Phật Pháp

Phật Pháp2016-11-02T04:53:55-07:00

Năm đóa hoa sen của Phật giáo Hoa Kỳ

Ngày 30 tháng 1 năm 1968, tức Tết Âm lịch năm Mậu Thân, Hòa Thượng đã về lại ngôi đền Thiên Hậu ở khu phố Tàu và giảng dạy về kệ truyền Pháp của bảy vị Phật. Vị Phật thứ bảy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xoay một bông hoa trước đại chúng và Tôn Giả Đại Ca Diếp mỉm cười. Vì vậy Như Lai truyền cho ngài diệu pháp, đó là Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, và thật tướng tức vô tướng. Từ đó, pháp được truyền thừa qua 28 đời thì đến tôn giả Bồ Đề Đạt Ma, là người sau đó đã đến Trung Hoa, nơi ngài trở thành vị sư tổ đầu tiên ở Trung Hoa.

05-13-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Vữa Xi Măng và Cát

...Tòa nhà gần như sắp sụp đổ, và mỗi lần quét vào tường đều làm rớt ra những miếng vữa và cát.. Không cách nào giữ bên trong sạch sẽ được nếu chúng tôi không giải quyết được vấn đề này. Thầy Hằng Khiêm mang vấn đề này để Hòa Thượng lưu tâm, và ngài lập tức có cách giải quyết. Ngài bảo mang đến một ít xi măng nguyên chất, nước, và cái chổi. Ngài biểu chúng tôi trộn nước vào thành một hỗn hợp xi măng lỏng. Sau đó ngài dùng chổi nhúng vào trong thùng nước xi măng lỏng và đánh chổi đó vào tường gạch. Sau vài lần thứ nghiệm thêm hoặc bớt xi măng và các cách đánh chổi vào tường khác nhau, và với vài cái chổi cũ, ngài tuyên bố là cách làm đã thành công...

05-13-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

PHẬT NÓI KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT

Nhân mùa An cư 2005 chúng tôi có duyên được đọc bộ Càn Long Đại Tạng Kinh, quyển 58, phần Phật nói kinh Nghiệp Báo Sai Biệt. Chúng tôi nhận thấy kinh này nói rõ nhân quả nghiệp báo sai biệt rất gần gũi với đời sống chúng ta: Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi. Vì thế, chúng tôi phát tâm chuyển sang Việt ngữ ngõ hầu giúp cho mọi người tin sâu nhân quả. Từ đó có thể giúp cho con người biết được điều ác cần phải tránh xa, và siêng năng tu tập các thiện nghiệp...

05-13-2016|Categories: Kinh Điển, Phật Pháp|

Về Phép Lạ

Cả Ấn Độ giáo và Phật giáo đều xác định rất rõ ràng về các loại “thần thông” hay còn gọi là "các siêu kiến thức" mà một vị thiền sư có thể đạt được. Một trong số đó là khả năng biết được các kiếp trước của con người, khả năng đi rất xa chỉ trong thời gian ngắn và thấu hiểu được được ý nghĩ của người khác. Nhưng các thánh nhân Phật giáo đặc biệt rất cảnh giác đối với việc hiển lộ thần thông cho người khác thấy, vì sợ sẽ gia tăng bản ngã mà họ đang cố gắng vượt qua. Hòa thượng Tuyên Hóa, một nhà sư Phật giáo, người đã thành lập Thiền viện tại San Francisco vào năm 1970. Tại Á Châu người ta thuật lại rằng ngài có thể chữa lành bệnh cho những ai có lòng tuân theo giáo pháp nhà Phật. Nhưng tại Hoa Kỳ, nơi Ngài viên tịch năm 1995, Hòa Thượng Tuyên Hóa cho rằng việc sử dụng thần thông như một công cụ giảng dạy sẽ phản tác dụng trong một xã hội thiên về lý trí và khoa học.

05-13-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Khai Thị – Quyển 3

Con người ở thế gian này gặp đủ thứ chuyện kỳ lạ, vì sao? Ðó là vì trước kia người ta đã trót trồng cái nhân kỳ lạ nên bây giờ mới sanh ra cái quả kỳ lạ. Nếu các bạn chẳng gieo loại nhân ấy thì sẽ không gặt phải loại quả này. Vì thế, nếu mọi người hiểu được đạo lý nhân quả thì hãy:

Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành.
(Chớ làm điều ác,
Chỉ làm việc lành.)
...
05-12-2016|Categories: Khai Thị, Pháp Âm, Phật Pháp|

Khai Thị – Quyển 2

Người học Phật Pháp cần phải luôn luôn thành thật dụng công mà tu hành, như hai chân đứng vững trên mặt đất (cước đạp thực địa), không được mưu đồ hư danh. Ham thích hư danh thì chẳng ích lợi gì cho việc tu Ðạo. Muốn làm những việc "hữu thực vô danh" thì không được tham cầu chuyện "hữu danh vô thực"; nghĩa là không tham cầu cái danh giả dối, có tiếng mà không có miếng. Còn như làm những việc chân thật được biểu hiện ra ngoài thì được gọi là "hữu thực vô danh"!

05-12-2016|Categories: Khai Thị, Pháp Âm, Phật Pháp|

Thử Luận Về Những Cống Hiến Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Đối Với Nền Phật Học

Những cống hiến trong suốt cuộc đời của Hòa Thượng cho nền Phật Học đã được các đệ tử của Ngài sưu tập rất chi tiết, đặc biệt là trong bộ kỷ yếu Tuyên Hóa Lão Hòa Thượng Truy Tư Kỷ Niệm Chuyên Tập quyển I và II mới xuất bản gần đây nhất. Những tập sách này, nói chung, đã giới thiệu quan điểm của Ngài về vấn đề giáo dục, phiên dịch kinh điển, hoằng dương Phật Pháp, chế độ Tăng Già, tinh thần yêu nước yêu dân, luân lý đạo đức, đoàn kết Đại Thừa và Tiểu Thừa, dung hợp tất cả các tôn giáo, v. v...một cách tường tận; do đó ở đây sẽ không tra cứu bình luận lại nữa.

05-12-2016|Categories: Khai Thị, Pháp Thoại, Phật Pháp, Tin Tức|

Thiền Thoại giữa Hoà Thượng Quảng Khâm và Đại Pháp Sư Tuyên Hóa

Lão hòa thượng: Tọa là nghĩa gì?
Đại pháp sư: Không có ý nghĩa!
Lão hòa thượng: Không có ý nghĩa, có phải giống như một cục đá không?
Đại pháp sư: Có ý nghĩa cũng là cục đá. Không nên trụ vào đâu để sanh cái tâm như vậy. Vì thế không ý nghĩa, không phải trí cũng chẳng có gì để chứng đắc. (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm , cố vô ý tư, vô trí diệc vô đắc!)
Lão hòa thượng: Không nên tiếc thân thể!
....

05-12-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Quốc sư Thanh Lương và Kinh Hoa Nghiêm

Quốc sư Thanh Lương chính là hóa thân của Bồ-tát Hoa Nghiêm, vì sao nói Ngài là hóa thân của Bồ-tát Hoa Nghiêm? Vì Ngài chuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm, không giảng những kinh khác. Quốc sư Thanh Lương tên Trừng Quán, tự Đại Hưu, người Cối Kê, họ Hạ Hầu. Sinh vào thời vua Đường Huyền Tông, niên hiệu Khai Nguyên (713-741) năm Mậu Dần (738). Thân ngài cao chín thước bốn tấc, hai tay dài quá đầu gối và có bốn mươi cái răng. Thông thường răng của chúng ta có ba mươi mấy cái thôi, còn răng có bốn mươi cái là bậc quý nhân, người được như thế rất ít. Răng của Đức Phật có bốn mươi hai cái, còn Quốc sư Thanh Lương thì có bốn mươi cái;

05-12-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Mẹ Tôi

Thân mẫu tôi sinh năm 1891 vào năm thứ 17 đời vua Quang Tự nhà Thanh, tại Dương- Châu tỉnh Giang Tô. Lúc bà được sáu tuổi thì thân phụ qua đời và bà sống với mẹ. Bà bẩm sinh hiền hậu, đoan trang, là một phụ nữ gồm đủ tứ đức : công, dung, ngôn, hạnh. Từ thuở thiếu niên, bà đã ý thức được những nỗi khổ của sanh, lão, bệnh, tử, và lý vô thường của vạn vật như mộng, huyễn, như bào, ảnh. Mỗi khi bà thấy các vị sư và ni lễ Phật thì trong thâm tâm lại thúc dục bà xuất gia. Đó cũng là do ở thiện căn mà bà đã vun trồng trong quá khứ.

05-12-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp|

Khai Ngộ Phải Được Ấn Chứng Mới Đúng Pháp

Trước thời Oai Âm Vương Phật ra đời, ai ai cũng có thể khai ngộ và chẳng cần người nào ấn chứng cả. Từ thời Oai Âm Vương Phật trở về sau, những ai tự giác khai ngộ đều nhất định phải có Tổ-sư hoặc bậc Thiện-tri-thức (đã khai ngộ) ấn khả, chứng minh thì mới đúng phép. Cũng như ở Pháp-hội Lăng-Nghiêm, có hai mươi lăm vị Thánh-nhân tường thuật sự chứng đắc viên-thông của họ và thỉnh Đức Phật Thích-Ca ấn chứng.

05-12-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Ra Đi Trong Mê Mờ

Những gì chúng ta cố gắng làm ở chùa Kim Sơn là truyền bá pháp môn vô thượng thậm thâm vi diệu pháp của Phật Giáo cho toàn thế giới và nhân loại, khiến cho nhân loại ly khổ đắc lạc, thoát vòng sanh tử (liễu sanh thoát tử). Vì vậy Phật Giáo ở Kim Sơn Thánh Tự hoàn toàn không phải là Phật Giáo của một quốc gia nhất định. Phật Giáo mà chùa Kim Sơn truyền bá là cùng tận hư không và Pháp Giới, và là của toàn nhân loại. “Nhân Loại” trong đó bao gồm cả hai thành phần Thiện và Ác của loài người. Thiện là sanh lực của thế gian trong khi Ác là khuynh hướng chết của thế gian. Nếu quý vị muốn được trường sanh và không bao giờ già cả, thì quý vị hãy tận lực làm các việc lành. Nếu quý vị muốn chết mau hơn một chút thì làm các việc ác, và quý vị sẽ qua đời sớm hơn.

05-12-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Liệng Bỏ Súng Đi

Tại sao chúng tôi đi Vạn Phật Thánh Thành?  Đó là vì  một vài tháng trước khi đến đây, tôi nằm mơ thấy môt vị sư ngồi trong thế kiết-già bay về hướng tôi. Trong giấc mơ tôi tự biết đây là thầy của mình và gọi Ngài là “Sư Phụ” . Sau đó tôi cũng không bận tâm nhiều lắm về chuyện này, dù sao đây cũng chỉ là một giấc mơ. Về sau trong một tờ báo, tôi nhìn thấy ba chử “Kim Sơn Tự”, nó gây ra một cảm giác khá mạnh mẽ trong lòng tôi. Tôi tự nhủ, mình phải tìm ra chỗ này mới được, nó thấy quen quen sao ấy. Tôi cứ tưởng là nó nằm gần trên khu Mission hay gần đường số 15, cho nên tôi bắt đầu tìm kiếm hy vọng sẽ tìm ra chùa Kim Sơn. Tuy nhiên chúng tôi đã lái xe cả mấy ngày trời mà vẫn không có kết quả....

05-11-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp, Tin Tức|

Hại Người Rốt Cuộc Là Hại Chính Mình!

Chú là niệm chú; Trớ cũng giống như chú. Chú có rất nhiều thứ, Mật tông có nhiều chú nhất. Các vị Lạt-ma ở Tây Tạng có một loại chú, chỉ cần niệm trong bảy ngày là có thể khiến người khác chết được. Có thứ chú giết người, có thứ chú làm lợi ích cho người. Chú nói ở đây là thứ chú hại người. Các thuốc độc là chỉ chung cho tất cả các loại thuốc độc. Khi quý vị gặp phải những loại chú trớ, thuốc độc làm phương hại đến cơ thể, trong tình cảnh đó, nếu quý vị nhất tâm niệm: "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát," thì những chú trớ cùng thuốc độc này chẳng những không thể làm hại được quý vị mà còn trở lại làm hại chính hung thủ.

05-11-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Sự liêm khiết

Sự liêm khiết được biểu thị cho việc không tồn tại của lòng tham. Thường một người liêm khiết không tùy tiện cho ai bất cứ vật gì dù là nhỏ nhất, cũng như không tùy tiện nhận bất cứ vật gì dù là nhỏ nhất từ những người khác. Vật nhỏ nhất có thể là một ngọn cỏ. Người đó cũng sẽ chẳng tùy tiện cho một ngọn cỏ cho một ai đó hay tùy tiện lấy vật của người khác. Đây là ý nghĩa của sự liêm khiết, là thanh tịnh và không có lòng tham. Một con người có đặc tính như vậy được coi là rất cao quý.

05-11-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Bão Nhiệt Đới!

Khi Chùa Tây Lạc Viên gần hoàn tất, Hòa Thượng bắt đầu làm vườn cảnh chung quanh bằng những cây con của thông, đu đủ và tre. Hương Cảng hàng năm luôn bị các cơn bão lớn tàn phá, và năm đó khi các cơn gió thổi qua, lốc mạnh vào khu vườn của Đạo Tràng và làm tan tành các cây mới trồng. Khi Hòa Thương chứng kiến khu vườn bị tàn phá và các cây non bị trốc rễ, Ngài ban ra một tối hậu thư, nguyện rằng: “Hễ tôi còn ở Hương Cảng thì sẽ không còn bão nữa. Khi tôi rời khỏi đây là việc khác, nhưng hễ tôi còn ở đây thì các cơn bão tàn phá sẽ không đến Hương Cảng nữa”.

05-11-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp, Tin Tức|

Vì sao nên thọ Giới U Minh?

Giới U Minh chính là Giới mà tất cả các vong linh cô hồn thọ trì. Những ai cầu thọ giới U Minh cho người đã mất thì phải nên chí thành cầu thọ mới có thể cảm ứng được Chư Phật, Bồ Tát và các vị Thánh Hiền giáng lâm đến buổi lễ, chứng minh cho người cầu thọ. Đồng thời người đại diện thọ giới phải phát tâm rộng lớn, nguyện cho tất cả chúng sanh thọ giới U Minh đều đạt được lợi ích trong Phật pháp, lìa xa được tội khổ trong chốn U Minh, sanh vào cõi lành.

05-11-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Một Pháp Môn Không Thể Nghĩ Bàn

Tối nay chúng tôi dự trù thảo luận về U Minh Giới. Buổi thảo luận này sẽ vắn tắt, và chúng ta có thể thảo luận thêm trong tương lai khi có thời gian. Quý vị đều có quyển Nghi Thức bìa màu xanh trước mặt. Quyển sách nầy khá đặc biệt. Đây là lần đầu tiên có một quyển sách có cả ba ngôn ngữ: Hoa ngữ, Anh ngữ, và Việt ngữ. Các chú sa di tại Vạn Phật Thánh Thành đã dành không biết bao nhiêu ngày giờ, có khi không ngủ, để đóng thành những tập sách này; chúng ta đã in được chừng vài trăm bản.

05-11-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Nguyên nhân xa xưa về pháp danh xuất gia của chúng tôi

Sáng hôm sau tại nhà Ưu Bà Di Phương, Sư phụ nói với Hằng Trì, Hằng Hiền và tôi: “Bài kệ thầy nói với các con ngày hôm qua được viết khi thầy đang thủ hiếu bên cạnh mộ mẹ . Ngay lúc đó Lục Tổ và thầy đã đàm luận về những vấn đề này . Hôm qua thầy quan sát nhân duyên và thấy những Tỳ Kheo Ni các con có thể biết lời nguyện này được rồi; đó là những việc đã xảy ra nhiều thập niên về trước."

05-11-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|
Go to Top