Thường Xuyên Niệm Phật, Quốc Thái Dân An
..nói đi nói lại thì chỉ cần thật sự lắng nghe được một câu, rồi chân chánh áp dụng, theo đó mà thực hành, không hề xao lãng, thì sẽ được ích lợi vô cùng. Chúng ta không nên ôm đồm, tham nhiều, “nhiều thì nhai không nhuyễn” được! Người đang tu pháp môn niệm Phật đừng vì nghe người ta trầm trồ Mật Tông hay mà chạy theo Mật Tông; kẻ tu Mật Tông cũng chớ vì nghe khen niệm Phật tốt bèn chạy theo niệm Phật. Đừng chạy khắp nơi như đánh “du kích,” tu tới tu lui suốt cả một đời mà cũng không thành gì cả...
Khai Thị Thiền giả Quý chùa Kim Sơn
Sầu bạc đầu khó giải
Đường trần lại mịt mờ
Thân ở tại nhân gian
Tâm hòa với núi ngàn
Ngày ngày chốn trần lao
Sớm sớm bao thương ghét
Chẳng rõ do nhân nào
...
Kệ Khai Thị Niệm Phật
Vì siêu sanh tử niệm Phật danh Trước cần rõ thấu sanh tử tâm Si, Ái: gốc nguồn chuỗi tử sanh, Gốc mà không chặt: khó tự do.
Khai Thị Của Ðại Sư Hám Sơn
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch. Ngoài ra, nhiều người do tin tưởng thuyết 'An Mạng (an phận thủ thường)' của Khổng Tử nên thường đổ trút cho vận mạng, và chỉ cầu phước báo, cùng thích nghe những điều tốt lành mà bỏ ngoài tai những việc xấu xa tai họa. Ðây là những kẻ hàm hồ ngu muội. Thật ra, cuộc đời sanh tử chỉ như một ngày đêm. Khái niệm luân hồi trong ba thời (quá khứ hiện tại vị lai) giống như hôm nay và ngày trước...
Về Một Bậc Vĩ Nhân Từ Thế Giới Ô Trược Mà Không Nhiễm Trược
Một nhóm phật tử gồm người Trung Hoa, Mỹ, Việt Nam và Canada đã tụ tập lại dưới sự lãnh đạo hiền đức của Hòa Thượng Tuyên Hóa, lúc đó đã hơn 72 tuổi. Họ cùng nhau tu tập lối sống khổ hạnh tại Chùa Vạn Phật Thánh Thành, nằm về phía bắc của San Francisco. Họ ăn ngày một bữa và mặc áo quần cũ. Họ chưa hề chấp thuận phỏng vấn hay cho chụp hình từ các giới truyền thông báo chí. Lần đầu tiên khi tôi xin phép phỏng vấn Hòa Thượng, Ngài đã từ chối. Lần thứ nhì, sau khi nói rõ về mục đích của nguyệt san Lão Thiên, Hòa Thượng đáp: "Vì báo Lãng Thiên đã gởi ông đến đây, chúng ta hãy nói chuyện với nhau một chút". Nhưng Ngài có một điều kiện là không được chụp hình...
Biên Niên Tự Thuật của Thiền Sư Hư Vân
..Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu...
Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội
... Tất cả trẻ con sinh ra trên thế giới đều may mắn, dù sinh ra trong một gia đình như thế nào. Chỉ vì chúng có cơ hội sinh ra làm người để học hỏi và có kinh nghiệm thăng tiến. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, nhiều em bé không được sinh ra vì cha/mẹ không muốn. Chúng không có đến ngay cả cơ hội được hít một hơi thở không khí trong lành; mặc dù sự sống của chúng vừa có hình dạng rõ rệt, nhưng chúng mất quyền được sống. Khi bạn bị một con muỗi chích, phản ứng đầu tiên của bạn như thế nào? Nhiều người đã đánh con muỗi, với ý định giết nó. Con muỗi chỉ cắn chúng ta một tí vì nó đói quá, và chúng ta lập tức nóng giận phản ứng và muốn đánh trả lại. Quý vị nghĩ sao về những những bào thai vô tội bị hủy phá hay bị hư thai? Cái mà chúng bị mất đi là quyền sống của chúng. Như thế lòng oán thù của chúng thật ngút ngàn không thể tưởng!...
Quen Thuộc Với Những Đạo Lý Trong Kinh Điển
...Tất cả quý vị đều có ý kiến riêng của mình, giống như những người mù sờ vào những bộ phân khác nhau trên cơ thể con voi và mỗi người đều tự rút ra những kết luận về hình tướng con voi tùy theo cảm nhận khi sờ chân, vòi hay và là bụng của voi. Đây là một cách tuyệt hảo để nghiên cứu đạo lý. Mỗi người nên vận dụng trí tuệ và bày tỏ ý kiến của mình cho mọi người cùng nhau xem xét...
Kinh Phật Thuyết A Di Ðà
...
Kinh này là từ kim khẩu của Phật giảng nói lý vi diệu, không cần phải thưa thỉnh. Các kinh điển khác thì phải có người thưa hỏi Phật mới nói ra. Chỉ riêng kinh A Di Ðà này là không có ai thưa hỏi, Phật tự nói ra. Tại sao thế? Vì nghĩa lý kinh này rất huyền diệu, trí huệ của hàng Thanh văn không thể đạt đến được, tất cả hàng Bồ tát cũng không thể hiểu rõ, cho nên không có nhân duyên người thưa hỏi về pháp môn Tịnh độ. Chỉ vì pháp môn này đáng được nói ra, cho nên Ðức Phật xem thấy căn cơ thành thục bèn tự nói kinh này. Kinh này vì thế rất trọng yếu trong Phật giáo.
Tại sao kinh này lại rất trọng yếu? Khi Phật Pháp sắp diệt, diệt trước nhất là Kinh Lăng Nghiêm, vì tất cả Ma vương đều rất sợ chú Lăng Nghiêm. Sau khi Kinh Lăng Nghiêm diệt, các kinh khác lần lượt diệt theo. Lúc bấy giờ dù có giấy đi nữa, nhưng trên giấy không có chữ. Sau cùng chỉ còn Kinh A Di Ðà lưu lại thế gian một trăm năm để hóa độ vô lượng vô biên chúng sanh mà thôi...
Bát Nhã Là Phật Tánh
Bát nhã là Phật tánh, Phật tánh là Bát nhã. Nói Ðại Bát nhã là nói Ðại Phật tánh. Nói Ðại Phật tánh là nói Ðại Bát nhã. Danh tự tuy không đồng nhưng ý tứ cũng là một. Vì sao lại nói như thế? Bởi vì Bát nhã lại trí tuệ, trí tuệ là đại giác ngộ, quý vị có thể đại giác ngộ, là có trí tuệ. Không thể đại giác ngộ, tức là không có trí tuệ. Ðại giác ngộ là đại Phật tánh. Phật là tiếng Phạn, dịch ra là giác, là giác cho mình, giác cho người khác, và giác hạnh viên mãn. Nên Phật tánh là Bát nhã. Bát nhã có ba: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát Nhã, và Thật tướng Bát nhã.
Hòa Thượng Tuyên Hóa – Từ Hư Không Đến
Đem tro cốt của tôi rải khắp hư không! Khi tôi đến, không mang đến một thứ gì; khi ra đi, vẫn là không cần gì cả. Tôi không muốn lưu lại trên đời bất kỳ một dấu tích nào! Tôi từ hư không đến, và sẽ trở về với hư không. Nếu người nào muốn biết cảnh giới của Chư Phật, thì nên thanh tịnh tâm ý của mình như hư không
Thiện, Ác Không Rời Một Niệm Ở Tâm Ta
Tham Thiền chính là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Tại Thiền-đường, bạn hãy chuyên tâm tham Thiền, đề khởi thoại đầu, buông bỏ mọi chuyện, chuyên tâm vào chữ "Ai." Lúc nào cũng chiếu tìm, khiến tất cả mọi vọng tưởng khác đều ngừng lại hết, đó chính là trì giữ Năm Giới, cũng là thực hành Mười Thiện. Do vậy, tọa Thiền ở Thiền-đường thì đầy đủ Năm Giới, Mười Thiện vậy. Vì thế, chớ nên lãng phí thời giờ, nghĩ chuyện vớ vẩn vô ích, mà phải nắm lấy thời cơ tham cứu "Niệm Phật là ai?"
Con Đáng Lẽ Không Làm Mẹ Trong Kiếp Này!
Tôi rất bướng bỉnh, Sư Phụ cũng biết điều đó. Trong suốt 20 năm sau khi xuất gia, tôi không gặp lại ba mẹ tôi, và trong 17 năm, tôi đã không gặp lại con trai tôi. Hôm nay tôi sẽ nói chuyện về mối quan hệ của tôi với gia đình tôi như một người xuất gia...
Vạn Chúng Nhất Tâm Vạn Phật Thành
Hôm nay chúng ta được vinh hạnh có sự hiện diện của quý chư sơn Trưởng Lão, Đại Đức Cao tăng, đại diện chính quyền Tiểu Bang và Địa Phương, cũng như thiện nam tín nữ không quản vạn dặm xa xôi đến đây tham gia Lễ Khai Quang này. Đây là sự kiện chưa từng có trước đây trong lịch sử. Sử gia người Anh là Arnold Toynbee (1889-1975) đã nói rằng sự truyền bá của Ðạo Phật đến phương Tây là sự kiện quan trọng nhất trong thế kỷ hai mươi. Điều này có ý nghĩa to lớn hơn nhiều so với việc phát minh ra bom nguyên tử hay bom khinh khí bởi vì hoả tiễn hay bom là những vũ khí giết người, trong khi đó Phật Giáo dạy con người không nên giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng ma tuý hay chất say, và không sống cuộc đời hồ đồ mê muội - sống say chết mộng. Thay vào đó Phật Giáo dạy chúng ta mau tỉnh mộng, mau nhận ra bổn phận nên làm - là không gây hại cho mình và cho người khác..
Phát Tâm Làm Công Quả
Giữa mùa hè 2006 bà Madalena nói với chúng tôi là nhà hàng chay Quân Khang ở Chùa Vạn Phật cần phải sơn lại vì đã hơn 10 năm rồi chưa sơn. Đến ngày 17 tháng 9 là thứ Bảy, nhóm phật tử vùng Vịnh chúng tôi gồm tôi, chồng tôi là Quả Ký, bà Madalena, Chị Hai, Chị Dung, Lê Thu, Quả Nguyên, Michael, và Anh Nhơn, và 2 em học sinh là Andrew va Michelle cùng đi lên Chùa Vạn Phật để sơn. Kế hoạch là chúng tôi sẽ sơn từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều thì sẽ hoàn tất. Nhưng sự việc không dễ dàng như chúng tôi dự tính....
Vì Sao Chiến Tranh ?
Hiện tại chúng ta đang ở Hoa Kỳ giảng Phật Pháp, trong khi chiến trường Trung Ðông đang nghĩ cách giết người, làm thế nào để thắng lợi. Ở đó ăn chẳng biết mùi vị, y phục dẫu có mặc bao nhiêu cũng không đủ, ngủ thức cũng không yên, tôi tin rằng họ ở trong tuyến đầu của rừng gươm mưa đạn, mỗi ngày chờ thần chết viếng thăm, không biết họ sẽ tử vong ngày nào. Cho nên mọi người chúng ta, người đang ở chỗ phước không biết có phước vậy.
Quán Âm Bồ Tát đến Thánh Thành
Hôm nay là mùa xuân, bắt đầu Quán Âm thất, hy vọng quý vị khẩn thiết đem hết thành tâm niệm thánh hiệu "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát", chẳng những miệng niệm mà tâm cũng niệm. Tâm và miệng tương ứng, tạo thành một, tự nhiên cảnh giới cảm ứng sẽ hiện ra trước mắt. Quý vị chú ý! Có tâm là vọng tưởng, vô tâm là cảm ứng.
Quán Thế Âm Bồ Tát Là Huynh Đệ Của Chúng Ta
Chúng ta ngày ngày niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, song “Quán Thế Âm” nghĩa là gì? “Quán” là quán xét âm thanh ở thế gian. “Quán” cũng là nhìn, nhưng không phải nhìn bên ngoài, mà là nhìn tâm của chúng sanh, xem chúng sanh nào tâm không còn vọng tưởng lăng xăng. Không còn vọng tưởng, tâm rỗng không, tức là khai ngộ. Do đó nói rằng: “Thập phương cùng tụ hội, Đồng học Pháp Vô-vi.” Niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ-tát cũng là một pháp vô vi. “Vô vi” là không làm nhưng chẳng gì là không làm–tức là dạy chúng ta chớ khởi vọng tưởng vậy.
Vạn Phật Thánh Thành Đại Sự Ký
“Nếu các ngươi cứ đố kỵ và làm chướng ngại như thế thì tôi sẽ ra đi” Đây là lời huấn thị rất thương tâm của Ngài Tuyên Hóa với các môn đệ. Cách đây một năm thì Ngài thị hiện lâm trọng bệnh đang nằm bệnh viện. Lúc đó các chi nhánh đạo trang khắp nơi suốt đêm tụng chú cầu nguyện sư phụ trụ thế mãi mãi. Thật là bài học thương tâm mà điều lo ngại vẫn chưa chấm dứt. Thế rồi đến năm 1992, một bài học lịch sử khác trọng đại hơn đã vén màn cho một năm mới sắp bắt đầu....
Thần Chú Đại Bi Thông Thiên Địa
Những người học Phật Pháp không nên có ý nghĩ tham lam hay tranh giành. Một số người là như thế đó khi họ càng học thì càng tranh giành; càng học lại càng trở nên tham lam hơn. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi đến nước Bỉ. Đa số những người trong thính chúng ở đây là người Việt Nam. Mặc dù có thể có một số khó khăn giao tiếp vì sự không đồng ngôn ngữ, nhưng mọi người rất có trật tự. Khi tôi đi đến Mã Lai và Đài Loan, có những Phật tử ở đó cứ mỗi hành động là thể hiện lòng tham và tranh giành của họ...
You must be logged in to post a comment.