Kinh Vạn Phật (Hoa-Việt)
Kinh Phật Thuyết Phật Danh Kinh (PDF -6M)
Pháp Duyên: Hòa Thượng Quảng Khâm
Lần đầu tiên Hoà Thượng Tuyên Hoá đến thăm viếng Hoà Thượng Quảng Khâm là năm 1974 khi được mời đến Châu Á để thuyết pháp. Trong thời gian ở Đài Loan, Ngài đã đến viếng thăm Lão Hoà Thượng Quảng Khâm mà chẳng hề báo trước. Hoà Thượng Quảng Khâm thường không quan tâm đến chuyện thế gian, và không ra ngoài chào đón bất cứ ai. Nhưng lần này, vào ngày trước khi Hoà Thượng Tuyên Hoá đến, Hoà Thượng Quảng Khâm đã căn dặn đệ tử ra ngoài quét dọn lối đi và chuẩn bị đón tiếp vì sẽ có một vị đại Bồ Tát đến viếng thăm.
Pháp Duyên: Hòa thượng Bhante Dharmawara và Hoà Thượng Ajahn Sumedho
Trong nỗ lực đoàn kết Phật Giáo Bắc Tông và Phật Giáo Nam Tông, Hòa Thượng Tuyên Hoá đã vô cùng thành công trong việc nhận được sự kính trọng và ngưỡng mộ của cộng đồng Tăng Già theo NamTông. Chính nhờ vậy, không phải một cách tình cờ mà hai Hòa thượng Bhante Dharmawara và Ajahn Sumedho, cả hai vị Tỳ Kheo Phật Giáo Nam Tông lại hết sức kính trọng Hoà Thượng Tuyến Hoá đến như vậy.
Cẩm Nang Tu Ðạo
Tập Cẩm-Nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh, khiến ta giác ngộ như Ngài. Kinh Hoa-Nghiêm dạy rằng: "Chúng sanh như người bệnh, Thiện-tri-thức như bác-sĩ, lời dạy của Thiện-tri-thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh."
Giới thiệu Cư Sĩ Lưu Quả Quang
Hòa Thượng gọi điện nói vài hôm nữa ngài sẽ đến Seattle vào khoảng nửa đêm. Tôi hỏi tại sao Ngài lại chọn thời gian như vậy, Ngài chỉ nói “Để tiết kiệm số tiền mà mọi người đóng góp cho chúng tôi. Vé máy bay chuyến nửa đêm rẻ hơn rất nhiều!” Thực ra Hòa Thượng có chuyến đi đặc biệt đó để quyết định ngài nên mua Chùa Kim Phong ở phố Minor Street, thành phố Seattle và Chùa Kim Phật, thành phố Vancouver hay không. Sau đó ngài nhờ một Pháp Sư và hai công nhân người Việt giúp sửa lại Chùa Kim Phong, đặc biệt nhắc nhở họ đặt hai khung hình 3x3x6 cho hai vị Bồ tát Vi Đà và Già Lam ở hai bên tường trong Phật điện.
Kho Tàng Sáng Suốt Vĩ Ðại Của Tự Tánh
Chúng sinh sinh ra từ vô thủy, chết ở vô chung, trôi lăn trong vòng sống chết. Chúng sinh trong cõi luân hồi vô thủy vô chung ấy đến rồi đi, đi rồi đến giống như hạt bụi nhỏ, phút chốc bỗng sinh trên trời, bỗng chốc sinh trên mặt đất, sinh trong loài người, hoặc sinh làm thú vật, hay sinh ở địa ngục hay sinh trong loài Atula. Không có lúc khởi đầu, cũng chẳng có lúc chấm dứt. Chỉ đến khi nào bạn đạt được quả vị Phật, bạn mới chấm dứt đượĩc luân hồi sinh tử. Nhưng trước khi trở thành Phật, bạn vẫn còn trong vòng triển chuyển luân hồi. Nên nói : "(Bồ tát hữu cách ấm chi mê, La Hán hữu trụ thai chi hôn). Bồ Tát còn mê lầm khi thọ thân ngũ ấm. A-la-hán còn hôn muội lúc trụ thai" cho dù bạn là một bậc Pháp thân đại sĩ thị hiện giữa đời, đôi khi bạn vẫn còn bị dòng sinh tử cuốn phăng khiến cho mê muội, không biết làm sao chấm dứt dòng sinh tử ấy.
Thật Thà Mà Tu
Các vị đồng học, Các vị đồng tu, Các vị đồng nguyện, Vì sao gọi các vị là đồng học ? Bởi vì chúng ta học hỏi Phật Pháp lẫn nhau. Vì sao gọi các vị là đồng tu ? Bởi vì chúng ta cùng nhau tu tập Phật Pháp. Vì sao gọi các vị là đồng nguyện ? Bởi vì chúng ta cùng nhau nguyện đều sẽ thành Phật, nguyện vãng sanh Cực Lạc Thế Giới, rồi sau quay thuyền từ bi lại độ hết chúng sanh. Do đó chúng ta có thể là cùng xưng là đồng học, đồng tu, hoặc đồng nguyện. Chúng ta còn có sự học tương đồng, việc tu tương đồng và nguyện lực tương đồng ; vậy thật đúng là bạn pháp.
Về Việc Làm Sao Tạo Dựng Nền Hoà Bình Thế Giới Bắt Đầu Với Nền Hòa Bình Trong Tâm Mình
Tôi nhớ không bao lâu sau khi tôi đến Mỹ, chiến tranh suýt xảy ra giữa Liên Xô và Hoa Kỳ vì chuyện Cuba. Lúc đó tôi nghĩ, "Tôi vừa mới đến quốc gia này, và cũng chưa có làm gì lợi ích cho dân chúng ở đây. Nếu chiến tranh bùng nổ ở Cuba giữa quốc gia này và Liên Xô, thì sẽ tạo nên một thiệt hại to lớn về nhân mạng và tài sản." Lúc đó tôi không hiểu tiếng Anh và cũng không thể đi ra ngoài, tất cả tôi có thể làm là phát nguyện tại Phật Điện nhịn ăn trong 5 tuần để cầu nguyện chiến tranh đừng xảy ra. Bất kể có hay không có cảm ứng về sự thành tâm của tôi, chiến tranh thực sự đã không xảy ra ở Cuba. Lúc đó, Tổng Thống Kennedy đã rất kiên quyết với Khrushchev, khiến ông ta e ngại và lùi bước. Khrushchev sợ hãi nên đã rút hỏa tiễn về, và chiến tranh đã không xảy ra.
Thần thông không do tìm kiếm
Phẩm này là Phẩm thứ hai mươi tám trong Kinh Hoa Nghiêm. Kinh này bản Hán ngữ thì có tám mươi mốt phẩm. Phẩm này thảo luận về mười thứ thần thông của bậc Bồ Tát. Nếu Bồ Tát có những khả năng thần kỳ này thì cố nhiên chư Phật cũng có đầy đủ những khả năng đó. Bồ Tát có được mười thứ thần thông là do sự tu tập tâm linh. Nếu Bồ Tát có thể đạt được những thành quả như vậy thì tất cả chúng hữu tình phát Bồ Đề Tâm, tu Bồ Tát Đạo, thực hành các hạnh của chư Bồ Tát thì sẽ có được mười thứ thần thông này. Khi nào quý vị còn tu Bồ Tát Đạo, quý vị sẽ có được mười thứ thần thông mà không cần phải tìm kiếm.
Dùng trí tuệ chứ không phải tình thức để học Phật pháp
Chúng ta phải dùng trí tuệ chứ không phải tình thức để học Phật pháp. Học Phật pháp bằng trí tuệ thì đó mới là Chánh pháp. Dùng tình thức để học Phật pháp thì chính là Mạt Pháp. Để bảo vệ và duy trì Phật pháp, quý vị phải có trí tuệ và Trạch Pháp nhãn. Nếu học Phật pháp dựa trên tình thức thì quý vị không chỉ thất bại, mà càng học càng đọa lạc. Trí tuệ thì thanh khiết, còn tình thức thì ô nhiểm. "Người ta thà vào địa ngục còn hơn dùng Phật pháp như là phương cách cầu lợi." Nói một cách khác, đừng đặt tình thức vào việc học Phật pháp. Quý vị hãy nhận thức rõ ràng về việc này.
Gold Buddha Monastery 30th Anniversary
Lễ Kỹ Niệm 30 năm Chùa Kim Phật
Tuyệt Thực và Cầu Nguyện
Mọi người đều biết một trong những lời nguyện của Hòa Thượng là bất cứ nơi nào Ngài đến, thì nơi đó sẽ yên bình và thoát khỏi mọi tai ương. Một khiNgài rời khỏi nơi đó, thì là chuyện khác. Khi Hòa Thượng đến Hoa Kỳ, việc đầu tiên Ngài làm là cầu phước cho đất nước và dân chúng Hoa Kỳ đã tạo duyên lành để Ngài hoằng Pháp làm lợi lạc chúng sanh. Cuộc khủng hoảng nguyên tử vùng vịnh Cuba xảy ra vào năm 1962 (1). Chính quyền Hoa Kỳ đã khám phá ra rằng Liên Xô đã bí mật xây dựng các căn cứ hỏa tiễn tại Cuba. Bởi đảo Cuba nằm trong vùng biển Caribbean, nằm ngay “cửa sau” của Hoa Kỳ, do đó việc làm của Liên Xô là mối đe doạ cho nền an ninh Hoa Kỳ.
Sai Một Chút Thì Tu Tập Không Có Cảm Ứng
Nhiều người tu tập đã nhiều năm, nhưng vẫn chưa thành tựu được nhiều. Tại sao vậy? Đó là bởi vì lúc chúng ta lạy Phật, chúng ta không làm như mình đang lạy Phật, và khi chúng ta niệm danh hiệu Phật, thì chúng ta không như đang niệm Phật. Hành động của chúng ta luôn bị chút ô nhiễm. Ví dụ như khi chúng ta đang tụng kinh, chúng ta không nên bị chi phối bởi bất cứ những gì xảy ra chung quanh mình. Nếu có tiếng gõ cửa, chúng ta không nên quay lại nhìn để xem ai đến. Hoặc chúng ta cũng không nên nhìn coi là ai đang bước xuống lầu. Làm như vậy là đã bị chuyển bởi âm thanh. Chính vì chúng ta chưa bỏ được những thói quen xấu này nên chúng ta không được một sự cảm ứng nào khi tụng kinh.
Về Nhân Quả
Tại sao người ta phạm giới? Đó là vì người ta không hiểu. Người ta hồ đồ. Đó chính là nguyên nhân người ta tạo nghiệp. Và khi đã tạo nghiệp sát sanh, người ta sẽ phải chịu quả báo sát sanh. Nghiệp trộm cắp thì sẽ dẫn đến báo nghiệp mất trộm. Nghiệp tà dâm thì sẽ chịu báo ứng của tà dâm.
Niềm Hãnh Diện Về Con Trai Tôi – Những Lời Chân Thành Của Thân Mẫu Một Vị Tỳ Kheo
Con trai tôi là Christopher Clowery, trở thành một Phật tử sau khi học tiếng Trung Hoa, đầu tiên là tại trường Trung Học DeVilbiss, sau đó tại Đại Học Oakland, nơi anh nhận văn bằng Cử Nhân, và tại Đại Học Berkeley nơi được học bổng Danforth. Sau đó, anh phiên dịch bản Kinh Phật Giáo để làm luận án Cao Học tại Đại Học Berkeley và thấy rằng bản kinh đã cho anh câu trả lời cho việc tìm kiếm niềm tin
Khai Thị
Tuyển Tập các bài khai thị của Hoà Thượng Tuyên Hoá
Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược Giảng
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA gồm có bảy quyển, chia thành hai mươi tám phẩm. Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ hai mươi lăm, nhưng trong bản kinh văn xưa thì là thứ hai mươi bốn, vì trong đó thiếu một phẩm Ðề-Bà-Ðạt-Ða (phẩm thứ mười hai). Phẩm Phổ Môn diễn bày công đức thần thông diệu dụng và cảnh giới không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Có mười nhân duyên nói phẩm Phổ Môn này; đó là 1) Nhân Pháp, 2) Từ Bi, 3) Phước Huệ, 4) Chơn Ứng, 5) Dược Châu, 6) Hiển Mật, 7) Quyền Thật, 8) Bản Tích, 9) Duyên Liễu, và 10) Trí Ðoạn.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
...Ðức Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi: "Ví dụ trong cõi Tam Thiên Ðại Thiên thế giới có bao nhiêu cỏ, cây, lùm, rừng, lúa, đay, tre, lau, núi, đá, bụi bặm, cứ mỗi vật một số, mỗi số là một sông Hằng; rồi cứ số cát trong mỗi sông Hằng, mỗi hạt cát làm một cõi giới; rồi trong mỗi cõi giới, cứ mỗi hạt bụi làm một kiếp; rồi bao nhiêu số bụi chứa trong mỗi kiếp đều đem làm kiếp cả; thì từ lúc Ðịa Tạng Bồ Tát chứng quả vị Thập Ðịa đến nay, ngàn lần lâu hơn số kiếp tỷ dụ ở trên, huống là từ những thuở Ðịa Tạng Bồ Tát còn ở bậc Thanh Văn và Bích Chi Phật!"...
Liễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ Huấn là quyển sách khuyến dạy tu thiện, giúp xây dựng lại và củng cố nền tảng căn bản làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,Tín. Khổng giáo nhắm đến xây dựng con người quân tử lương thiện, xã hội đại đồng, mọi người giúp đỡ lẫn nhau không vị kỷ. Khoa cử, công danh nhằm tuyển chọn hiền tài, nhưng qua thời gian các tư tưởng nguyên thủy của Khổng Tử bị biến chất, lạm dụng, diễn dịch sai lạc; người đời dùng khoa cử, công danh để làm phương cách tiến thân tìm hưởng thụ cho bản thân, trái hẳn tinh thần Đại Đồng nguyên thủy của Khổng Tử. Qua quyển Liễu Phàm Tứ Huấn, chúng ta có thể thấy được con người không bị vận mạng trói buộc, và có thể sửa đổi vận mạng tốt đẹp hơn bằng cách làm thiện, tu đức khiêm nhường, gây tạo âm đức.... Hy vọng người đọc dùng tinh thần giải thoát vô ngã của Phật giáo để hành thiện, giúp mình và người cùng tu phước huệ, vựợt qua vận mạng, đồng lên bờ giải thoát.
Chúng Ta Đang Dần Đánh Mất Quy Củ
Trong những năm qua, tôi nhận thấy mọi người không còn nói rằng họ sẽ đến tham dự lễ Tưởng Niệm Niết Bàn Hòa Thượng Tuyên Hóa, mà thay vào đó là tham dự Đại lễ Truyền Cúng. Dấu hiệu đó đã cho thấy người ta đã quên đi ý nghĩa thực sự của sự tưởng niệm ngày Hòa Thượng Tuyên Hóa nhập Niết Bàn và biến Đại lễ Truyền Cúng trở thành lễ chủ yếu của ngày đó. Tại sao tôi đặc biệt nói về hiện tượng này? Là vì tôi không muốn ngày tưởng niệm trở thành ngày lễ ẩm thực cho tất cả chúng ta. Nếu như vậy, tôi thực sự cảm thấy buồn cho Hòa Thượng.
You must be logged in to post a comment.