấy mọi thứ ngày càng xấu đi. Nhân tâm đang có xu hướng suy thoái đạo đức. Các lỗi lầm con người đang gây tạo có sức tàn phá lớn hơn nhiều so với bom nguyên tử và bệnh AIDS. Tuy thế mọi người lại tiếp tục bỏ gốc rễ,chạy theo cành nhánh bên ngoài. Suy nghĩ và hành vi của họ cho thấy sự thiếu hiểu biết hoàn toàn sai lầm, điên đảo về nhân quả. Do đó, Hòa Thượng đã đi khắp nơi lên tiếng để thúc đẩy sự nghiệp cải cách đổi mới giáo dục với mục đích cứu vãn nhân tâm. Khi Hòa Thượng xuất gia, ngài phát nguyện sẽ phát triển giáo dục Phật Giáo trên khắp thế gian để mọi chúng sanh được Phật Pháp bồi dưỡng, vun đắp, phát khởi mầm Bồ Đề và cuối cùng kết quả Bồ Đề. Hòa Thượng nói:
“Căn bản của Phật Giáo chính là giáo dục. Giáo dục phải bắt đầu từ trẻ nhỏ. Chúng ta nên vun bồi tri thức Phật Giáo, trí tuệ Phật Giáo và tư tưởng Phật Giáo cho các em. Ít nhất, chúng ta nên giáo dục chúng trở thành những công dân xuất sắc và có đạo đức chân thiện mỹ. Một khi tư tưởng của chúng có cơ sở và hành vi của chúng có mục tiêu, chúng sẽ có thể làm cho Phật Giáo phát triển. Như thế, giáo lý căn bản của Phật Giáo sẽ không bị lãng quên.”
Chức năng của giáo dục là dạy mọi người trở về với bổn tánh chân thiện của mình. Các chính sách của một quốc gia nên nhằm mục đích mang lại hạnh phúc thịnh vượng cho người dân và tiêu trừ thống khổ cho họ. Mục tiêu của Phật Giáo cũng là mang lại hạnh phúc cho mọi người và làm cho tất cả chúng sanh thoát khỏi đau khổ, đạt được hạnh phúc. Do đó, Phật Pháp, giáo dục và chính phủ không thể tách rời.
Giáo dục thất bại dẫn đến xã hội rối loạn và thiếu kiểm soát. Đó cũng là một nguyên nhân chính khiến loài người diệt vong. Hòa Thượng từng nói:
“Tôi ở tại đất nước này (Hoa Kỳ), hy vọng người dân nước này sẽ tuân thủ đạo lý, tuân thủ luật pháp và thay đổi các tập quán bất thiện… Nếu quý vị tuân thủ luật pháp, quý vị là một công dân tốt. Nếu người dân trong nước đều trở thành những công dân tốt, thì họ sẽ là những công dân tốt của toàn thế giới.”
Không phải rằng Hòa Thượng đặc biệt ưu ái Hoa Kỳ. Thay vào đó, cho dù ở đâu, người ta cũng nên làm gì đó để mang lại lợi ích cho người dân nơi đó. Người ta nên giúp nơi đó bằng mọi cách có thể. Hòa Thượng dạy chúng ta nên cẩn thận trong lời nói và hành động, tại bất cứ nơi nào, chúng ta nên mang lại lợi ích cho mọi người, nên mang lại lợi ích cho các quốc gia trên thế giới. Mỗi người học Phật nên siêng năng làm việc để giúp đỡ thế giới và nhân loại. Họ nên là mô phạm cho toàn xã hội và tác động đến mọi người để họ sửa ác hướng thiện. Đó là nhiệm vụ của mọi Phật tử.
Hòa Thượng thấy Hoa Kỳ có nhiều tổ chức rất tốt đẹp, nền giáo dục phổ biến và lan rộng. Nếu người Mỹ có thể phát triển nền giáo dục có chất lượng tốt, họ sẽ là một mô hình cho thế giới noi theo. Trong vài thập niên vừa qua, khoa học phát triển nhanh chóng, dẫn đến đời sống vật chất của chúng ta đượrc nâng cao. Tuy nhiên, chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng tinh thần. nền giáo dục trên toàn thế giới đã trở nên phá sản. Tại sao nền giáo dục xuống cấp trầm trọng như vậy? Bởi vì những người trong chính phủ đã tỏ ra không quan tâm đến việc phát triển tâm lý và thể chất của thế hệ trẻ. Hòa Thượng chỉ ra rõ ràng rằng nguyên nhân quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng này là truyền hình. Truyền hình giống như một con quái vật vô hình. Nó không chỉ đánh cắp hàng giờ đồng hồ thời gian học tập của trẻ em mà còn lấy đi tinh khí thần của chúng. Trẻ em sẽ bỏ mọi thứ để xem truyền hình, thậm chí quên ăn quên ngủ.
Tại sao chúng ta nói rằng truyền hình rút cạn sinh lực của trẻ em? Chúng ta hãy xem: Về cơ bản, trẻ nhỏ thiên vốn ngây thơ và rất thanh tịnh, hầu như không có chút nhiễm ô. Nhưng một khi chúng chịu ảnh hưởng hằng ngày của truyền hình, chúng tìm hiểu và thu thập tất cả các hành vi không mong muốn như giết hại, ăn cắp, dâm ô, nói dối, uống rượu và dùng ma túy, đủ loại hành vi không tốt đều học hết. Nếu một người muốn học làm người tốt thì cần có thời gian và nỗ lực đáng kể. Nhưng trẻ em học để làm người xấu mà không có ai dạy chúng; chúng học ngay khi chúng nhìn thấy. Trong thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện tại, một số gia đình có hai hoặc ba cái tivi. Vì cha mẹ không ở nhà nhiều, họ không thể theo dõi thời gian con cái họ dành trước tivi, cũng như các tiết mục chương trình chúng xem. Chất độc vô hình gây chết người của truyền hình đã lan truyền nhanh đến mức hầu như mọi nơi trên thế gian đều bị ô nhiễm.
Ngoài ra còn có vấn đề về những gì trẻ em học ở nhà. Với những gia đình tan vỡ ngày nay, việc làm cha mẹ độc thân đã trở nên phổ biến. Đạo đức luân lý trong các mối quan hệ của con người đã hoàn toàn bị phá hủy, giống như trong thời Xuân Thu, thời Chiến Quốc của Trung Hoa. Mong muốn của con người đã vượt quá tầm kiểm soát. Cha mẹ không cư xử như cha mẹ, con cái không biết cách làm con. Nam và nữ không làm đúng vai trò của họ. Con cái sát hại cha mẹ, cha mẹ ngược đãi con cái. Một số cha mẹ muốn cho con cái họ một cuộc sống tốt đẹp về tiện nghi vật chất nên họ dành tất cả thời gian để kiếm tiền. Tuy nhiên, họ dành ít thời gian quý báu để ở bên con và giao tiếp với con cái. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái gia tăng và ngày càng sâu thêm. Do đó, khi những đứa trẻ lớn lên và rời xa cha mẹ, chúng không nghĩ gì tới công ơn của cha mẹ chúng. Khi những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình tan vỡ, sự phát triển tâm lý của chúng có thể bị mất cân bằng, đời sống tinh thần của chúng trống rỗng và chúng có xu hướng bạo động, tự ti. Nhiều bậc cha mẹ có lối sống không quy củ, sinh hoạt phóng túng, làm gương cho con cái noi theo. Những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh như vậy hiếm khi tự trọng, thương mính và thương người.
Để trẻ em có được một nền giáo dục cân bằng, những gì chúng học được ở trường phải đi đôi với những gì chúng học ở nhà. Tuy nhiên, ngày nay, các trường chỉ truyền đạt kiến thức học thuật, kỹ năng nghề nghiệp và tư tưởng tự do không hạn chế. Giáo dục tập trung hoàn toàn vào bản ngã, bóp méo ý nghĩa của tự do. Trẻ em học được rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn. Đây là một sự lạm dụng tự do hoàn toàn. Do bản thân thầy cô giáo không tuân thủ quy củ, nên không đủ khả năng để dạy học sinh cách hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính sư trưởng. Họ có thể đề cập đến các nguyên tắc đạo đức của con người, nhưng những gì trong sách vở thì hoàn toàn khác với thực tế. Những gì được nói ra trở thành một khẩu hiệu đơn thuần. Thật ra, họ chỉ đang cố tự lừa gạt bản thân. Mọi người đều biết rằng một số hành vi nào đó là sai, nhưng vì bản thân họ đã làm điều đó, nên họ tìm một cái cớ và nhanh chóng chuyển sang chủ đề tiếp theo.
Các trường học hiện nay khuyến khích học sinh học để chúng có thể kiếm được nhiều tiền trong tương lai, lấy bằng tiến sĩ hoặc thạc sĩ từ một trường đại học nổi tiếng, được chú ý và trở thành một nhân vật quyền lực và có thế lực. Thái độ của thầy cô giáo là “Có tiền là có tiếng nói.” Tất cả những gì họ quan tâm là tiền. Họ làm một công việc giảng dạy cẩu thả, không quan tâm đến việc học trò của họ học hành như thế nào, mà chỉ quan tâm đến tiền lương và quyền lợi của họ. Nếu họ có chút không hài lòng, họ sẽ đình công, và các trẻ em sẽ rất vui vì chúng không phải đi học. Vì vậy, chúng ta thấy nhiều học sinh, thậm chí là học sinh tiểu học, giết cha mẹ hoặc người khác, đốt nhà, nam nữ không theo quy củ, dùng hoặc bán ma túy. Trong môi trường tự do của xã hội phương Tây, phóng túng nam nữ đã trở thành một xu hướng. Những gì từng cho là kỳ lạ bây giờ được coi là bình thường. Những người không có bạn trai hay bạn gái giờ đã trở thành những kẻ lập dị và bị coi là bất thường.
Tổng thống của quốc gia dành sự quan tâm của mình cho việc lập kế hoạch và xây dựng quốc phòng, đã hoàn toàn thờ ơ về tác hại đã gây ra trong tâm trí và linh hồn của thế hệ trẻ. Ông ta hoàn toàn không nhận thức được thực tế rằng nền tảng của quốc phòng nằm ở giáo dục và công việc bảo vệ quốc gia bao gồm việc giáo dục giới trẻ.
Chứng kiến các tình hình này, Hòa Thượng đã một mình đảm nhận trách nhiệm hô hào mọi người chú trọng trách nhiệm về nền tảng của giáo dục. Khi Hòa Thượng đến nhiều quốc gia châu Âu vào năm 1990, Ngài tuyên bố rằng phái đoàn của Ngài là một phái đoàn về giáo dục Phật Pháp. Giáo dục Phật Pháp là nền giáo dục để cứu bổn tánh của con người, nền giáo dục để cứu linh hồn của người và nền giáo dục để ngăn chặn quốc gia và loài người khỏi nguy cơ diệt vong. Khi Hòa Thượng đi khắp nơi hoằng Pháp, Ngài đều nói về giáo dục của Phật Pháp cùng cải thiện giáo dục hiện đại, những vấn đề của người trẻ và gia đình, và những điều cơ bản làm người v.v…
Hòa Thượng đã đề cập rằng giải pháp thiết thực là áp dụng tám đức tính: hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, thực hành trong mỗi gia đình, và thấm nhuần nhân nghĩa, đạo đức trong tâm trí mỗi người. Người xưa nói:
Lễ, nghĩa, liêm, sỉ
Là bốn kỷ cương
Không thực hành bốn kỷ cương
Quốc gia sẽ diêt vong. (14)
Do đó có thể thấy đươc tầm nhìn xuất chúng của Hòa Thượng. Xây dựng quốc phòng không phải là cách cứu quốc gia. Cuộc giải cứu quuốc gia bắt đầu bằng việc cứu nhân tâm. Để cứu nhân tâm, con người phải được dạy những nguyên tắc làm người căn bản.
Đức tính căn bản của việc làm người là “hiếu”. Có câu rằng, “Chẳng phải hiếu đễ là nền tảng làm người sao?” Cũng có câu rằng, “Người quân tử chuyên lo cái gốc. Gốc có vững, Đạo mới sanh ra.” Nếu các đức tính căn bản được quan tâm, Đạo sẽ phát sinh mà không cần tìm kiếm. Do đó, Hòa Thượng dạy rằng học sinh tiểu học nên học hiếu đễ, học sinh trung học nên học cách “trung thành” với đất nước. Bằng cách đáng tin trong lời nói và hành vi, bằng cách tôn trọng chính mình và không cẩu thả tùy tiện cho dù làm việc gì, người ta sẽ thiết lập một nền tảng vững chắc. Vô hình trung, người ta cũng sẽ tích phước đức. Có câu rằng, “Làm người hoàn mỹ, Phật đạo thành tựu” (Nhân Đạo tận, Phật Đạo thành). Khi nhân cách được tu dưỡng thành chí chân chí thiện, thì Phật Đạo chưa thành tựu sẽ tự thành tựu.
Hòa Thượng đã hoằng Pháp ở châu Âu trong gần một tháng. Ngài bôn ba khắp xứ, và cơ thể Ngài có dấu hiệu kiệt sức. Tuy nhiên, Hòa Thượng không quan tâm và luôn nỗ lực tinh thần, dồn thân tâm và sinh lực vào nhiệm vụ. Dùng lời nói với âm lượng lớn nhất, Ngài đến các nơi hoằng Pháp, thảo luận về giáo dục và nói về phương pháp khiến cho nhân tâm chính trực. Ngài thậm chí còn khuyến khích các đệ tử của mình. Ngài nói rằng ngài giống như Khổng Tử chu du qua các nước và phái đoàn hoằng Pháp này là phái đoàn giáo dục Phật Giáo. Do đó, họ cần đến các nơi đưa ra lời hô hào mọi người chú ý đến giáo dục, đạo đức và dùng tám đức tính như một liều thuốc kỳ diệu để cứu thế gian. Bất kể mọi người có tin hay không, có nghe hay không, họ cũng phải nói lên sự thật. Ngay cả khi mọi người không muốn nghe và không tin, họ vẫn phải nói. Họ phải làm dù họ biết là không thể làm được và không để thế gian đi đến diệt vong. Đó là biểu hiệu cho sự can đảm vô úy của Hòa Thượng nói lên sự thật, mối quan tâm không ngừng của Ngài đối với chúng sanh, cùng trí tuệ và lòng từ bi vĩ đại của Ngài.
Thuyết Pháp, Giảng Kinh và Nhiếp Thọ Các Tôn Giáo
Mục đích của tôn giáo không gì khác hơn là khiến mọi người cải ác hướng thiện và quay về nguồn gốc. Phật Giáo bao gồm những lời dạy của Đức Phật, dạy mọi người hiểu về tâm và nhìn thấy tự tánh của họ. Đức Phật nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật.” Mọi người đều có tâm, và tâm chính là Phật, nên Phật Giáo còn được gọi là “Tâm Giáo” (giáo lý về tâm), cũng còn gọi là “Chúng Sanh Giáo” (giáo lý về chúng sanh). Phật Giáo bao trùm hư không và chu biến khắp Pháp Giới. Vì Phật Giáo là một tôn giáo chung cho tất cả mọi người, chúng ta không nên chia nó thành Phật Giáo của một vùng nhất định nào hoặc của một chủng tộc nào. Chúng ta cũng không nên chỉ biết Phật Giáo của mình mà không biết còn có các tôn giáo khác. Bất kể đó là tôn giáo nào, đều không vượt ra ngoài hư không hoặc Pháp Giới. Bất kể mọi người dù là có tin vào Phật Giáo hay không,dù có là Phật tử hay không, chúng ta có thể xem họ là một phần của Phật Giáo.
Một số người có thể hỏi, “Nếu một người không bao giờ thay đổi đức tin tôn giáo của mình và không bao giờ thừa nhận lý thuyết rằng tất cả các tôn giáo đều quy nạp vào Phật Giáo thì thế nào?” Hòa Thượng từng giải thích:
Sự suy nghĩ và hành vi của một người thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Chúng thay đổi liên tục. Làm thế nào chúng ta biết chúng ta sẽ không thay đổi niềm tin tôn giáo của chúng ta? Chúng ta có thể tin tôn giáo này trong kiếp này, nhưng chúng ta không thể bảo đảm rằng chúng ta sẽ tin cùng tôn giáo này trong kiếp sau! Nếu có người không tin vào Phật Giáo, thì không nên nản lòng. Đó chỉ là vấn đề thời gian và nhân duyên. Hoặc là anh ta có thể hôm nay không tin, nhưng có thể ngày mai anh ta sẽ tin. Nếu anh ta ngày mai không tin, có thể ngày mốt anh ta sẽ tin. Thậm chí có thể nói: “Nếu anh ta không tin trong kiếp này, tôi sẽ đợi đến kiếp sau của anh ta. Nếu đến kiếp sau anh ta vẫn không tin, thì tôi sẽ đợi đến kiếp sau nữa của anh ta. Nếu anh ta không tin trong đại kiếp này, tôi sẽ chờ anh ta trong đại kiếp kế tiếp. Nếu đại kiếp sau anh ta vẫn không tin, thì tôi sẽ lại chờ đại kiếp nữa. Đến lúc nào đó, anh ta sẽ tin.”
Phật Giáo hưng thịnh hoặc suy tàn tùy thuộc vào hành vi của chúng sanh. Nếu chúng sanh sống hài hòa không tranh chấp thì Phật Giáo sẽ hưng thịnh và thế giới sẽ thái bình. Nếu tâm chúng sanh đầy thù hận, đấu tranh, thì thế giới sẽ không thái bình, đủ loại tai nạn xảy ra, và Phật pháp vì thế sẽ trở nên yếu đi. Phật Giáo ngày nay chia ra thành các phe phái bởi vì chính những người Phật tử chấp trước rằng: Phật Giáo của tôi là chính thống và Phật Giáo của những người khác là sai lệch. Nếu tất cả các tôn giáo đều khuyến khích mọi người làm điều tốt, tại sao không có cách nào cứu vãn thế giới, vẫn còn những cuộc chiến tranh xảy ra ở khắp mọi nơi? Bởi vì các tôn giáo không thể dung hợp, không thể đoàn kết, không thể bao dung lẫn nhau, mà lại phê bình lẫn nhau, đấu tranh với nhau. Hòa thượng đã có lần nói với Đức Hồng Y Vu Bân:
Ngài nên là một người Phật tử của Thiên Chúa Giáo, và tôi sẽ là một người Thiên Chúa Giáo của Phật Giáo. Một khi hai chúng ta có thể giao tiếp với nhau, thì sẽ không còn quan điểm giáo phái, không còn tranh chấp, không có ranh giới. Nếu chúng ta có thể làm điều này, thì tất cả các cuộc chiến trên thế giới sẽ chấm dứt, và mọi người sẽ không còn loại trừ lẫn nhau nữa.
Mâu thuẫn và tranh chấp nảy sinh giữa mọi người vì tâm lượng mọi người không đủ lớn. Như có câu, “Người thiện không tranh luận; người tranh luận thì không thiện. Người trí không biện bác. Người biện bác thì không trí.” Điều này cho thấy rõ những người thiếu trí tuệ sẽ không thể sống hài hòa với nhau. Họ sẽ bài xích nhau và thậm chí dùng vũ khí chống lại nhau.
Phật pháp bắt nguồn từ Ấn Độ và sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia. Các quốc gia này đều coi Phật Giáo là của riêng mình, vì vậy ngày nay có Phật Giáo Ấn Độ, Phật Giáo Trung Hoa, Phật Giáo Tây Tạng, Phật Giáo Miến Điện, Phật Giáo Nhật Bản, Phật Giáo Hoa Kỳ, Phật Giáo Châu Âu, Phật Giáo Đại thừa, Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Truyền thống Nam Tông và Phật Giáo Truyền thống Bắc Tông. Khi Hòa thượng ở nước Anh, ngài nói với các nhà sư của một trung tâm Phật Giáo truyền thống Nam Tông:
Hiện tại là thời đại Không Gian, vì thế Phật Giáo cũng bước vào một kỷ nguyên mới. Chúng ta muốn dung hợp tất cả các tôn giáo vào Phật Giáo. Do đó, bản thân Phật tử chúng ta trước tiên phải học cách giao tiếp với nhau. Chúng ta không nên bám chấp vào Đại Thừa hay Tiểu Thừa. Chúng ta nên học hỏi lẫn nhau. Những gì ta không biết, ta nên học hỏi từ những người khác. Cho dù người khác có học hỏi từ chúng ta hay không thì đó không phải là mối quan tâm của chúng ta. Đây là một kỷ nguyên mới của Phật Giáo.
Khi Đức Phật thuyết Pháp, Ngài đã giảng đạo theo tâm tánh của chúng sanh. Ngài không giảng cho riêng một quốc gia nào. Giáo lý của Đức Phật có ý nghĩa cho tất cả nhân loại, cho tất cả chúng sanh. Chúng ta có thể nói rằng nếu không có chúng sanh, sẽ không có Phật, cũng không có Chúa Giê Su, cũng không có Chúa Trời. Đó là đạo lý “một gốc chia ra vạn nhánh và vạn nhánh trở về một gốc.” (15)
Do đó, Vạn Phật Thánh Thành là một món quà cho tất cả các Phật tử, tất cả các tín đồ tôn giáo và tất cả chúng sanh trên thế giới. Bất kỳ hành giả hay người tìm kiếm chân lý nào cũng có thể đến Vạn Phật Thánh Thành. Vạn Phật Thánh Thành không phân biệt chủng tộc, quốc tịch hoặc các tôn giáo khác nhau. Những người đến Vạn Phật Thánh Thành cần phải tuân theo các quy củ của Thánh Thành. Trong nhiều Pháp hội xuất gia truyền giới được tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng đã gửi thơ mời đặc biệt đến các nhà sư của truyền thống Nam và Bắc tông và yêu cầu họ giúp chủ trì các nghi lễ. Các thành viên của cộng đồng Phật Giáo Nguyên Thủy ở Anh cũng đã tổ chức nhiều khóa tu thiền theo nghi thức Nguyên Thủy và các buổi thuyết giảng ngắn tại Vạn Phật Thánh Thành . Mỗi học kỳ, Cha Rogers của Đại học Tiểu Bang Humboldt đưa một nhóm sinh viên trong chuyến tham quan ngắn đến Vạn Phật Thánh Thành để cho họ có cơ hội tìm hiểu về Phật Giáo và tìm hiểu cuộc sống tăng chúng trong tu viện như thế nào. Mỗi lần như thế, Cha Rogers cũng tổ chức Thánh lễ theo nghi thức Công Giáo trong Chánh Điên của Vạn Phật Thánh Thành, giúp mọi người trao đổi học hỏi lẫn nhau. Sự trao đổi này chưa từng có trong các tu viện Phật Giáo trên khắp thế giới.
Các Pháp hội lớn được tổ chức hàng năm tại Thánh Thành cũng thu hút số lượng lớn người phương Đông và người phương Tây đến tham dự và học hỏi. Hòa Thượng cũng mời nhân sĩ Cơ Đốc Giáo, Công Giáo và các tôn giáo khác tham dự Hội Nghị Liên Hiệp Tôn Giáo Thế Giới được tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành năm 1987 với mục đích hiểu biết thêm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các tôn giáo để có thể cùng nhau nỗ lực làm việc cho hạnh phúc của nhân loại và cho hòa bình thế giới.
Khi Hòa Thượng còn ở Trung Hoa, Ngài cảm thấy nên cần phải phát triển Phật Giáo khắp thế giới, các giáo lý của Phật Giáo rất viên mãn nhưng còn rất nhiều người chưa tin vào Phật Giáo. đó là vì những đệ tử Phật đã không phiên dịch các giáo lý của Đức Phật sang ngôn ngữ của các quốc gia khác và không phổ biến rộng rãi trên thế giới. Hòa Thượng phát nguyện sẽ tiến hành việc dịch các Kinh điển Phật Giáo ra nhiều thứ tiếng, vì vậy khi Ngài từ Trung Hoa đến Mỹ, điều đầu tiên Ngài làm là giảng Kinh thuyết Pháp. Hòa Thượng thuyết giảng Kinh Kim Cang, Lục Tổ Đàn Kinh, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Bát Đại Nhân Giác, Kinh Di Giáo, Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Luận Trăm Pháp Minh Môn, Chứng Đạo Ca, Phật Tổ Đạo Ảnh, Cao Tăng Truyện, Thủy Kính Hồi Thiên Lục, và các Kinh khác. Ngài cũng thuyết hơn mười ngàn bài Pháp khai thị. Các bài thuyết giảng của Hòa Thượng dùng văn Bạch Thoại là ngôn ngữ Trung Hoa thông dụng, và dùng phương thức dịch giải dể hiểu cho mọi người. Do đó, gọi theo tiếng Trung Hoa là “Thiển Thích” (Giải thích đơn giản).
Ngài nhận thấy nói Pháp và giảng Kinh, mục đích là để cho mọi người hiểu. Do đó, Pháp do Hoà Thượng thuyết giảng là tuôn chảy từ trí tuệ tự tánh của Ngài. Những lời của Ngài đến từ sự hiểu biết thâm sâu, nhưng nói ra dễ hiểu. Ngài không trau chuốt ngôn ngữ của mình. Mỗi lời dạy đều trực tiếp và đi vào vấn đề, khiến người nghe hiểu được ý nghĩa của Pháp trong cuộc sống hàng ngày của họ và nhận được lợi ích đáng kể.
Công việc phiên dịch Kinh điển Phật Giáo rất khó khăn và cần sự hỗ trợ về nhiều phương diện. Trong quá khứ tại Trung Hoa, công việc này được thực hiện bằng cách sử dụng năng lực và tài nguyên của Hoàng đế và quốc gia. Hòa Thượng, mong muốn truyền bá rộng rãi Phật Giáo và độ chúng sanh, nên đã tự lãnh nhận nhiệm vụ to lớn này trên vai mình. Khi công việc này được đưa ra, mọi người đều sợ khó khăn và muốn rút lui. Họ bị choáng ngợp bởi tầm vóc to lớn của một dự án như vậy. Tuy nhiên, Hòa Thượng luôn dám làm những gì người khác không thể làm; Ngài dám làm những gì chưa từng có. Ngài thành lập Viện Dịch Kinh Quốc Tế, để những người có chí hướng dịch Kinh điển Phật Giáo có một nơi cùng tụ họp lại để nỗ lực vào công việc không thể nghĩ bàn của các bậc Thánh Hiền. Tại các Đạo Tràng do Hòa Thượng thành lập, tất cả các bài giảng Pháp đều là song ngữ. Theo cách này, mọi người được đào tạo để trở thành song ngữ và đa ngôn ngữ.
Công việc dịch Kinh được thực hiện hoàn toàn do tình nguyện. Mọi người cống hiến cả cuộc đời để làm công việc này cho Phật Giáo. Họ không muốn bất cứ điều gì, chỉ nhắc nhở bản thân luôn tuân thủ sáu tông chỉ: không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tư lợi, và không nói dối. Tất cả những gì họ muốn là dịch ra các Kinh điển Phật Giáo, không gì hơn.
Trong giới Phật Giáo chưa bao giờ thấy những điều giống như cách làm việc của Hòa Thượng, có thể nói rằng Hòa Thượng đã nỗ lực tiên phong trong lịch sử Phật Giáo. Tuy nhiên, các đệ tử của Hòa Thượng không nên chỉ hài lòng với việc dung hòa các tông phái khác nhau của Phật Giáo. Họ cũng nên đặt mục tiêu liên hiệp tất cả các tôn giáo cùng nhau đi tìm chân lý, cứu vãn nhân tâm, nỗ lực vì hòa bình thế giới. Về những hoạt động này, Hòa Thượng nói:
Chúng ta không cố tình hành động lập dị và cố ý làm những gì mọi người chưa bao giờ làm trước đây. Chỉ vì họ đã quên mất những điều này, vì vậy chúng ta lựa chọn lại và thực hiện những điều này, chỉ có thế thôi.
Khi Hòa Thượng thủ hiếu bên mộ thân mẫu, Ngài đã phát mười tám đại nguyện. Trong suốt cuộc đời, Ngài đã hành động theo các lời nguyện của mình. Ngài luôn luôn giữ vững tông chỉ:
Lạnh chết, không phan duyên.
Ðói chết, không hóa duyên.
Nghèo chết, không cầu duyên.
Tùy duyên nhưng không đổi;
Không đổi mà tùy duyên.
Giữ vững ba đại tông chỉ của chúng ta.
Xả mạng vì Phật sự.
Tạo mạng là bổn phận.
Sửa mình là việc Tăng.
Gặp sự gì thấu lý ấy,
Hiểu lý gì hành sự ấy.
Tiếp nối nhất mạch tâm truyền của Tổ Sư.
Hòa Thượng lấy việc độ tất cả chúng sanh làm trách nhiệm của mình, nhưng Ngài không bao giờ chấp trước và không bao giờ trụ vào công đức của mình. Chúng ta có thể cảm nhận được sự tu trì, nguyện lực cùng sự tự tại giải thoát qua những lời của Hòa Thượng. Ngài nói:
Tôi là một con kiến nhỏ nguyện bò dưới chân của tất cả chúng sanh. Tôi là một con đường nguyện cho tất cả chúng sanh bước đi trên thân tôi và đi từ vị trí phàm phu thẳng đến Phật địa. (16)
May mắn làm sao khi chúng ta gặp sự xuất hiện của Hòa Thượng trên thế giới để truyền bá Phật pháp. Hy vọng tất cả các đệ tử Phật Giáo có thể lấy tâm Phật làm tâm của mình, lấy chí hướng của Hòa Thượng làm chí hướng của mình. Chúng ta hãy làm theo tinh thần vì Pháp quên mình của Hòa thượng. Hãy xem sứ mạng gánh vác gia nghiệp của Như Lai, làm sáng rỡ giáo pháp của Đức Phật là sứ mạng của chúng ta. Hãy cùng đồng tâm hiệp lực, triệt để thực hiện lòng vô duyên đại từ, đồng thể đại bi của Đức Phật để thúc đẩy hòa bình thế giới, nỗ lực vì phước lành cho chúng sanh. Mong đại chúng cùng cố gắng!
Ghi chú:
(1) Nguyên văn Hoa ngữ:
奇哉!奇哉!奇哉!一切眾生皆有佛性,皆堪作佛,但以妄想執著,不能證得。
Kỳ tai! Kỳ tai! Kỳ tai! Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, giai kham tác Phật, đãn dĩ vọng tưởng chấp trứớc, bất năng chứng đắc。
(2) Nguyên văn Hoa ngữ:
佛法未滅僧自滅,
道德應修人不修;
老實真誠招物譏,
虛偽狡滑受褒優。
舉世五濁清甚鮮,
眾生三醉醒無秋;
殷勤寄語僧青輩,
振興吾教在比丘。
Phật pháp vị diệt tăng tự diệt,
Đạo đức ưng tu nhân bất tu;
Lão thực chân thành chiêu vật cơ,
Hư nguỵ giảo hoạt thâu bao ưu.
Cử thế ngũ trọc thanh thậm tiên,
Chúng sanh tam tuý tỉnh vô thu;
Ân cần ký ngữ tăng thanh bối,
Chấn hưng ngô giáo tại tỷ khưu.
(3) Chứng Đạo Ca http://dharmasite.net/ChungDaoCa.htm
(4) Nguyên văn Hoa ngữ:
不以規矩不能成方圓
Bất dĩ quy củ bất năng thành phương viên
(5) Nguyên văn Hoa ngữ:
凍死不攀緣,
餓死不化緣,
窮死不求緣,
隨緣不變,
不變隨緣,
抱定我們三大宗旨.Đống tử bất phan duyên,
Ngạ tử bất hóa duyên,
Cùng tử bất cầu duyên,
Tùy duyên bất biến,
Bất biến tùy duyên,
Bão định ngã môn tam đại tông chỉ.
(6) Nguyên văn Hoa ngữ:
觀惡言, 是功德, 此即成吾善知識.
Quán ác ngôn, thị công đức, thử tức thành ngô thiện tri thức.
(7) Nguyên văn Hoa ngữ:
是非何須辯,真偽久自明;
智者見真實,愚者行虛偽。
善者學菩薩,惡者敢罵佛;
平等大慈悲,普攝諸含識。Thị phi hà tu biện, chân nguỵ cửu tự minh;
Trí giả kiến chân thực, ngu giả hành hư nguỵ.
Thiện giả học bồ tát, ác giả cảm mạ phật;
Bình đẳng đại từ bi, phổ nhiếp chư hàm thức.
(8) Kệ Truyền Thừa 56 chữ dòng Quy Ngưỡng của Tổ thứ 8 Hòa Thượng Hư Vân (Đức Thanh) – Xin xem http://www.drbachinese.org/online_reading/drba_others/memory2/history_02.htm
溈仰宗第八代祖虛雲德清演派五十六字:
詞德宣衍道大興,
戒鼎馨遍五分新;
慧燄彌布周沙界,
香雲普蔭燦古今。
慈悲濟世願無盡,
光超日月朗太清;
振啟拈花宏溈上,
圓相心燈永昌明。
Quy Ngưỡng Tông đệ bát đại Tổ Hư Vân Đức Thanh diễn phái ngũ thập lục tự:
Từ đức tuyên diễn đạo đại hưng,
Giới đỉnh hinh biến ngũ phân tân;
Tuệ diễm di bố chu sa giới,
Hương vân phổ ấm xán cổ kim。
Từ bi tế thế nguyện vô tận,
Quang siêu nhật nguyệt lãng thái thanh;
Chấn khải niêm hoa hoành duy thượng,Viên tương tâm đăng vĩnh xương minh.
(9) Hòa Thượng Hư Vân là Tổ thứ 44, nếu tính thêm sơ tổ là Phật Thích Ca thì là đời thứ 45. Nay Hòa Thượng Hư Vân truyền Tổ vị cho Hòa Thượng Tuyên Hóa trở thành Tổ thứ 45, đời thứ 46 nên trong bài kệ truyền thứ dùng chữ Tứ Lục (Bốn Sáu – 46) . Xin xem http://www.drbachinese.org/online_reading/drba_others/memory2/history_02.htm
(10) Nguyên văn Hoa ngữ:
宣溈妙義振家聲,
化承靈嶽法道隆;
度以四六傳心印,
輪旋無休濟苦倫。Tuyên Quy diệu nghĩa chấn gia thanh,
Hóa thừa Linh Nhạc pháp đạo long,
Độ dĩ tứ lục truyền tâm ấn,
Luân toản vô hưu tế khổ luân
(11) Chùa đã mua thêm nhiều đất lân cận và nay lên đến gần 1000 mẫu đất.
(12) Nguyên văn Hoa ngữ:
一切是考驗,
看爾怎麼辦?
覿面若不識,
須再從頭煉。
Nhất thiết thị khảo nghiệm,
Khán nhĩ chẩm ma bạn?
Địch diện nhược bất thức,
Tu tái tòng đầu luyện。
(13) Nguyên văn Anh ngữ:
I think that I will go to Buddhahood real soon,
I hope so.
My Dharma friends and I together will go
To perfect enlightenment.
(14) Nguyên văn Hoa ngữ:
禮義廉恥,
國之四維,
四維不張,
國乃滅亡。
Lễ, nghĩa, liêm, sỉ
Thị vị tứ duy.
Tứ duy bất trương,
Quốc nãi diệt vong.
(15) Nguyên văn Hoa ngữ:
一本散為萬殊,萬殊仍歸一本
Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhất bổn
(16) Nguyên văn Hoa ngữ:
我是一隻小螞蟻,甘願走在一切眾生的腳底下;我是一條道路,願所有的眾生走在我身上,從凡夫地,直達佛地。
Ngã thị nhất chích tiểu mã nghĩ, cam nguyện tẩu tại nhất thiết chúng sanh đích cước để hạ; ngã thị nhất điều đạo lộ, nguyện sở hữu đích chúng sanh tẩu tại ngã thân thượng, tòng phàm phu địa, trực đạt phật địa。
You must be logged in to post a comment.