Phật Pháp

Phật Pháp2016-11-02T04:53:55-07:00

Giới Thiệu: Giáo dục là nguyện vọng suốt cuộc đời tôi

Để tôi kể cho quý vị nghe, mặc dù tôi là người xuất gia, giáo dục luôn là nguyện vọng suốt cuộc đời tôi. Nếu có người nào trong quý vị tin tưởng tôi, xin hãy cống hiến bản thân mình cho giáo dục. Chúng tôi muốn cải cách trường học, nhưng không phải một cách mù quáng. Tôi đã từng lập một trường tình nguyện khi tôi chỉ mới mười tám tuổi, và một mình tôi đã dạy hơn ba mươi người. Giáo dục là nền tảng để làm người. Nó là nền tảng cho cả thế giới;

04-28-2016|Categories: Giáo Dục, Khai Thị, Phật Pháp|

Giới Thiệu: Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo

Khi tôi xuất gia, tôi muốn tìm ra lý do tại sao nghĩa lý vi diệu của Phật gíao chỉ được một số ít người trên thế gian tu học, còn giáo lý của đạo Tin Lành cùng Thiên Chúa lại được phổ cập toàn cầu. Nghiền ngẫm nghiên cứu mãi, tôi phát giác ra rằng vì các đệ tử của Phật chưa phiên dịch kinh điển Phật gíao ra ngôn ngữ văn tự của các nước trên thế giới. Ngược lại, đạo Thiên Chúa và Tin Lành đã phiên dịch 'Thánh Kinh' của họ ra ngôn ngữ của mọi quốc gia, khiến ai ai đọc qua liền hiểu ngay.

04-28-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Giới Thiệu: Xây Dựng NềnTảng Phật Giáo Tại Hoa Kỳ

Tôi biết tôi chỉ là một người tầm thường, lời nói của tôi không có giá trị gì ở Trung Hoa cả. Tôi không có bất kỳ địa vị nào, và vì vậy dầu tôi có la đến đau rát cổ họng cũng chẳng có ai muốn tin tôi. Vì vậy mà tôi phát nguyện sẽ làm một sự khởi đầu mới tại phương Tây bằng cách chấn chỉnh lại Phật giáo, khiến cho Phật giáo nơi này được hưng thịnh, để mọi người biết rõ Phật giáo thật sự là gì.

04-28-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Hòa Thượng Hải Đăng

Thầy Hằng Thật vẫn còn nhớ rõ ngày đầu tiên Hòa thượng Hải Đăng đến phi trường San Francisco.  “Thầy Hải Đăng ra khỏi máy bay và mặc một chiếc áo lạnh cũ có mũ trùm, không phải là loại áo tốt mà là một loại áo lạnh thường thấy ở Costco hoặc Walmart.  Thầy còn mang một chiếc túi xách lỗi thời được làm bằng ny lông mà hãng hàng không thường phát cho bạn để đựng giày hoặc những vật dụng khác của bạn mỗi khi đi máy bay...

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Biết Cách Ăn Cơm

Tại Chùa Kim Phật, lúc chúng ta dùng cơm, không có ai nói chuyện, như thế là để làm gì? Chính là để chuyên chú nhứt tâm của mình vào bữa ăn, không cho vọng tưởng điên đảo, chỉ chú tâm ăn cơm. Quý vị phải biết, con người chúng ta không biết cách ăn cơm, sẽ sanh ra bịnh; nếu như các vị biết phải ăn cơm thế nào, sẽ không bị bịnh. Quý vị biết ăn, tức có thể tiêu tai sống thọ, tăng trưởng phước huệ; quý vị không biết cách ăn, sẽ dễ sanh bịnh, chuốc phải một thứ bệnh khó chữa trị.

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Đừng Nuôi Dưỡng Lòng Tham Trong Việc Thắp Hương và Lễ Phật

Thắp hương như là một biểu hiện về lòng kính trọng của chúng ta. Nếu như đã có một vài cây hương trong lư hương rồi thì chúng ta không cần phải thắp thêm hương nữa. Hương đốt ngày nay lại rất tốn kém, vậy thì tại sao chúng ta lại lãng phí như vậy. Quý vị nên quan tâm về vấn đề này. Bất kỳ việc gì, chúng ta đều muốn hiểu những đạo lý đằng sau việc đó, đừng nên mù quáng làm theo người khác, nghĩ rằng “Mọi người đang  đổ xô đi thắp nhang, như vậy việc đó hẳn là một điều tốt”. Thật ra, những người đó đang gây tạo nghiệp trong Phật giáo.

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Án Ma Ni Bát Di Hồng

Mật tông chuyên nghiên cứu về lời và ý nghĩa của thần chú. Phật giáo phân thành năm tông phái là: Thiền tông, Giáo tông, Luật tông, Mật tông và Tịnh Độ tông. Thiền tông chuyên về tham thiền tĩnh tọa; Giáo tông chuyên về giảng kinh thuyết pháp; Luật tông thì tu trì, nghiêm tịnh giới luật, làm mô phạm trong ba cõi. Về Mật tông, thì “mật” là bí mật, là “không biết lẫn nhau” (hỗ bất tương tri). Tịnh Độ tông thì chuyên trì danh hiệu, niệm sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật”.

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Vị Thầy Luôn Đáp Ứng Lời Cầu Nguyện

Tôi có một câu chuyện kể về Sư Phụ. Trong thời gian còn ở chùa Vạn Phật, một hôm tôi nhận được một cú điện thoại. Ở đầu dây là Sư phụ và Ngài hỏi: “Con có rảnh không?”. “Dạ có”, tôi đáp. “Con cần phải đi Phoenix, Arizona. Có một người đệ tử bên đó muốn cúng dường cho chúng ta một chiếc xe buýt. Con nên gặp người này, ông ta hiện đang ở trong tù”. Tôi nhận công việc này và ngày hôm sau đáp xe đò Greyhound lên đường đi Phoenix,Arizona

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Không Nên Cho Rằng Năm Thứ “Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy” Là Đơn Giản

Quý vị không nên cho rằng năm thứ “Tài, sắc, danh, thực, thùy” là đơn giản. Trước khi chưa chứng quả, năm thứ này không thể đoạn được; sau khi chứng quả, cũng không nhất định đã đoạn hết hoàn toàn. Vì vậy, Vạn Phật Thánh Thành chúng tôi giảng giải cho quý vị diệu pháp chứng quả; quý vị không nên coi thường những pháp đó.

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Hòa Thượng Tuyên Hóa Trong Tâm Tôi  

Để rút ngắn lại một câu chuyện dài, tôi được biết Hòa Thượng lần đầu tiên tại chùa Kim Sơn năm 1973 khi tôi thọ Tam Quy. Ba năm sau, vào năm 1976, tôi đến chùa Vạn Phật để thọ giới Tỳ-kheo. Ở  chùa Kim Sơn cũng như Vạn Phật Thánh Thành, người ta hầu như không hề nghe những danh từ như “Khai ngộ” và “Thần thông”. Vậy chúng tôi đã nghe những gì? Những từ ngữ mà người ta thường nghe nhắc đến là “Đạo đức”, “Đạo hạnh và Luân Lý”, “Tập khí “, “Thói xấu” và “Khuyết điểm”.

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phẩm Hiền Thủ 2

Hôm nay, chúng ta bắt đầu đả Thiền thất, tuần trước, chúng ta đả Đại Minh thất, tôi không biết quý vị đã “minh” (sáng, giác ngộ) hay chưa? Bây giờ, lại đả Thiền thất, Thiền thất này so với Đại Minh thất thì hơi vất vả, càng không dễ ngồi, nhưng quý vị vẫn phải thử một lần xem. Bây giờ  tôi nói cho quý vị nghe phương pháp đả Thiền thất. Mỗi người nếu có thể ngồi kiết già thì tốt hơn, khi ngồi đừng sợ đau chân, có thể nhẫn chịu được thì nhẫn; nếu nhẫn chiu không được thì mới buông chân ra, nhưng tốt nhất là nên chịu đau, đây là vấn đề chân.

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phẩm Hiền Thủ 1

Hiền tức là thánh hiền. Sao gọi là thánh hiền? Thánh hiền là người mà từng giờ từng phút thường tự soi tâm mình, không khởi vô minh phiền não, cũng chẳng khiến người khác sanh khởi vô minh phiền não; chính là muốn làm cho nghiệp chướng của mình rỗng không, muốn chiếu soi phá trừ nghiệp chướng của chính mình và không làm cho người khác tăng thêm nghiệp chướng. Cho nên nói: Những gì mình không muốn thì chớ trao cho người

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Tùy Hỷ Công Đức

“Tùy” nghĩa là thuận theo hay theo cùng, “hỷ” là hoan hỷ, “công” là công đã lập được, “đức” là đức hạnh đã làm. Tùy hỷ cũng có thể gọi là người khác vui theo những công đức mình đã làm, cũng có thể nói là mình vui theo những công đức mà người khác đã làm. Quý vị muốn sám hối nghiệp chướng nhất định phải tùy hỷ công đức, muốn vun trồng vô vàn công đức thì phải sám hối nghiệp chướng của mình.

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

ĐI TÌM TÔN GIÁO CỦA TÔI

Thầy Hằng Thật là người thích nói. Nếu bạn đi dạo quanh trong tu viện Phật giáo Berkeley, nơi Thầy đang trụ trì, và may mắn gặp được Thầy thì có thể Thầy sẽ mời bạn ngồi uống một tách trà và đàm luận về mọi chuyện, từ Kinh sách Phật giáo Trung Hoa cổ điển cho đến những cái hay và không hay của hệ điều hành Macintosh mới ra đời. Trước khi kịp nhận ra thì bạn đã nói chuyện suốt 2 giờ đồng hồ rồi. Kỳ thực, bạn ngồi nghe còn hầu hết là Thầy nói.

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Giới thiệu về Sư Cô Hằng Trì

Vào mùa xuân năm 1968, cô Hằng Trì, lúc đó còn là một cư sĩ tại gia, cô cùng một nhóm sinh viên của trường đại học Washington đến vùng Phố Tàu của thành phố Cựu Kim Sơn để dự một khoá thiền dài một tuần. Đó là lần đầu tiên cô được tiếp xúc về Phật Giáo và cũng là lần đầu tiên cô được gặp Hòa Thượng, trong lúc ngài hướng dẫn khóa tu học và thuyết giảng nhiều bài khai thị.

04-27-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|
Go to Top