Hằng Thật – 3 tháng 1 năm 1978
Danh tiếng là ích kỷ và tham lam
Bồ Tát này liền suy nghĩ rằng : cảnh ngũ dục này là thứ chướng đạo, nhẫn đến chướng vô thượng bồ đề. Do đây nên Bồ Tát chẳng có một niệm dục tưởng.
Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Thập Hạnh
Trong ngũ dục, danh được xem là món dục lớn. Mong muốn có được danh tiếng ở một người tu hành là điều vô cùng nguy hại. Nó phải được tẩy trừ ngay trong giai đoạn hạt giống, nếu không sẽ không gặt được quả giác ngộ. Không thỏa hiệp. Khi các niệm về “cái tôi to lớn” khởi lên, hãy đốn chặt chúng xuống.
Tại sao Tỳ Kheo này tìm kiếm sự nổi tiếng? Tại căn nguyên, bởi vì anh ta sợ chết. Liệu điều này có vẻ quen thuộc: “Danh tiếng. Cái tôi to lớn. Mọi người đều biết tôi. Tôi quan trọng. Tên tôi rất lớn. Quyền lực của tôi được tôn trọng. Chuyện sanh khong quang trọng. Bệnh tật và tuổi già thuộc về người khác. Trong tôi, tất cả lỗi lầm đều hào nhoáng bởi vì tôi nổi tiếng. Cuộc sống của tôi không phải là tẻ nhạt, không tầm thường, và không xấu xí. Cuộc sống của tôi thật đặc biệt, thú vị, tươi đẹp. ”
Có gì sai với độc thoại này? Chắc chắn chúng ta đã từng có tất cả những suy nghĩ này trước đây. Vấn đề là thế này: sự nổi tiếng dựa trên một sự dối trá. Cái tôi không tồn tại. Bạn không thể tìm thấy cái tôi ở bất cứ đâu, không phải trong cơ thể bạn, không phải trong gia đình bạn, không nằm trong của cải của bạn. Khi cái chết khiến bạn dừng chuyển động và lấy đi nhiệt và hơi thở của bạn, cái tôi ở đâu? Cái tôi có còn đang đọc báo trong bữa ăn sáng không? Liệu cái tôi vẫn lái xe để đi làm chứ? Bạn có thể tìm thấy cái tôi đang xem phim vừa đang ngồi ăn bắp chiên nở sau khi bạn chết không? Nếu cái tôi là thật, nó đi về đâu sau khi chết? Ngay từ đầu nó chưa bao giờ có. Danh tiếng dựa trên cái gì? Sự dối trá.
Danh tiếng không có trái tim. Danh tiếng là ích kỷ, tham lam. Nhưng khi đến lượt chúng ta ở trong sự chú ý của mọi người, ai có thể đứng sang một bên và trao danh tiếng cho người khác? Nó không phải là một món dục dễ khuất phục.
Tham công đức thì vẫn là tham
Làm thiện âm thầm mới là chân thiện.
Nếu bạn làm được nhiều việc tốt thì còn gì tốt hơn? Việc tốt khiến bạn tăng trưởng. Một nữ cư sĩ già nhìn thấy một ngôi chùa bị hư đổ và đã tự giao cho mình công việc sửa chữa chùa. Các tượng Phật bị mưa gió vì mái nhà bị dột. Người nữ cư sĩ không giàu có nhưng bà có lòng. Bà có ba mươi hai người bạn thích thú về dự án sửa chữa này. Bà khiến cho họ cảm thấy như bà là việc bảo vệ Phật pháp là công việc của chính họ – không thể chờ đợi người khác làm. Rất nhanh chóng, tất cả các mái nhà được xây, tượng Phật được phục hồi, và tất cả mọi thứ đã được hoàn chình. Ba mươi ba người bạn, nhờ công đức tuyệt vời của họ như vậy, đã được tái sinh lên cõi trời. Người nữ cư sĩ già là nhà lãnh đạo của họ.
Nếu bà ấy đi quanh làng và khoe khoang về đức hạnh tuyệt vời của mình, thì bà ấy có thể không thành công trong việc thực hiện lời nguyện của mình.
Nhưng bà có trí tuệ và hiểu rõ thành quả của những việc làm tốt có thể bay ra khỏi miệng trước khi chín muồi. Làm thiện âm thầm có thể có nghĩa đơn giản là: “Đừng nói về mình:” Nếu người khác không biết những gì bạn đã làm thì họ không thể bị phiền não hay ghanh tị. Bằng việc canh chừng cái lưỡi, bạn không những không mất công đức do khoe khoang mà còn tránh được tất cả các loại tội đến từ việc gây phiền não người khác. Tốt lành thay!
Chư Phật và Bồ Tát biết về sự vận hành của tâm trí bạn rõ hơn schính bạn. Các bậc thánh đều rõ biết từng hành vi thiện lành và từng hành vi tội lỗi của bạn. Về mặt tu hành, họ là những người mà ý kiến của họ về bạn là quan trọng nhất.
Như Lai hoàn toàn thấy biết tâm niệm của chúng sanh ba thời.
Kinh Kim Cang
Nếu nổi tiếng trong các bậc thánh hiền vì đức hạnh tuyệt vời của mình thi không sao. Nhưng bạn đừng giành lấy danh tiếng đó bằng cách khoe khoang hoặc bằng cách giả tạo hoặc tự tìm kiếm trong loài người.