Phật Pháp

Phật Pháp2016-11-02T04:53:55-07:00

Về Thói Quen Học Hành

Những ai đang đọc kinh văn, hãy đặt lên bàn chứ đừng có để trên bụng. Thứ nhất, để kinh sách trên bụng là thiếu tôn kính Tam bảo. Ở đây chúng ta có bàn, cho nên quý vị có thể đặt kinh sách lên bàn khi đọc. Nếu để kinh trên bụng rồi khom lưng để đọc thì trông xấu lắm.  Mà làm thế, quý vị cũng dễ ngủ gật, như vậy là thiếu tôn kính Pháp.

04-26-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Kệ thỉnh Phật trụ thế

Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ tát Ma Ha Tát muốn nói lại nghĩa ấy, Ngài quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng:

Tất cả chư Phật trong ba đời
Ở nơi thế giới khắp mười phương
Tôi đem thân ngữ ý trong sạch
Khắp lạy chư Phật không hề sót
Sức oai thần hạnh nguyện Phổ Hiền
Phân thân hiện khắp trước Như Lai
Một thân lại hiện sát trần thân
Mỗi thân lạy khắp sát trần Phật

04-26-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Vì Sao Có Thiên Tai?

Thế giới này vì sao mà xấu xa đến như vậy? Đó là do lòng ích kỷ của con người gây ra, ai cũng ích kỷ, đó chính là lòng tham. Người có tâm tham thì không chịu làm lợi cho người khác. Quý vị không chịu làm lợi cho người khác, và người khác cũng không chịu làm lợi cho người khác nữa, do vậy, thế giới này ngày càng có sự tranh đấu quyết liệt.

04-25-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Đàm Thoại Cùng Nữ Tu Sĩ Thiên Chúa Giáo

Chúng ta vừa cùng các Sơ nghiên cứu về cách sáng lập hệ thống học đường rất thành công trong quá khứ của Thiên Chúa giáo, cùng chế độ nghiêm cẩn của những vị Linh mục và các Sơ tịnh tu. Căn cứ theo hai mươi năm gần đây, nhiều vị Linh mục và các Nữ tu sĩ đã rời khỏi truyền thống của chế độ tu nhà dòng, và hiện nay có rất nhiều Sơ ở một mình....

04-25-2016|Categories: Khai Thị, Pháp Thoại, Phật Pháp|

Nếu thực sự tu hành, thì thiên ma không thể nào nhập vào được

Vấn đề này quí vị đừng nên hiểu một cách cứng nhắc, lời kinh dạy ra sao, đều chỉ là một cách diễn đạt để người nghe hiểu, chứ không nhất định phải là như vậy. Quí vị cần phải biết rằng ở đây không phải chỉ có năm mươi loại,  mà đến năm trăm loại, năm ngàn loại, năm vạn loại, nhiều không nói hết được. Năm mươi hiện tượng ấm ma này là một cách nói tổng quát.

04-25-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Việc Bị La Mắng

Những gì chúng ta đang nói làm tôi nhớ lại lúc tôi còn ở tại đường Sutter, San Fransico. Lúc ấy tôi sống một mình và không có ai phụ giúp cả, cho nên tôi quyết định bảo lảnh một pháp sư từ Đài-Loan sang Mỹ. Lúc đầu tôi đã chuẩn bị mọi hồ sơ thủ tục cho ông ta nhưng rồi ông ấy lại quyết định không đi.  Thật ra là vì ông ta đã quyên được khá nhiều tiền tại Đài-Loan với lý do là cần ngân quỹ để đi nước Mỹ. Sau khi được phật tử cúng dường một số tiền khá lớn thì ông ấy huỷ bỏ chuyến đi.

04-25-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Về Nguyên Nhân Của Dịch Cúm

Gần đây đã có nhiều người mắc phải bịnh cúm. Hôm qua Quả Ninh  có nói với tôi là có nhiều người trong số quý vị đây bị ngộ độc thức ăn và e rằng sẽ mất mạng. Thầy định bảo Quả Tốc là không nên ăn các thức ăn đó, nhưng vì biết Quả Tốc sẽ không chịu nghe nên thầy mới đến báo tôi hay để tôi có thể bảo cho Quả Tốc biết. Cho nên hôm nay chúng ta không có ăn các thực phẩm của ngày hôm qua. Các loại khoai tây nên dùng liền trong ngày sau khi đã được bầm nhỏ, không nên ăn thứ đó qua ngày hôm sau vì lúc đó nó đã đổi màu và có sự thay đổi trong hóa chất.

04-25-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Thủy Kính Hồi Thiên Lục

Tai ương ách nạn là do sát nghiệp sanh ra, sát nghiệp là do tâm sanh ra; nếu tâm không sanh lòng giết hại, lòng trộm cướp, lòng tà dâm, lòng nói dối, lòng uống rượu mà lại nghiêm trì năm giới, siêng tu tam vô lậu học (giới, định, huệ), thì tất cả ác nghiệp liền được tiêu trừ. Khi đó thì “bổn lai diện mục” không khó nhận thức, “bổn hữu trí huệ” tất tự nhiên hiện tiền. Cảnh vật ở nơi này kỳ diệu biết bao không nơi nào có được. “Bổn địa phong quang” có lý thú kỳ diệu riêng mà ý vị thật vô cùng tận!

04-25-2016|Categories: Giáo Dục, Khai Thị, Phật Pháp|

Thông báo của Vạn Phật Thánh Thành

Nhằm giúp hộ trì gia phong của chùa Vạn Phật Thánh Thành, yêu cầu xin đừng cúng dường bất kỳ các sản phẩm thịt chay giả cho chùa Vạn Phật. Những sản phẩm này bao gồm thịt heo nguội chay, thịt cừu chay, lòng heo chay, bò khô chay, patê chay, đùi gà chay, cánh gà chay, mực chay, cá viên chay, tôm viên chay, nhồi (lạp xưởng) chay, gà nướng chay, thịt viên chay, hoặc bất cứ sản phẩm nào có tên thịt.

04-25-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp, Tin Tức|

Lưu ý về thực phẩm chay giả mặn

Đài Loan đã ban hành các đạo luật mới về việc dán nhãn các thực phẩm chay với mục đích đảm bảo những thực phẩm này là chay .  Những đạo luật này ra đời như một phản ứng đối với việc thuật ngữ "chay" bị người ta lạm dụng một cách rộng rãi. Lấy ví dụ, Phòng Tin tức Điều Tra Đài Loan,trong một nghiên cứu về các nhà cung cấp (thực phẩm chay) tại Đài Bắc, đã phát hiện ra rằng hơn 50% các thực phẩm được chế biến cho người ăn chay có chứa thịt.

04-22-2016|Categories: Pháp Thoại, Phật Pháp, Tin Tức|

Về sự đón tiếp các vị khách tăng tại phi trường

...Tôi mong là sẽ có nhiều người đến đó chào đón vị pháp sư này. Khi tôi đến New York vào mùa Xuân vừa rồi thì không có ai ra đón tôi tại phi trường. Quả Tucó hỏi tôi là: “Sao không có thầy nào ra chào mừng Sư phụ cả?”. Lý do không có ai chào đón tôi là vì trong quá khứ tôi đã từng không nghênh tiếp người khác.

04-22-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Sáu đại tông chỉ là  pháp môn Tâm Địa

Đối với chúng ta, những người xuất gia theo Hòa Thượng tu hành, tâm ô trược của chúng ta đều được Ngài thanh lọc. Ngài mang đến cho thế gian này sáu đại tông chỉ: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Sáu tông chỉ này là pháp môn Tâm Địa ; có thể khiến tâm chúng ta được thanh tịnh và sáng suốt. Đó là hạnh bố thí ba-la-mật của bồ-tát.

04-22-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Kho Pháp Bảo Vô Tận

Vào năm 1989, ở Đài Loan có rất nhiều người đầu cơ vào thị trường chứng khoán và chơi xổ số. Khi Hòa Thượng bước xuống máy bay sau chuyến đi đến Đài Loan để chủ trì Pháp Hội Đại Bi Quan Âm Hộ Quốc Tiêu Tai, Ngài nói “Tôi đã sẵn sàng chết đói tại Đài Loan. Tôi nguyện hồi hướng công đức tới người dân Đài Loan, nguyện gánh chịu khổ đau của họ về mình”.

04-22-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Phẩm Thứ Tư THẾ GIỚI THÀNH TỰU

Thế là chỉ về ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Giới là một không gian, một nơi chốn có giới tuyến, có giới hạn. Vì không gian này, nơi chốn này có giới tuyến có giới hạn và phương hướng được phân biệt, cho nên còn được gọi là phương giới hay phương phân. Thế giới này được thành tựu như thế nào?

04-21-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Lạm Bàn Đầu Kinh

Khi giảng kinh, có người giải thích Ngũ thời Bát giáo theo quan điểm tông Thiên Thai, có người giải thích theo tông Hiền Thủ. Theo Trí Giả đại sư, người sáng lập ra tông Thiên Thai đem một đời giáo hóa của đức Như Lai chia làm “Ngũ thời Bát giáo”; dùng “Ngũ thời” để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời là thời Hoa Nghiêm, thời A Hàm, thời Phương Đẳng, thời Bát Nhã, thời Pháp Hoa và Niết Bàn.

04-21-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Tướng Trạng Của Tâm

Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng : Tướng trạng này tổng quát thì có tám loại. Tám loại là gì ? là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.

04-21-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|

Kinh Hoa Nghiêm Lược Giảng – Phần Tựa

Bộ Kinh Hoa Nghiêm này chính là kinh của Pháp Giới, cũng chính là kinh của Hư Không. Tận cõi hư không cùng khắp Pháp Giới, không một nơi nào chẳng phải là trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm. Mà trú xứ của Kinh Hoa Nghiêm chính là trú xứ của Phật cũng chính là trú xứ của Pháp, cũng chính là trú xứ của Hiền Thánh Tăng, cho nên khi Phật mới thành Chánh Giác, liền nói bộ Kinh Hoa Nghiêm này giáo hóa tất cả Pháp thân Bồ Tát.

04-21-2016|Categories: Khai Thị, Phật Pháp|

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng – Phẩm Tựa

“Tôi nghe như vầy”: như vầy là “tín thành tựu”; tôi nghe là “văn thành tựu”. Pháp như vầy mới có thể tin, pháp không như vầy thì không thể tin; cho nên “như vầy” chính là “tín thành tựu”. Phàm những kinh điển Phật nói đều có sáu loại thành tựu, đó là: tín thành tựu, văn thành tựu, thời thành tựu, chủ thành tựu, xứ thành tựu và chúng thành tựu.

04-21-2016|Categories: Khai Thị, Kinh Điển, Phật Pháp|
Go to Top